Phương pháp khen thưởng

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 55 - 57)

II. Hệ thống các phương pháp giáo dục

a.Phương pháp khen thưởng

Khen thưởng là PP biểu thị sự hài lòng của nhà GD, của các cấp quản lý về những thành tích mà cá nhân hay tập thể đã đạt được trong học tập và tu dưỡng tạo nên trạng thái tâm lí phấn khởi, tự hào của người được khen thưởng, từ đó mà phấn đấu tốt hơn để giành những thành tích cao hơn.[Phạm Việt Vượng,

Giáo duc học, tr 290 NXBĐHSPHN 2008]

Việc khen thưởng có tác dụng tác động vào động cơ, nhu cầu, tình cảm, niềm

tin của con người, nó làm cho người ta phấn khởi, tạo ra sự hưng phấn, kích thích nhu cầu và tính tích cực hoạt động của người được khen thưởng.

Đối với học sinh, việc khen thưởng rất có hiệu quả, vì các em rất nhạy cảm với những đánh giá, tác động từ bên ngoài vào, đặc biệt là từ phía người lớn.

Khen thưởng trong nhà trường có các hình thức khen ngợi cụ thể sau:

- Nhà giáo dục bày tỏ sự hài lòng, đồng ý bằng lời khen hay nụ cười khích lệ;

- Tuyên dương thành tích của cá nhân, của tập thể trước tập thể;

- Các cấp quản lý cấp giấy khen, bằng khen, tặng phần thưởng cho những cá nhân, tập thể do đạt thành tích tốt trong học tập và tu dưỡng;

Điều lệ trường phổ thông quy định như sau về khen thưởng học sinh:

Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:

- Khen trước lớp, trước trường;

- Khen thưởng cho học sinh tiên tiến, học sinh giỏi;

- Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đoạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Các hình thức khen thưởng khác.

Chú ý: các hình thức trên có thể kết hợp với nhau và kết với thưởng về vật chất tùy theo mức độ đạt thành tích và điều kiện cụ thể.

Yêu cầu thực hiện:

- Đa dạng các hình thức, biện pháp khen thưởng tùy theo đối tượng, tình huống giáo dục.

- Khi khen thưởng phải làm cho học sinh hiểu rằng khen thưởng là để thể hiện việc mọi người rất trân trọng, khuyến khích và đánh giá cao những việc làm tốt.

- Khen thưởng phải dựa trên sự đánh giá động cơ và phương thức, kết quả hoạt động.

- Khen thưởng phải khách quan công bằng, hợp lý, đúng người, đúng việc, đúng thời điểm

- Khen thưởng phải được đông đảo các thành viên trong tập thể thừa nhận và dư luận hoan nghênh.

- Cá nhân hay tập thể được khen thưởng phải cảm thấy xứng đáng, tự hào phấn khởi, có giá trị khích lệ họ phấn đấu trong những thành tích cao hơn.

- Động viên khuyến khích những em lần đầu tiên đạt được thành tích dù là chưa thực cao để làm đà cho những phấn đấu mới.

- Khen ngợi, động viên về mặt tinh thần là chính. Không nên lạm dụng việc động viên bằng vật chất vì dễ tạo ra động cơ không tốt.

(Nhà giáo dục học A.X.Macarenco đã nói: Cẩn thận trong cả với sự khuyến khích. Không bao giờ được tuyên bố trước một quà tặng hoặc một phần thưởng

nào đó. Tốt nhất là chỉ nên hạn chế ở một lời khen và sự tán thưởng. Niềm vui trẻ thơ, niềm hân hoan, sự giải trí được đem đến cho trẻ không phải ở phần thưởng vì một hành động tốt mà ở sự thỏa mãn những nhu cầu tự nhiên.)

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 55 - 57)