a) Nội dung nguyên tắc
2.9. Nguyên tắc chuyển từ dạy học sang tự học a) Nội dung nguyên tắc
a) Nội dung nguyên tắc
Nguyên tắc này đòi hỏi phải hình thành cho người học nhu cầu, năng lực, phẩm chất tự học để có thể chuyển dần quá trình dạy học sang quá trình tự học.
Phân tích:
Người học có thể tự mình tìm ra kiến thức cùng với cách khai thác kiến thức bằng hành động của chính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, tự tổ chức hoạt động học, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học của mình.
Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện nay đã dẫn tới sự bùng nổ thông tin và làm cho tri thức của từng người trở nên lạc hậu nhanh chóng. Để thích ứng với cuộc sống, mỗi người phải học liên tục, học suốt đời.
Bằng kinh nghiệm của bản thân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khuyên bảo thế hệ trẻ: “Học hỏi là một công việc phải tiếp tục suốt đời… Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. “Lấy tự học làm cốt, có thảo luận và chỉ đạo giúp vào”v.v... Những lời khuyên bảo đó ngày càng có ý nghĩa cấp thiết đối với thế hệ trẻ, nhất là trong giai đoạn thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay ở nước ta.
b) Biện pháp thực hiện
– Thông qua phương pháp giảng dạy của giáo viên mà thúc đẩy học sinh thực hiện có hệ thống kĩ năng làm việc độc lập nhằm lĩnh hội những tri thức về khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật mà họ ưa thích.
– Trong quá trình dạy học cần chú ý hình thành cho học sinh kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng tự tổ chức, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động tự học của mình. Thông qua làm việc độc lập khiến cho học sinh thấy rằng việc tự học không chỉ là công việc của bản thân từng người mà là mối quan tâm chung của cả tập thể lớp, của giáo viên và tập thể sư phạm.
– Trong các lần trò chuyện với học sinh cần làm cho họ hiểu rõ ý nghĩa của việc tự học trong thời đại ngày nay, tìm hiểu những khó khăn mà họ gặp phải trong việc tự học và chỉ cho họ những biện pháp khắc phục.
– Cần tận dụng những nội dung dạy học, những hoàn cảnh thuận lợi, nêu các tấm gương tự học của những nhân vật trong lịch sử đất nước, danh nhân của nước ngoài, của những học sinh trong nước, trong trường, trong lớp để giáo dục học sinh.
– Cần tổ chức phong trào tự học trong lớp, trong trường.
– Cần tăng dần tỷ trọng tự học về khối lượng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh để khi tốt nghiệp phổ thông tất cả học sinh phải được hình thành nhu cầu, ý chí đối với tự học và hệ thống những kĩ năng cơ bản cần thiết cho sự tự học.