Tổ chức tốt các hoạt động trong tập thể học sinh

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 72 - 73)

II. Hệ thống các phương pháp giáo dục

d. Tổ chức tốt các hoạt động trong tập thể học sinh

Tổ chức tốt các hoạt động trong tập thể học sinh là việc tổ chức các hoạt động và giao lưu hướng vào thực hiện các mục tiêu chung của tập thể.

Hoạt động này giúp củng cố sự gắn kết giữa các thành viên trong tập thể. Phương pháp thực hiện:

- Việc tổ chức hoạt động tập thể có thể thông qua các hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tổ chức các hoạt động trong giờ lên lớp là tổ chức hoạt động học tập văn hóa, được tiến hành theo thời khóa biểu và được quy định chặt chẽ trong kế hoạch dạy học ở trường phổ thông, được thực hiện chủ yếu dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp của giáo viên bộ môn.

Sự tác động của giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động này thường thông qua giáo viên bộ môn và tập trung vào giáo dục ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh.

Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp là việc giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động nối tiếp hoạt động dạy học trên lớp.

Việc tổ chức hoạt động này thể hiện ở chỗ giáo viên chủ nhiệm tổ chức các tiết sinh hoạt lớp, các hoạt động ngoại khóa về văn hóa thể thao, các hoạt động tham quan, dã ngoại, hoạt động giáo dục hướng nghiệp… cho học sinh.

2.2.3. Giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức

Giáo dục học sinh chậm tiến về đạo đức là hoạt động của giáo viên hướng vào loại bỏ những quan điểm, phán đoán và đánh giá, hành vi không đúng đắn của học sinh đồng thời giúp các em có phán đoán, đánh giá và hành vi đúng đắn.

Hoạt động này giúp giáo viên khắc phục được tình trạng chậm tiến về đạo đức của học sinh.

Cách thực hiện:

- Xác định các nguyên nhân chậm tiến.

- Xác định các con đường và các phương tiện để làm thay đổi nhận thức, hành động và thói quen không tốt.

- Tổ chức học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể có ích cho xã hội.

- Xây dựng một hệ thống các yêu cầu và các biện pháp kiểm tra, các phương tiện khuyến khích, khen thưởng.

3. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp và kế hoạch tổ chức một hoạt động giáo dục giáo dục

3.1. Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp3.2. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch chủ nhiệm lớp 3.2. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch chủ nhiệm lớp

Nội dung và phương pháp công tác giáo viên chủ nhiệm lớp là những hoạt động, cách thức mà giáo viên cần thực hiện trong quá trình quản lý, giáo dục học sinh nhằm thực hiện mục đích giáo dục toàn diện học sinh.

Để lập kế hoạch phải xác định các công việc, các hoạt động, mục tiêu, thời gian thực hiên và nhân lực, vật lực

Chú ý: tham khảo kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp. 4. Những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp

4.1. Yêu cầu về tri thức

Có hiểu biết sâu rộng, có kiến thức về PP giáo dục và PP giáo dục cá biệt

4.2. Yêu cầu về kỹ năng

Có kỹ năng thiết kế tổ chức các hoạt động

4.3. Yêu cầu về phẩm chất

Có lý tưởng, thế giới quan khoa học, có đạo đức tốt, tình cảm nghề nghiệp, có lòng yêu con trẻ, gương mẫu ...

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 72 - 73)