II. Hệ thống các phương pháp giáo dục
c. Phương pháp rèn luyện
Là PP nhà giáo dục tổ chức cho đối tượng giáo dục thực hiện một cách đều đặn, có kế hoạch, có hệ thống các hoạt động nhất định, phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực của xã hội để qua đó hình thành ở đối tượng giáo dục những thói quen tốt.
Yêu cầu thực hiện:
- Lựa chọn công việc theo yêu cầu của từng giai đoạn giáo dục, có nội dung và hình thức hoạt động hấp dẫn, phù hợp với năng lực, lứa tuổi, giới tính để tạo được cảm giác thoải mái, hứng thú cho các em;
- Luyện tập được tiến hành càng sớm càng tốt;
- Quá trình luyện tập cần được tiến hành thường xuyên và có hệ thống, đa dạng, trong những hoàn cảnh và tình huống khác nhau;
- Luyện tập cần được thực hiện theo trật tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp;
- Luyện tập phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh; - Xây dựng chế độ sinh hoạt và hoạt động hợp lý.
- Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra việc tập thói quen của học sinh.
3. Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo dục người được giáo dục
Nhóm PP này có khả năng to lớn trong việc động viên học sinh phát huy mọi sức lực và tinh thần, thể chất, tình cảm và trí tuệ của mình để đạt kết quả cao nhất trong học tập và rèn luyện.
Đặc điểm cơ bản của nhóm PP này là dựa vào kết quả hành vi mà đối tượng giáo dục đã thực hiện được trước đây để phát huy tính tích cực của học sinh vào các hoạt động thực tiễn. Khuyến khích, động viên, lôi cuốn lòng nhiệt tình tham gia vào hoạt động mà học sinh đã đạt được những thành quả nhất định. Khắc phục, ngăn ngừa, uấn nắn hay trách phạt đối với những biểu hiện tiêu cực không được xã hội thừa nhận.
Chức năng của nhóm PP này là khuyến khích, củng cố, điều chỉnh hành vi của học sinh, tạo ra những tiền đề tâm lí thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ mới trên cơ sở những hoạt động trước đây ở các em.