Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 25 - 29)

a) Nội dung nguyên tắc

2.6Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh

của học sinh

a) Nội dung nguyên tắc

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải làm cho học sinh nắm vững nội dung dạy học với sự căng thẳng tối đa tất cả trí lực của họ, đặc biệt là sự tưởng tượng (tưởng tượng tái hiện và tưởng tượng sáng tạo), trí nhớ (chủ yếu là trí nhớ lôgic), tư duy sáng tạo, năng lực huy động tri thức cần thiết để thực hiện hoạt động nhận thức – học tập đã đề ra.

Tâm lí học đã khẳng định việc lĩnh hội nội dung dạy học và phát triển năng lực nhận thức là hai mặt của một quá trình, có liên hệ mật thiết với nhau. Khi lĩnh hội những tri thức khoa học thì trí não đồng thời thực hiện những nhiệm vụ nhận thức khác nhau, và cùng với điều đó, năng lực nhận thức của học sinh được phát triển.

Trong cách hiểu như trên, nguyên tắc này cần phải kết hợp với nguyên tắc tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, nghĩa là phải làm cho họ nhớ được điều đã học một cách tự giác, suy ngẫm về kiến thức, tránh lối học thuộc lòng một cách máy móc mà thiếu suy nghĩ sâu về tài liệu, dẫn đến không hiểu điều mình vừa học.

b) Biện pháp thực hiện

– Giúp học sinh kết hợp hài hoà giữa ghi nhớ chủ định và không chủ định trong quá trình lĩnh hội tài liệu học tập.

– Cần hình thành cho học sinh kĩ năng tìm những tri thức có tính chất tra cứu khác nhau để tránh việc học thuộc lòng không cần thiết.

– Cần đặt ra những vấn đề đòi hỏi học sinh phải tích cực hoá những tri thức đã học để giải quyết vấn đề, giúp họ nắm vững tri thức và tạo điều kiện phát triển năng lực nhận thức. Việc ôn tập và luyện tập cần được diễn ra một cách thường xuyên, có hệ thống.

– Cần tổ chức quá trình dạy học hợp lí để một bộ phận đáng kể những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo được củng cố tại tiết học. Muốn vậy việc trình bày tài liệu học tập của giáo viên phải lôgíc, rõ ràng, dễ hiểu, phải tác động mạnh về mặt cảm xúc.

– Giáo viên cần tiến hành kiểm tra, đánh giá và học sinh phải tự kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ xảo một cách đều đặn, toàn diện về các mặt số lượng và chất lượng tri thức, kĩ năng hoạt động sáng tạo thông qua bài tập sáng tạo, có tính chất chẩn đoán.

2.7.Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể trong quá trình dạy học.

a) Nội dung nguyên tắc

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, khi lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải không ngừng nâng cao dần mức độ khó khăn trong học tập, gây nên sự căng thẳng về mặt trí lực, thể lực một cách vừa sức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt.

Phân tích:

Dạy học vừa sức, có nghĩa là trong dạy học phải tạo nên khó khăn vừa sức,

những yêu cầu và nhiệm vụ học tập đề ra phải tương ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển trí tuệ gần nhất.

Dạy học vừa sức không có nghĩa là sức học sinh đến đâu thì dạy đến đó mà bao giờ cũng đề ra những nhiệm vụ khó khăn mà dưới sự chỉ đạo của người giáo viên, người họssc bằng sự nỗ lực của mình có thể khắc phục được. Dạy học như vậy mới có thể đi trước sự phát triển, thúc đẩy sự phát triển của học sinh.

Sự khó khăn vừa sức đối với người học khác với sự quá tải về mặt trí lực và thể lực. Sự quá tải đó sẽ làm yếu sự nỗ lực ý chí, khả năng làm việc bị hạ thấp một cách rõ rệt và làm cho học sinh sớm mệt mỏi.

Tính vừa sức đòi hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Mỗi độ tuổi gắn

liền với sự trưởng thành của những cơ quan trong cơ thể và những chức năng của các cơ quan đó, cũng như với sự tích luỹ những kinh nghiệm về mặt nhận thức và về mặt xã hội, cũng như loại hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó. Lứa tuổi thay đổi thì nhu cầu trí tuệ và hứng thú nhận thức của trẻ cũng biến đổi.

Trong cùng một lứa tuổi, học sinh cũng có những đặc điểm khác nhau về hoạt động hệ thần kinh cao cấp, về sự phát triển thể chất và tinh thần, về năng lực và hứng thú v.v… Theo định đề của Burns không thể có hai học sinh giống nhau. Vì vậy, sự vừa sức đòi hỏi phải chú ý đến những đặc điểm cá biệt. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải tiến hành dạy học và giáo dục cả lớp như một tập thể học tập, tạo điều kiện và tổ chức công tác học tập của tất cả học sinh, đồng thời phải tính tới những đặc điểm cá biệt của từng học sinh nhằm đạt được hiệu quả dạy học và góp phần làm phát triển những tư chất tốt đẹp của các em.

b) Biện pháp thực hiện

– Xác định mức độ tính chất khó khăn trong quá trình dạy học để thiết lập những cách thức chủ yếu tạo nên động lực học tập, mở rộng khả năng độc lập nhận thức của học sinh, suy nghĩ những biện pháp tiến hành chung cho cả lớp và với từng học sinh.

– Phối hợp hình thức lên lớp, hình thức độc lập hoạt động của học sinh và hình thức học tập nhóm tạo lớp. Trước tập thể lớp giáo viên đặt ra một nhiệm vụ chung và dưới sự chỉ đạo của giáo viên từng cá nhân suy nghĩ cách giải quyết. Trong thời gian đó, giáo viên giúp đỡ cho những học sinh yếu kém. Đó là hình thức phối hợp đơn giản nhất của các thành viên trong tập thể người cùng học như N. K. Cơrúpskaia đã nhận xét. Một hình thức tổ chức tiết học khác là giáo viên chỉ đạo việc thảo luận theo nhóm những ý kiến, những ý tưởng hoặc những cách giải quyết vấn đề khác nhau của từng người để đi tới kết luận chung của cả nhóm, sau đó cử đại diện nhóm trình bày ý kiến. Trên cơ sở đó, cả lớp thảo luận và đi tới kết luận chung, còn giáo viên lúc này đóng vai trò của người chỉ đạo, người cố vấn, người trọng tài. Với hình thức này thì sự phối hợp giữa hoạt động cá nhân và tập thể đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Cũng có thể từ nhiệm vụ chung, mỗi nhóm được phân công giải quyết một trong những nhiệm vụ bộ phận. Và từng thành viên độc lập suy nghĩ để tới cách giải quyết chung của cả nhóm. Các nhóm lần lượt cử người trình bày cách giải quyết nhiệm vụ bộ phận của mình. Lớp thảo luận và đi tới cách giải quyết nhiệm vụ chung. Với cách tổ chức tiết học như vậy, học sinh làm việc không đơn thuần là ngồi cạnh nhau, mỗi người tìm cách giải quyết không chỉ để cho bản thân mình mà cho cả tập thể. Trong lớp xuất hiện không khí thúc đẩy nhau tích cực suy nghĩ, có sự đồng cảm, hợp tác và kiểm tra lẫn nhau. Cách tiến hành dạy học như vậy không chỉ giáo dục tinh thần tập thể cho học sinh mà còn khiến học sinh giúp đỡ lẫn nhau làm nhiệm vụ học tập đề ra trở nên vừa sức với mỗi người.

a) Nội dung nguyên tắc

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải gây cho người học sự hấp dẫn, hứng thú, lòng ham hiểu biết và có tác động mạnh mẽ đến tình cảm của họ.

Phân tích:

Tình cảm có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người. Tình cảm có tác dụng thôi thúc con người hành động, thậm chí đến mức xả thân mình cho sự nghiệp. Những tấm gương của các nhà khoa học trước đây cũng như hiện nay đã khẳng định điều đó.

Thực tế cũng đã chứng minh công việc mà hấp dẫn thì sẽ được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả, lại ít tốn sức. Nếu ngược lại thì không những không động viên được sức lực mà còn khiến cho chủ thể bị ức chế và công việc không đạt hiệu quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học tập của học sinh cũng hoàn toàn như vậy. V.I. Lênin cũng đã khẳng định nếu thiếu tình cảm con người thì không bao giờ có sự tìm tòi chân lí. Về vấn đề này, Paxcan cũng đã nói: “Ta hiểu được chân lí chẳng phải chỉ nhờ bộ óc mà còn nhờ con tim nữa”.

Hiện nay với sự phát triển của văn hoá, khoa học, sự tiến bộ về khoa học thông tin đã tạo nên nhiều trò chơi hấp dẫn hơn so với việc học tập trong nhà trường.

Vì vậy, nếu hoạt động dạy học ở nhà trường phổ thông chỉ quan tâm đến sự phát triển tư duy, trí nhớ mà ít quan tâm đến việc bồi dưỡng tình cảm và óc tưởng tượng của học sinh thì chưa hợp lí.

b) Biện pháp thực hiện

– Thực hiện mối liên hệ dạy học với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng đất nước, với kinh nghiệm sống của bản thân học sinh. Đó là phương tiện hình thành tình cảm nghĩa vụ và nâng cao hứng thú học tập.

– Trong nội dung và phương pháp học tập cần làm sao tăng cường hoạt động tích cực tìm tòi, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, phát hiện. Điều đó sẽ tạo cho học sinh hình thành tình cảm trí tuệ.

– Cần sử dụng hình thức trò chơi nhận thức trong quá trình dạy học.

– Cần sử dụng phương tiện nghệ thuật: tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, kịch… trong quá trình dạy học, vì đó là những phương tiện tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người học. Điều này không thể khiến học sinh sao nhãng trong học tập vì khoa học và nghệ thuật đều cùng phản ánh hiện thực khách quan, chỉ có phương tiện là khác. Khoa học phản ánh hiện thực bằng khái niệm, định luật, lí thuyết, còn nghệ thuật bằng hình tượng. Cả hai cách phản ánh đó không mâu thuẫn nhau mà còn bổ sung, làm phong phú cho nhau, tạo điều kiện hình thành và phối hợp tư duy lôgíc với tư duy thẩm mĩ.

Những tác phẩm nghệ thuật được sử dụng vào những thời điểm, vị trí thích hợp, với liều lượng hợp lí trong tiết học thông qua những đồ dùng trực quan hoặc những phương tiện kĩ thuật dạy học làm cho học sinh không chỉ hình dung tốt nhất

những sự kiện, hiện tượng, mà còn làm rung động tình cảm của người học, làm phong phú tâm hồn của tuổi trẻ.

Tính cảm xúc của quá trình dạy học còn phụ thuộc vào ngữ cảnh, hoạt động học tập. Hoạt động tập thể của học sinh càng có nội dung, càng phong phú về hình thức thì càng kích thích nhu cầu hiểu biết, hứng thú đối với học tập. Vì vậy cần chú ý tổ chức hoạt động tập thể của học sinh (hình thức tham quan học tập, hình thức học tập nhóm tại lớp, hình thức ngoại khóa v.v.).

Nhân cách người giáo viên có vai trò rất lớn trong sự tác động về mặt cảm xúc đối với người học. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, thể hiện thái độ của giáo viên đối với những hiện tượng, sự kiện, tư tưởng khi trình bày bài giảng không chỉ tạo cho học sinh có tri thức về vấn đề nào đó mà còn kích thích tình cảm tương ứng.

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 25 - 29)