Ưu và nhược điểm của hình thức lên lớp.

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 34 - 42)

4. Lựa chọn và sử dụng có hiệu quả PPDH

12.3.Ưu và nhược điểm của hình thức lên lớp.

Từ những đặc điểm trên, hình thức lên lớp có những ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

- Tạo điều kiện đào tạo hàng loạt người học đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục cũng như yêu cầu đào tạo nghề nghiệp, cán bộ khoa học kỹ thuật với quy mô lớn.

- Đảm bảo sự lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo một cách hệ thống phù hợp với yêu cầu của tâm lý học, giáo dục học, vệ sinh nhà trường.

- Tiết kiệm được sức lực và thời gian của thầy và trò.

- Đảm bảo sự thống nhất trong phạm vi toàn quốc về nội dung học và kế hoạch dạy học.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi dưỡng tinh thần tập thể, cũng như những phẩm chất đạo đức khác cho người học.

Nhược điểm:

- Không đủ thời gian để nắm vững ngay tri thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo. - Không có điều kiện để thỏa mãn nhu cầu nhận thức rộng rãi và sâu sắc những tri thức vượt ra ngoài phạm vi quy định của chương trình.

Do đặc điểm và ưu điểm của hình thức lên lớp mà những hình thức tổ chức dạy học khác ít có nên nó là hình thức tổ chức dạy học cơ bản.

Song hình thức lên lớp không phải là hình thức tổ chức dạy học duy nhất, vì nó có những nhược điểm nêu trên nên còn những hình thức tổ chức dạy học khác với những nhược điểm và ưu điểm của chúng để khắc phục những nhược điểm của hình thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng tính toàn diện của nội dung dạy học.

Đó là những hình thức dạy học sau:

1) Hình thức tự học ở nhà nhằm giúp người học củng cố, đào sâu để nắm vững tri thức.

2) Hình thức học tập nhóm tại lớp tạo cho người học hợp tác nỗ lực của từng người học, cách phát hiện và giải quyết vấn đề.

3) Hình thức thảo luận nhằm giúp họ cọ xát những ý tưởng khoa học khác nhau, rèn luyện tư duy phê phán.

4) Hình thức giúp đỡ riêng nhằm góp phần thực hiện việc dạy học cả tập thể vừa chú ý đến khả năng học tập của từng cá nhân.

5) Hình thức tham quan nhằm gắn việc học tập và đời sống, kích thích người học phát hiện vấn đề trong thực tiễn cuộc sống để tìm cách giải quyết.

6) Hình thức ngoại khóa để người học mở rộng và đào sâu tri thức vượt ra ngoài phạm vi tri thức quy định, kích thích nhu cầu hứng thú học tập.

Song hình thức tổ chức dạy học này sẽ không có nội dung hoạt động nếu thiếu hình thức lên lớp. Vì vậy, người ta ví hình thức lên lớp như mặt trời và quay xung quanh nó là những hình thức tổ chức dạy học khác nhau là những hành tinh.

Vấn đề 1 3 . Công việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Việc chuẩn bị lên lớp

Chúng ta đều biết rằng dạy học là công việc vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người giáo viên trong quá trình giảng dạy.Tuy nhiên, không thể có một sự sáng tạo nào mà lại thiếu đi sự chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, việc chuẩn bị lên lớp không những là điều cần thiết nà còn là điều bắt buộc không chỉ đối với người giáo viên mới bước vào nghề mà cả đối với giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm.

Việc chuẩn bị lên lớp của người giáo viên bao gồm việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ và việc chuẩn bị lên lớp cho từng tiết học cụ thể.

* Việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ bao gồm những công việc sau:

- Tìm hiểu học sinh lớp mình giảng dạy về kết quả học tập, giáo dục, thái độ và phong trào học tập, tu dưỡng của lớp, đặc điểm tâm lý chung của lớp và của những học sinh cá biệt, phong cách sư phạm của người giáo viên đã và đang giảng dạy ở lớp đó. Trên cơ sở đó mà đề ra những yêu cầu hợp lý đối với họ.

- Nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung tài liệu học tập, trên cơ sở đó để thu thập, lựa chọn tài liệu cho từng tiết học, phương pháp, phương tiện dạy học và những hình thức dạy học thích hợp.

- Tìm hiểu những phương tiện dạy học có ở trường để tiến hành tạo nên những phương tiện mới; những tài liệu, sách báo trong tủ sách nhà trường để có kế hoạch cùng với học sinh xây dựng nên tủ sách của lớp. Qua đó mà có những dự định đổi mới phương pháp dạy học.

- Với những tài liệu hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục và với sự nghiên cứu, tìm hiểu nêu trên mà mỗi giáo viên, tập thể nhóm giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học theo từng chương mục cả năm học hay từng học kỳ của mình.

* Việc chuẩn bị trực tiếp lên lớp bao gồm việc phân tích nội dung sách giáo khoa, soạn giáo án và chuẩn bị những điều kiện cho việc lên lớp:

Về phân tích nội dung các bài trong sách giáo khoa, thường phải phân tích về mạt khái niệm, về mặt logic, về mặt tâm lý, về mặt giáo dục và cuối cùng là về mặt lý luận dạy học.

+ Phân tích về mặt khái niệm bao gồm: Việc xác định cấu trúc những tri thức, nghĩa

là việc xem xét những khái niệm cơ bản nào với những dấu hiệu đặc trựng của chúng và những khái niệm thứ yếu; mức độ phức tạp của những khái niệm đó; định rõ những tri thức phải nắm; những tri thức nào có tính cất thông báo.

- Xác định khối tri thức mới và mối liện hệ với tri thức đã học.

- Trên cơ sở mối liên hệ giữa những khái niệm mới và khái niệm đã học mà tổ chức cho học sinh tự lực hình thành hoặc giúp đỡ họ hình thành khái niệm bằng con đường tái hiện hay sáng tạo.

- Xác định những khái niệm nào trong số đó cần đào sâu, mở rộng, hoặc những khái niệm sẽ phải nghiên cứu sâu hơn trong các tiết học sau.

+ Phân tích về mặt logic: Là việc xác định trình tự của việc trình bày những khái niệm đó.

Muốn vậy, phải xác định mặt mâu thuẫn của thông tin như sự kiện không tương ứng với quy luật, khái niệm đã biết.

+ Phân tích về mặt tâm lý: Bao gồm việc xác định tính vấn đề của tài liệu học tập, có

thể tạo nên tình huống có vấn đề và chúng có thể tác động đến mặt cảm xúc của học sinh.

+ Phân tích về mặt giáo dục bao gồm:

-Xác định những khái niệm, quan điểm nào có tác dụng hình thành thế giới quan khoa học, quan điểm chính trị, tư tưởng, quan điểm đạo đức, quan điểm thẩm mỹ cho học sinh.

- Xác định những tài liệu học tập nào có liên quan đến thực tiễn xung quanh học sinh, với điều kiện thực tế xây dựng kinh tế, xã hội đất nước.

+ Phân tích về mặt lý luận dạy học: Trên cơ sở kết quả những phân tích trên mà xác

định mục đích, yêu cầu, trọng tâm của tiết học, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học, tổ chức phối hợp hoạt động của giáo viên và học sinh.

- Chính xác hoá khối lượng tài liệu bắt buộc phải nắm, bổ sung tài liệu cần thiết, xác định trình tự những vấn đề cần trình bày.

- Xác định hệ thống các bài luyện tập vận dụng tri thức tại lớp và ở nhà; cách hướng dẫn học sinh giải quyết.

- Chính xác hoá những biện pháp liên hệ nội nội dung tài liệu học tập với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng đất nước, với tri thức của các bộ môn khác, những cơ sở hình thành thế giới quan khoa học.

- Chính xác hoá những nội dung, biện pháp kiểm tra tri thức của học sinh và cách chỉ đạo cá biệt.

+ Về việc soạn giáo án: Giáo viên cần dựa trên kế hoạch dạy học theo chương mục,

nội dung sách giáo khoa, trình độ tri thức của học sinh và những điều kiện tiến hành bài dạy cụ thể mà xây dựng kế hoạch tiến hành từng kế hoạch cụ thể.

Khi soạn giáo án cần xác định trạng thái tri thức ban đầu cần phải có để lĩnh hội tri thức của tiết học và từ đó mà xác định trình độ tri thức của học sinh lớp mình và đề ra các biện pháp khắc phục tình trạng hổng kiến thức của học sinh (nếu có).

- Cần phải cố gắng nhìn trước tiến trình suy nghĩ, trạng thái tâm lý của học sinh sẽ diễn ra để dự định những phương án thích hợp và xử lý kịp thời nhằm điều khiển hoạt động nhận thức và những trạng thái xúc cảm của họ.

- Cần suy nghĩ biện pháp để phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong tiết học nhằm hình thành cho họ năng lực, phẩm chất tự lực để họ có thể học tập liên tục, học tập suốt đời.

- Cần suy nghĩ cẩn thận những phương tiện dạy học cần thiết và cách sử dụng chúng.

Lên lớp và sau khi lên lớp:

Lên lớp là hoạt động cụ thể của giáo viên nhằm thực hiện toàn bộ giáo án đã vạch ra. Lên lớp là lĩnh vực đời sống tinh thần quan trọng nhất. Đây là lúc người giáo viên và người học tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó người giáo viên mới thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và giáo dục của mình, thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin và nói chung là thế giới tinh thần của mình.

Việc mở đầu tiết học có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình sau này của tiết học. Chính nó quyết định nhịp điệu của tiết học, trạng thái tình cảm của thầy và trò.

Tiết học hiện đại thường bắt đầu bằng việc tạo nên tình huống có vấn đề, gây hứng thú và thu hút sự chú ý của học sinh vào những vấn đề, vào đề tài của tiết học. Tiếp đó, tổ chức công tác tự lực của cá nhân hoặc hợp tác với nhau theo từng nhóm để giải quyết vấn đề. Tiết học cũng có thể mở đầu bằng công tác độc lập chung cho cả nhóm giải quyết một vấn đề dựa trên tri thức đã học và việc giải quyết vấn đề đó có liên quan đến tri thức sắp học.

Tiến trình của tiết học không chỉ phụ thuộc vàp việc mở đầu tiết học mà còn phụ thuộc cả vào việc thông báo đề bài, mục đích, yêu cầu của tiết học, tạo cho họ có nhu cầu, hứng thú, chờ đợi tiếp nhận những tri thức mới mà tiết học sẽ đem đến cho họ.

Trong tiến trình tiết học, giáo viên phải chú ý duy trì được không khí tích cực, hào hứng trong học sinh đối với bài học, luôn đặt họ ở trong những tình huống phải tích cực hoá những tri thức, những kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề và thông qua đó mà lĩnh hội tri thức mới...

Tư thế, tác phong của người giáo viên phải đúng mực, ăn mặc gọn gàng, giản dị, ngôn ngữ rõ ràng, trong sáng, truyền cảm, nhịp điệu nói phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, biết cách thay đổi giọng nói.

Kết thúc tiết học phải làm sao đạt được mục đích, yêu cầu của tiết học.

* Sau khi lên lớp: Sau tiết học, người giáo viên phải phân tích sư phạm một cách tổng

hợp, cụ thể cần làm sáng tỏ:

- Chất lượng của việc tích cực hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

- Chất lượng hình thành những khái niệm và kỹ năng, kỹ xảo.

- Chất lượng khái quát hoá và hệ thống hoá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

- Chất lượng ra bài về nhà và hướng dẫn học sinh tự học...

Từ sự phân tích tiết học đó, những kinh nghiệm thành công và thất bại rút ra cần ghi lại phía dưới giáo án để những tiết học lần sau được tiến hành với những kết quả cao hơn.

Vấn đề 1 4 . Bản chất và đặc điểm của Qúa trình giáo dục. So sánh quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp)

* Khái niệm Quá trình giáo dục (nghĩa hẹp)

Là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức của giáo viên và học sinh, hình thành những quan điểm,niềm tin, giá trị, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen phù hợp với những chuẩn mực chính trị, đạo đức, pháp luật, thẩm mĩ, văn hoá, làm phát triển nhân cách học sinh theo mục đích giáo dục của nhà trường và xã hội.

* Những cơ sở để xác định bản chất QTGD:

Thứ nhất, QTGD là quá trình hình thành một kiểu nhân cách trong xã hội.Sự

phát triển của cá nhân con người được quy định bởi các nhân tố xã hội. Quá trình xã hội hoá cá nhân là qtr biến cá nhân thành một thành viên của xã hội, có đầy đủ các giá trị xã hội để thgia vào những hoạt động của xã hội. Do đó muốn xác định được bản chất của QTGD phải xuất phát từ cơ chế có tính xã hội của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử cùa thế hệ trước trong các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Nhờ đó, cá nhân chiếm lĩnh được các giá trị văn hoá của loài người.

Thứ hai, trong quá trình giáo dục luôn có mối quan hệ giữa nhà giáo dục và người

được giáo dục ( cá nhân, tập thể) đó là quan hệ sư phạm - một loại quan hệ xã hội đặc thù. Quan hệ sư phạm này luôn luôn chịu sự chi phối của các quan hệ chính trị, tư tưởng, văn hoá xã hội, kinh tế, khoa học – kĩ thuật.. đặc biệt là những quan hệ chính trị - xã hội. Quan hệ sư phạm là cơ sở để xác định bản chất của quá trình giáo dục, đó là sự thống nhất giữa sự tác động giáo dục của nhà giáo dục với sự tiếp nhận, tự điều chỉnh của người được giáo dục trong quá trình giáo dục.

^ Bản chát của Quá trình giáo dục

- QTGD - một qtr xã hội nhằm hình thành và phát triển cá nhân trở thành những thành viên xã hội những thành viên đó phải thoả mãn được hai mặt: vừa phù hợp (thích ứng) với các yêu cầu của xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định vừa có khả năng tác động, cải tạo, xây dựng xã hội, làm cho nó tồn tại và phát triển. Những nét bản chất của cá nhân là do các mối quan hệ xã hội hợp thành.

- Quá trình vận dụng, trải nghiệm các quan hệ xã hội đó sẽ giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm xã hội (thực tiễn) tốt và có nhu cầu, hành vi, thói quen, biêt thể hiện đúng đắn các quan hệ xã hội. Chính trong qúa trình tham gia vào các quan hệ mới, tích cực trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và biết loại bỏ khỏi bản thân những biểu hiện tiêu cực, tàn dư cũ, lạc hậu, không còn phù hợp với xã hội ngày nay.

- QTGD là quá trình hình thành bản chất người – xã hội trong mỗi cá nhân một cách có ý thức, là quá trình tỏ chức để mỗi cá nhân chiếm lĩnh được các lực lượng bản chất xã hội của con người, được biểu hiện ở toàn bộ các quan hệ xã hội của họ. Do đó việc tiếp cận bản chất của QTGD buộc chúng ta phải xem xét quá trình tổ chức đời sống, hoạt động và giao lưu của đối tượng giáo dục.

- Hoạt động và giao lưu là hai mặt cơ bản, thống nhất trong cuộc sống của con người và cũng là điều kiện của sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân.. Vì vậy, QTGD vừa mang bản chất hoạt động, vừa mang bản chất giao lưu.

Vâỵ, bản chất của quá trình giáo dục là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu cho học sinh, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ đúng,

Một phần của tài liệu cương ôn tập môn Giao dục học docx (Trang 34 - 42)