Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của học sinh lớp mình chủ nhiệm

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 67 - 68)

II. Hệ thống các phương pháp giáo dục

d. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của học sinh lớp mình chủ nhiệm

- Xác định mục tiêu giáo dục cho cấp học và lớp học mình phụ trách.

- Tìm hiểu đặc điểm học sinh: đặc điểm của lớp nói chung, của cá nhân học sinh nói riêng.

- Xây dựng tập thể tự quản của lớp nhằm đảm bảo cho lớp thực hiện được các mục tiêu giáo dục toàn diện.

- Thực hiện các tác động giáo dục đảm bảo sự thống nhất giữa tính toàn diện và tính cá biệt.

- Đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng toàn diện của lớp, từng học sinh một cách thường xuyên, liên tục và hệ thống.

Yêu cầu:

- Giáo viên giữ vai trò tổ chức, điều khiển; học sinh giữ vai trò là người chủ động tiếp nhận tác động giáo dục.

c. Phối hợp và thống nhất các tác động để giáo dục học sinh lớp mình chủ nhiệm nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm lớp là người có vai trò chính, là cầu nối trong sự phối hợp và thống nhất về yêu cầu và tác động giáo dục giữa các lực lượng giáo dục nhằm tác động một cách toàn diện đến nhân cách học sinh.

Yêu cầu:

Để thực hiện được điều này giáo viên chủ nhiệm phải làm các công việc như sau: - Chủ động tổ chức, phối hợp các giáo viên giảng dạy các bộ môn của lớp với các tổ chức đoàn, đội để điều hoà chương trình, thống nhất về phương pháp, tiến trình giảng dạy – giáo dục theo mục tiêu giáo dục năm học một cách hiệu quả.

- Chuyển tải những chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng, Nhà nước, mục tiêu giáo dục – đào tạo của nhà trường đến các tổ chức xã hội và đến cha mẹ học sinh, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ.

- Thay mặt cho hiệu trưởng nhà trường liên kết và phối hợp với các lực lượng giáo dục ở địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội để phối hợp và thống nhất trong công tác giáo dục học sinh.

- Có thể khẳng định trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm như thế nào thì lớp học sẽ như thế. Hiệu quả công tác của người giáo viên chủ nhiệm được thể hiện chính trong các sản phẩm giáo dục của mình.

d. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của học sinh lớp mình chủ nhiệm nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên cập nhật những thông tin về học sinh qua đó đánh giá sự phấn đấu toàn diện của mỗi học sinh và tập thể lớp.

- Phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình học sinh để báo cáo cho hiệu trưởng và hội đồng giáo dục về kết quả tu dưỡng, rèn luyện của các em.

- Việc kiểm tra, đánh giá cần dựa trên nhiều kênh thông tin.

- Việc thu thập thông tin phải được cập nhật thường xuyên, được ghi chép lại cẩn thận.

- Đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể khi đánh giá học sinh.

- Thống nhất sự đánh giá của giáo viên chủ nhiệm với sự tự đánh giá của học sinh.

1.3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp

Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ của giáo viên bộ môn còn có những nhiệm vụ sau đây:

a) tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;

b) cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh, đội thiếu niên tiền phong hồ chí minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;

c) nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;

d) báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 67 - 68)