Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 60 - 63)

II. Hệ thống các phương pháp giáo dục

b. Phương pháp trách phạt

1.2. Đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên

1.2.1. Mục đích của lao động sư phạm

Mục đích của LĐSP là mục đích của quá trình sư phạm tổng thể: giáo dục thế hệ trẻ một cách toàn diện và hài hòa, chuẩn bị cho họ những phẩm chất và năng lực cần thiết để gia nhập một cách tích cực vào đời sống xã hội.

Theo Luật Giáo dục 2005, tại điều 2 quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Như vậy, lao động sư phạm của giáo viên cần thực hiện mục tiêu này.

Mục đích của lao động sư phạm là góp phần sáng tạo ra con người, mang tính khai sáng cho con người, từng bước cải biến con người tự nhiên thành con người xã hội, tạo dựng nên con người đáp ứng yêu cầu của thời đại.

Đặc điểm này phải được giáo viên ý thức đầy đủ và sâu sắc để các hoạt động giáo dục được tiến hành một cách sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở tính hướng đích

1.2.2. Đối tượng của LĐSP

Đối tượng của LĐSP là nhân cách học sinh đang hình thành và phát triển có trình độ nhất định về tri thức, phát triển trí tuệ, phẩm chất đạo đức.

Người học sinh là đối tượng của LĐSP có các đặc điểm sau:

- Nhân cách học sinh được hình thành do tác động của nhiều nhân tố di truyền, môi trường, giáo dục, hoạt động của cá nhân (đặt trong thể phức hợp biopsychosocial)

+Người học sinh phát triển theo những quy luật của sự hình thành con người, của tâm lí.

+Người học sinh chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố như gia đình, nhà trường, xã hội ... Những nhân tố này có thể tác động lên việc hình thành nhân cách trên nhiều mặt và theo nhiều hướng khác nhau.

Do đó LĐSP phải điều chỉnh mọi tác động từ các nhân tố đến học sinh nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

- Trong quá trình sư phạm, người giáo viên là chủ thể, người học sinh là đối tượng, là khách thể. Đồng thời, học sinh tồn tại như chủ thể giáo dục, có tính tích cực, chủ động trong việc tiếp nhận các tác động giáo dục của giáo viên.

Từ đặc điểm này, muốn đạt hiệu quả giáo dục cao giáo viên phải nghiên cứu và nắm chắc đối tượng giáo dục của mình; phải biết thiết kế và thực hiện những tác động sư phạm phù hợp quy luật và hợp lí; phải tôn trọng và phát huy vai trò chủ thể giáo dục của học sinh trên cơ sở nắm vững vai trò chủ đạo của mình.

1.2.3. Về công cụ LĐSP

Công cụ lao động sư phạm là những phương tiện giáo viên sử dụng trong hoạt động sư phạm để tác động đến học sinh nhằm thực hiện mục đích giáo dục.

- Là hệ thống tri thức, kĩ năng kĩ xảo cần thiết để thực hiện chức năng giáo dục học sinh và những dạng hoạt động mà người giáo viên thu hút học sinh tham gia một cách tích cực.

- Nhân cách của người giáo viên với tất cả vẻ đẹp của tâm hồn, trí tuệ, đạo đức có ý nghĩa lớn và có tính quyết định trong giáo dục.

- Các phương tiện tác động khác.

Đó là đồ dùng dạy học, thiết bị kĩ thuật và nhiều phương tiện dạy học mới được đưa vào nhà trường cùng với hai loại công cụ trên sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả dạy học.

Tuy nhiên cần chú ý: những phương tiện vừa kể trên dù có tân tiến hiện đại bao nhiêu thì cũng không hạ thấp được vai trò của giáo viên. Trái lại vai trò chủ đạo vẫn là ở người giáo viên và các phương tiện kĩ thuật dạy học chỉ góp phần giải phóng giáo viên khỏi những công việc không có tính sáng tạo, giảm nhẹ lao động của họ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của họ mang lại hiệu suất cao.

1.2.4. Về sản phẩm lao động sư phạm

Sản phẩm lao động sư phạm là trình độ phát triển nhân cách kết tinh trong mỗi cá nhân học sinh, biểu hiện cụ thể ở trình độ tích lũy tri thức, sự hoàn thiện kĩ năng kĩ xảo cần thiết, trình độ phát triển trí tuệ và các phẩm chất đạo đức của con người mới.

Khác với sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất, sản phẩm của lao động sư phạm là cái không biểu hiện cụ thể, không thể nhận biết được ngay mà nó đòi hỏi phải trải qua thời gian lâu dài.

Muốn “sản xuất” ra sản phẩm này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức cho người được giáo dục hoạt động và giao lưu, tổ chức quá trình nhận thức độc đáo cho học sinh.

Do đó, trong lao động sư phạm để mang lại hiệu quả của sản phẩm chúng ta cần vận dụng quá trình sư phạm tổng thể để giáo dục các em, để cho các em tham gia vào giao lưu và hoạt động lâu dài để hình thành các phẩm chất nhân cách. Theo đó:

1.2.5. Thời gian và không gian của lao động sư phạm

Thời gian lao động sư phạm của giáo viên gồm có thời gian quy định và thời gian làm việc ngoài giờ quy định.

Thời gian quy định là thời gian được quy định về mặt pháp lý trong các văn bản của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quy định về số giờ giảng dạy và các công tác khác.

Thời gian làm việc ngoài giờ quy định là thời gian ngoài quy định về mặt pháp lý gồm thời gian chuẩn bị bài giảng, chấm bài, tự bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia các công việc ngoài nhà trường và hoạt động xã hội.

Không gian lao động sư phạm của giáo viên tiến hành ở hai phạm vi là ở trong và ngoài nhà trường.

Tóm lại: LĐSP là một dạng lao động đặc thù. Trong đó, đối tượng sản phẩm, công cụ đều là con người. Lao động sư phạm mang tính sáng tạo và là dạng lao động sản xuất phi vật chất.

1.3. Những yêu cầu về nhân cách nhà giáo Điều 70 Luật Giáo dục 2005 quy định :

nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: a) phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b) đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; c) đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d) lý lịch bản thân rõ ràng.

Từ quy định trên, có thể cụ thể thành các yêu cầu sau về nhân cách nhà giáo: - Có thế giới quan khoa học, duy vật biện chứng

- Có đạo đức tốt, có các phẩm chất phù hợp với nghề sư phạm: + Tình cảm với con người, với thế hệ trẻ và với nghề

+ Công bằng

+ Kiên trì, điềm tĩnh .... - Có năng lực sư phạm + Tổ chức

+ Giao tiếp + Giảng dạy + Giáo dục

+ Nghiên cứu khoa học + Tự học

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 60 - 63)