Cỏ ủ xanh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC docx (Trang 48 - 52)

III. Chế biến dự trữ

2. Cỏ ủ xanh

Cỏ ủ xanh được miêu tả như là quá trình dự trữ thức ăn bằng sự điều khiển quá trình lên men để gữ thức ăn trong hố ủ dưới điều kiện yếm khí.

Ở các nước nhiệt đới, khi điều kiện làm cỏ khô gặp khó khăn thì cỏ ủ xanh là

phương pháp tốt để dự trữ cỏ. Nguyên liệu cho quá trình ủ xanh chủ yếu là các loại cây cỏ

hòa thảo như cỏ Ghi nê, cỏ Voi, cỏ Setaria, thân cây ngô, cây cao lương… Chất lượng thức ăn ủ xanh phụ thuộc :

+ Gia i đoạn sinh trưởng của cây cỏ.

+ Lượng vật chất khô và giá trị dinh dưỡng của cỏ. + Chất lượng của quá trình lên me n.

Nguyên lý ca quá trình xanh

Quá tình ủ xa nh cỏ thường diễn ra 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Hô hấp hiếu khí:

Là hiệ n tượng xảy ra sau khi đưa thức ăn vào hốủ. Lúc này lượng không khí trong hố ủ vẫn còn và tế bào thực vật vẫn duy trì quá trình hô hấp hiếu khí. Quá trình này sẽ

phân giải các chất hydratcacbon thành CO2 và H2O. Nếu hốủ có nhiều không khí thì quá trình này kéo càng dài. Quá trình này còn tạo ra một lượng nhiệt cho hố ủ.

- Giai đoạn 2: Hô hấp yếm khí

Sau khi hố ủ được nén chặt, lượng không khí trong hố ủ không còn, các tế bào thực vật chuyển sang trạng thá i hô hấp yếm khí do các men phân giải trong tế bào thực vật. Sản phẩm của quá trình nà y là tạo nên các axit hữu cơ và tạo tiền đề cho quá trình lên me n.

- Giai đoạn 3: Lên men vi sinh vật.

47

Vi khun lactic: có 2 nhóm ho mo và hetero. Nhó m ho mo lactic hoạt động mạnh

hơn và có thể biến đổi từ một phân tử Hexo thành 2 phân tử axit lactic mà không sinh ra

khí, trong khi đó các vi khuẩn Heterolactic ngoài tạo ra axit lactic còn giải phóng CO2 và NH3. Vi khuẩn lactic hoạt động mạnh ở môi trường pH < 4,2.

C6H12O6 2CH3CHOH.COOH + Q

Vi khun Butyric: là loại vi khuẩn kị khí, có khả năng sinh sản nhanh, phân hủy các chất hữu co thành axit butyr ic.

C6H12O6 C4H8O2 + CO2 + H2O

Quá trình này làm giảm giá trị thức ăn. Ngoài ra vi khuẩn butyr ic còn phân hủy protein trong khối ủ tạo thành các sản phẩ m độc như andol, scatol. Vi khuẩn butyric hoạt động mạnh khi pH > 4,2.

Vi khun Acetic: Vi khuẩn này lên men đường tạo thành axit acetic làm giảm giá trị thức ăn. Vi khuẩn aceitc không tồn tại trong mô i trường nhiệt độ 50-600C.

Ta thấy hằng số phân ly của các axit như sau:

A. Lactic : 1,55.104 A. Butyr ic : 1,53.105 A Acetic :1,86.105

Nhờ axit lactic có hằng số phân ly lớn và hoạt động mạnh ở gia i đoạn đầu của quá tình ủ nên đẩy nhanh pH của hố ủ xuống dưới 4,2 là m hạn chế các vi khuẩn khác hoạt

động.

Nấm mốc : nấm mốc có thể phát triển vào gia i đoạn đầu và gia i đoạn sau khi hố ủ đang sử dụng cho gia súc ăn. Nếu nấm mốc phát triển sẽ gây độc cho hố ủ, làm giả m độ

chua và giảm giá trị thức ăn của hố ủ.

Điều kin xanh

- Thức ăn phải có một lượng đường nhất định mới đưa vào ủ xanh được, thường gọi là hạn độ đường tối thiểu. Hạn độ đường tối thiểu:

A = B x 1,7

Trong đó:

A là hạn độ đường tối thiể u để ủ xanh một loại thức ăn

B là tỷ lệ phần trăm lượng axit lactic cần thiết để là m cho 100g VCK của thức ăn có độ pH <4,2.

Nếu loại thức ăn đem ủ xanh có lượng đường thực tế lớn hơn hạn độ đường tối thiểu thì thức ăn đó dễ ủ xanh.

48 Ví dụ:

+ Thân cây ngô, hạn độ đường tối thiể u là 49, Trong khi đó hàm lượng

đường thực tế là 268 nên có đặc tính dễủ xanh.

+ Thân cây dâu tằm có hạn độ đường tối thiểu là 57-69, trong khi đó lượng

đường thực tế chỉ có 65. Như vậy cây dâu tằm có đặc tính ủ xanh khó.

Để giải quyết vấn đề này, trong khi ủ xanh cỏ người ta thường bổ sung thê m nhiều loại chất bổ sung để vừa là m tăng tính dễủ của thức ăn, vừa làm tăng tính giá trị của khối thức ăn đó như việc bổ sung rỉ mật mía, tinh bột…

- Tương quan giữa protein và đường.

Tiến hành xanh

* Hố ủ: Tùy theo điều kiện từng nơi để chọn hố ủ thíc h hợp và phải tính toán sao

cho đảm bảo được nhu cầu của gia súc trong mùa thiếu cỏ.

- Địa điểm: Hố ủ thức ăn phải gần chuồng gia súc nhưng phải cách ly để tiện cho việc lấy thức ăn và vệ sinh trong quá trình bảo quản. Cần chọn nơi khô ráo, dễ thoát nước.

- Xây dựng hố ủ: Có 2 cách

+ Hố ủ dạng kiên cố: Thường được xây dựng bằng xi măng theo dạng hình trụ, hay hình khối chữ nhật. Có thể là hốủ nổi trên mặt đất hay đào sâu trong đất. Kíc h thước của hố ủ phụ thuộc vào số lượng thức ăn ủ xanh mà ta muốn có.

+ Hố ủ bằng đất: Có thể đào đất để là m hố ủ, loại hố ủ nà y cần được lót một lớp

nilo n để khối thức ăn khỏi bị hư hỏng trong quá trình bảo quản.

Thô ng thường 1m3 thức ăn ủ xanh cho 600-700kg thức ăn.

* Tiến hành ủ:

Sau khi đã chuận bị đầy đủ về phương tiện và các vật liệu cần thiết, chọn ngày thời tiết tốt để tiến hành ủ xanh. Cỏ được cắt và chở về hố ủ liên tục. Sau khi thu hoạch, cỏ được cắt ra với kích thước 2-5cm để nén cho chặt và tiện cho việc lấy thức ăn sau này.

Một số thân cây to cần được ép trước khi đưa vào hố ủ để làm tăng diện tích tiếp xúc với vi khuẩn. Cỏ được đưa vào hố ủ rải đều theo từng lớp, dùng má y kéo hay gia súc hoặc

người nén chặt từng lớp thức ăn đó. Cần được bố trí sao cho quá trình cắt cỏ, vận chuyển cỏ và đưa cỏ vào hố ủ diễn ra một cách liên tục, không bị đứt quãng. Trong quá trình vừa cho từng lớp cỏ vào hố, vừa kết hợp cho các chất bổ sung. Độẩm của cỏ đe m ủ khoảng 65% là tốt nhất.

Sau khi đã đầy và nén đủ, cần tiến hành bịt kín hố ủ. Phủ lên hố ủ một lớp polyetilen hay các vật liệu không thấm nước, sau đó phủ lên một lớp đất. Lớp đất che phủ

49

phải đủ nhiều sao cho có thể cố định được sự đàn hồi của khối thức ăn và tránh ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên khác như mưa, nắng.

Toàn bộ quá trình ủ kết thúc càng sớm càng tốt, nên hoàn thành trong vòng 1 ngà y.

Các chất bổ sung

Cần thiết phải cho vào hố ủ một số chất bổ sung:

+ Bố sung hydratcacbon: Để tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic lên

me n, người ta thường bổ sung các chất hydratcacbon, đặc biệt khi hố ủ có tỷ lệ cây đậu nhiề u, Thường người ta hay sử dụng rỉ mật để bổ sung với tỷ lệ khoảng 40-80kg/tấn cỏ tươi. Rỉ mật được hòa tan trong nước với tỷ lệ 1 rỉ mật / 3 nước đến 1 rỉ mật / 1 nước tùy theo trạng thái độ ẩm của cỏ.

+ Ngoài ra người ta còn dùng một số loại bột như bột ngô, cám gạo, bột sắn…

+ Bổ sung đạm: Cỏ hòa thảo thông thường nghèo đạm. Việc sử dụng đạm

để làm tăng lượng giá trị thức ăn của hố ủ. Một số quan điểm cho rằng cần bổ sung thêm ure vào hốủ, nhưng nhiề u quan điểm khác không tán thành.

+ Bổ sung axit; Có thể giúp việc tạo pH của hố ủ thấp, người ta có thể cho vào hố ủ một số hóa chất như H2SO4, HCl, Formic…

+ Bố sung các chất khác: Ngoài ra các chất khác có thể bổ sung vào hố ủ như muối, các chất khoáng đa và vi lượng…

Phm cht c:

* Giá trị dinh dưỡng của cỏủ.

Cỏ ủ là một loại thức ăn dự trữ cho gia súc có chất lượng tốt. Chất lượng cỏ ủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình ủ và thành phần nguyên liệu đang ủ. Felipe (1965) cho rằng 5kg cỏủ xanh tương đương với 1 đơn vị thức ăn.

Sử dụng: Trước khi sử dụng cần kiểm tra chất lượng của cỏ. Dựa trên các chỉ tiêu: * Trực tiếp:

- Màu sắc: Có màu xanh tươi như khi chưa ủ là tốt nhất, cỏ mất nhiều caroten sẽ

chuyến sang màu vàng. Nếu quá trình ủ không tốt, cỏ sẽ có màu tối sẫ m hay đen, những loại này không còn giá trị nữa.

- Mùi: Cỏ có chất lượng tốt phải có mùi hoa quả chín thơm là có nhiều axit lactic. Nếu axit acetic chiế m ưu thế thì mùi cay như dấm, còn nếu có mùi mỡ lỏng thì khi đó có nhiều axit butyric. Nếu vi khuẩn gây thối rửa hoạt động nhiều thì khối cỏủ sẽ có mùi thối khó chịu.

50

- Độ cứng: Có ủ tốt có độ cứng như cỏ tươi, còn nếu cỏ mềm nhũn hay nát ra thì

khi đó không sử dụng được nữa. * Giá n tiếp:

Là nhờ vào việc phân tíc h ở phòng thí nghiệm. Theo Điền Văn Hưng (1970), phẩm chất cỏủ có thể được phân loại như sau:

Lượng NH3 toàn khối ủ nếu có đến 0,5% thì chất lượng cỏ ủ kém. Ngoài ra có thể dùng phương pháp cho điểm dựa vào màu sắc, mùi vị.

* Sử dụng: Thức ăn ủ xanh không dùng cho gia súc sắp đẻ, gia súc non dùng với

lượng ít. Bò sữa sử dụng nhiều 4-5kg/con/ngà y. Gia súc vỗ béo dùng nhiều hơn 8- 9kg/con/ngày.

Những khó khăn đối với là m cỏ ủ xanh:

- Cây cỏ nhiệt đới thường bị già hóa nhanh, tỷ lệ xơ nhiều và cứng nên trong quá trình nén chặt thức ăn rất khó.

- Hà m lượng đường của cây cỏ nhiệt đới thấp hơn cỏ ôn đới, hàm lượng xơ nhiều

hơn, do vậy ảnh hưởng đến quá trình lê n men của vi khuẩn lactic (có nơi sử dụng đến 80kg rỉ mật cho 1 tấn cỏ khi ủ, nhiều nơi chỉ dùng 40 kg/tấn không thành công)

- Cỏ nhiệt đới có giá trị dinh dưỡng thấp

- Yêu cầu phương tiên, máy móc và nhân lực cho quá trình ủ xanh nhiều.

3. Bột cỏ:

Bột cỏ thường sử dụng đối với cây bộ Đậu vì giá trị dinh dưỡng lớn. Sau khi sấy

hay phơi khô, cỏ đem nghiền mịn và đóng gói. Bột cỏ có thể dùng làm thức ăn cho nhiều loại gia súc và gia cầm, đặc biệt là đối với gà đẻ trứng.

Phẩm chất bột cỏ phụ thuộc vào việc là m khô cỏ và bảo quản.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC docx (Trang 48 - 52)