Phương pháp nêu gương

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 52 - 54)

II. Hệ thống các phương pháp giáo dục

c.Phương pháp nêu gương

Nêu gương là PP nhà giáo dục dùng những hành vi, cử chỉ, thói quen, thái độ tốt của mình hoặc của cá nhân, tập thể khác để cho học sinh noi theo, để tạo ra những xúc cảm tích cực, qua đó thôi thúc học sinh tự giác, tích cực thực hiện các hành vi phù hợp với các chuẩn mực.

Nhà giáo dục cũng có thể sử dụng những tấm gương không tốt, tấm gương phản diện và những hậu quả tiêu cực, những tác hại xấu của nó để cho học sinh phân tích, phê phán, để tác động vào cảm xúc, niềm tin của các em, từ đó các em có thái độ phản kháng, biết cách phòng ngừa, không dám làm theo hoặc từ bỏ hành vi xấu, hành vi không tốt.

Những điển hình tích cực, những tấm gương có giá trị giáo dục là bạn bè cùng lớp, cùng trường, là các hình tượng nhân vật văn học, nghệ thuật, cuộc đời, tuổi trẻ, sự nghiệp của các danh nhân văn hóa lịch sử, các nhà khoa học… nhìn thấy ngoài đời, hoặc được nêu trong sách vở, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là sự gương mẫu của nhà giáo dục, của thầy cô giáo, của cha mẹ, những người thân trong gia đình.

Những tấm gương có tác dụng tác động vào động cơ, tình cảm, niềm tin của học sinh. Những tấm gương đồng thời cũng là mẫu hành vi để học sinh bắt chước noi theo. Tuy nhiên ở đây nêu gương không phải là PP trực tiếp tổ chức, tạo ra các hoạt động để cho hành vi của trẻ được bộc lộ nên nêu gương được xếp vào nhóm PP tác động đến thái độ – kích thích và điều chỉnh thái độ của người được giáo dục.

Việc nêu gương để cho học sinh, con trẻ bắt chước noi theo bằng hành vi, thái độ, cử chỉ mẫu mực của cha mẹ và thầy cô giáo có ý nghĩa rất lớn đối với giai đoạn trẻ nhỏ, vì lúc này mọi hành vi của người lớn đều được trẻ tiếp thu một cách máy móc vì ý thức của trẻ chưa phát triển, khả năng phân biệt đúng sai, tốt xấu, thiện ác, đẹp và không đẹp ... còn hạn chế.

“Không có gì tác động lên tâm hồn non nớt của đứa trẻ bằng quyền lực của sự làm gương, còn giữa muôn vàn tấm gương, không tấm gương nào gây ấn tượng sâu sắc và bền chặt bằng tấm gương của cha mẹ và thầy cô giáo” - Novicop

Yêu cầu thực hiện PP nêu gương:

- Nhà giáo dục cần dựa vào nhiệm vụ, nội dung giáo dục cụ thể, đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh để lựa chọn tấm gương phù hợp.

- Chuẩn bị các phương tiện cần thiết liên quan đến tấm gương như tranh ảnh, phim tư liệu…

- Bằng biện pháp kể chuyện, đàm thoại, giải thích, phân tích giáo viên giúp các em ý thức được điển hình là tốt hay xấu. Trên cơ sở đó, học sinh sẽ tự rút ra kết luận phù hợp là bắt chước hay tránh những tấm gương vừa nêu.

- Sau khi nêu tấm gương, cần kích thích, khuyến khích học sinh suy nghĩ và làm theo tấm gương tốt, ức chế, ngăn ngừa học sinh suy nghĩ và làm theo những tấm gương xấu.

- Cần tránh nhắc đi nhắc lại đến mức nhàm chán, cũng như thổi phồng một điển hình, cần tìm các hình thức nêu gương khác nhau và đa dạng các tấm gương để tránh sự nhàm chán.

- Nhà giáo dục phải luôn gương mẫu trong từng hành động, cử chỉ, trong lời nói và thái độ.

- Nên nêu những tấm gương thành công mà có xuất phát điểm như một người bình thường, hoặc không có gì quá thuận lợi, thậm trí gặp bất lợi, những tấm gương đó thành công được là nhờ nỗ lực, ý chí, quyết tâm.

2. Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã

hội, bao gồm các PPGD cụ thể:

a. Phương pháp đòi hởi sư phạm

Là PP nhà giáo dục phân công công việc hợp lý cho từng cá nhân học sinh để lôi cuốn các em vào các hoạt động một cách chủ động, tự giác. Qua thực hiện công việc và hoạt động được giao sẽ hình thành ở các em hành vi, thói quen phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực xã hội.

PP giao việc nên được thực hiện từ sớm, lúc nhỏ trong gia đình, lớn lên trong các tổ chức đoàn thể theo quan điểm tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.

Học sinh ở trường còn được giao việc khi tham gia vào các phong trào xã hội như giúp đỡ người gặp khó khăn, gia đình thương binh liệt sĩ ...

Khi được giao việc, cá nhân có điều kiện được thể hiện khả năng của mình, được rèn luyện hành vi, thói quen tốt, nâng cao tình thần trách nhiệm, biết phối hợp, tư duy, sáng tạo để giải quyết công việc được giao ...

- Nhà giáo dục có thể đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ cho học sinh bằng nhiều cách, trong đó cách cơ bản nhất là tổ chức đa dạng các hoạt động thực tiễn xã hội, có ý nghĩa tốt đẹp để lôi cuốn học sinh vào các hoạt động đó.

- Học sinh nào cũng phải được giao việc dựa trên nguyện vọng, sở trường, hứng thú và năng lực của các em;

- Có biện pháp thường xuyên theo dõi, giúp đỡ, động viên, đôn đốc các em hoàn thành nhiệm vụ;

- Phát huy tính độc lập, sáng kiến và kinh nghiệm của mỗi cá nhân được giao việc;

- Khuyến khích các em hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau để hoàn thành công việc;

- Tạo điều kiện về phương tiện, môi trường và hướng dẫn PP làm việc cho các em.

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 52 - 54)