Giáo dục trong lao động và bằng lao động a Nội dung nguyên tắc

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 45 - 46)

- Còn ở quá trình giáo dục, chức năng trội của nó là sự tác động trên các mặt cả về nhận

b. Phương hướng thực hiện

15.2.4. Giáo dục trong lao động và bằng lao động a Nội dung nguyên tắc

a. Nội dung nguyên tắc

Giáo dục trong lao động và bằng lao động nghĩa là sử dụng lao động như môi trường, phương tiên để tác động đến học sinh, dùng lao động để giáo dục học sinh, để hình thành ở học sinh nhận thức đúng đắn về giá trị, chuẩn mực của của cuôc sống, hình thành những thái độ và hành vi tích cực cho học sinh thông qua hoạt động lao động.

Nói cách khác, giáo dục trong lao động là tổ chức một cách khoa học các loại hình hoạt động lao động cho học sinh để thông qua đó hình thành ở các em những phẩm chất nhân cách cần thiết của người lao động kiểu mới. Giáo dục bằng lao động là dùng lao động như là một phương tiện để giáo dục học sinh, tạo cơ hội và điều kiện cho các em vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và rèn luyện những đức tính, phẩm chất tốt đẹp.

Đây là một nguyên tắc giáo dục rất quan trọng, nhưng hiên nay lại có biểu hiện xem nhẹ việc giáo dục trong lao động và bằng lao đông.

Sử dụng lao động để giáo dục học sinh vì lao động có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành, rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển nhân cách, cụ thể là:

- Nhờ có lao động mà đã giúp vượn người tinh khôn tiến hóa thành con người, nhờ có lao động mà con người ngày càng đep hơn cả về thể chất, hình thái và tâm hồn (nhàn cư vi bất thiện).

- Đối với trẻ em cũng vậy, việc tổ chức cho nó tham gia các loại hình lao động sẽ làm cho nó chiếm lĩnh được các kinh nghiệm lịch sử xã hội trở thành giá trị của bản thân (ví dụ như biết sử dụng các công cụ lao động).

- Nhờ có lao động mà con người hiểu hiết hơn về thế giới khách quan thông qua việc tác động vào thế giới khách quan mà phát hiện và nhận thức được các thuộc tính, tính chất, quy luật của hiện tượng khách quan.

- Đối với nhiều người, lao động là nhu cầu, nếu nhu cầu này được thỏa mãn thì mới tạo điều kiện cho tâm lý phát triển bình thường, hình thành nhu cầu, hứng thú sáng tạo. - Nhờ có lao động mà rèn luyện được các phẩm chất: rèn luyện thể chất, rèn tính kiên trì, bền bỉ, tự giác, quý trọng lao động, tiết kiệm, thương yêu và đồng cảm với người lao động ...

b. Phương hướng thực hiện

- Đối với học sinh, lao động học tập là công việc chính, cần phải phân tích để các em nhận thức được rằng được học tập, được tiếp thu tinh hoa kiến thức của nhân loại là một niềm vui, niềm hạnh phúc trong cuộc sống, vì để có quyền học tập bình đẳng, được quyền đến trường học tập là một quá trình đấu tranh lâu dài của nhân loại mà không phải thời đại lịch sử nào cũng có được.

- Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ, thầy cô giáo không nên làm hết các công việc của trẻ, mà nên để cho trẻ biết làm những công việc phù hợp với lứa tuổi như biết tự phục vụ (đánh răng, thay quần áo, dọn dẹp chỗ chơi ...)

- Nhà trường và gia đình cần phối hợp chặt chẽ để giao việc cho học sinh theo khả năng về thời gian, sức lực của các em để các em ngoài việc chủ yếu dành thời gian cho học tập thì còn biết dành thời gian lao động giúp đỡ gia đình, tham gia các hoạt động cộng đồng và các hoạt động của nhà trường.

- Trong việc tổ chức lao động cần chú ý đến sự an toàn, tính hấp dẫn, tránh hình thức, nếu không sẽ mất tác dụng, thậm chí phản tác dụng giáo dục. Có kiểm tra, theo dõi và đánh giá tinh thần, thái độ lao động của các em để tránh tình trạng làm việc đối phó, động thời lại động viên khuyến khích và rèn luyện được cho các em động cơ, nhu cầu, ý thức lao động tự giác, kỷ luật.

- Khắc phục những biểu hiện, khuynh hướng không đúng khi coi thường lao động, đặc biệt là coi thường lao động chân tay và các hoạt động lao động không phải là hoạt động học tập.

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w