Giá trị dinh dưỡng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC docx (Trang 34 - 37)

I. Một số cây đậu

5. Giá trị dinh dưỡng

Thà nh phần hóa học của cỏ Stylo như sau:

Bảng: Thành phần hóa học Stylo (Nguyễn An Tường, 1974) Thá ng tuổi Thà nh phần 7 10 20 36 Protein thô 13,60 18,11 16,03 15,52 Lipit 1,90 1,86 2,22 1,93 Xơ 26,13 26,37 28,34 27,22 DSKĐ 33,78 28,73 25,29 30,59 Tro 7,39 8,02 7,54 7,28 Nước 89,33 90,27 90,62 90,45

Nhìn chung lượng protein trong khoảng 12,1 – 18,1%, lượng protein ở lá cao hơn thân. Lượng xơ khoảng 21,7 – 37,7 %. Lượng protein tiêu hóa 52,6% (Milford,1967).

Lượng VCK tiêu hóa khoảng 48,4%. Lượng ăn vào của gia súc đối với cỏ Stylo là 33,9 ± 4,2g/kg trọng lượng cơ thể/ngà y.

6. Cách gieo trồng:

Stylo có thể trồng bằng hạt hay bằng cành. Nếu gieo hạt thì dùng 4kg/ha khi chăn

thả và 4-6kg/ha cho thu cắt. Số lượng hạt /kg là 264.000 – 352.000 hạt. Hạt giống cần

được xử lý: Ngâ m vào nước ấm 55oC trong 25 phút, hoặc ở 80oC trong 2 phút, cọ xát qua hạt giống với vỏ trấu, xử lý bằng H2SO4. trong 10 phút.

33

Gieo vãi đều hay theo hàng cách hàng 45-60cm, mỗi hốc 4-5 hạt và khoảng cách hốc là 30c m, cũng có thể vãi đều theo hàng. Độ sâu gieo không quá 8- 12cm và lấp đầy không quá 1-2cm.

Trồng bằng ho m dễ dàng hơn, cần chọn hom tốt, trồng cách nha u 60 x 60 cm hay 80 x 80 cm, mỗi hốc 3-5 hom, hom dài 30cm, cắm ngập 2/3 hom. Một ha cần khoảng 1- 1,2 tấn giống. Mùa gieo trồng là sau khi mùa mưa kết thúc để tránh mưa là m dí chặt đất, hạt không nảy mầ m được.

Đất cần chuẩn bị tốt, bón lót bằng phân chuồng khoảng 10- 15 tấn/ha, 300-500kg supe lân, từ 1-1,5 tấn vôi tùy thuộc vào độ pH của đất.

7. Sử dụng:

Stylo được dùng dưới nhiều dạng: xanh, khô hay bột cỏ, ít khi ủ. Sau khi trồng 4-5 tháng có thể thu cắt lứa đầu, các lứa tiếp theo khoảng 70-80 ngày vào mùa mưa và 130-

150 ngày vào mùa khô. Nă m đầu nên hạn chế số lần cắt và các nă m về sau tăng lên. Có

thể dùng trồng kết hợp với một số giống cỏ khác trên đồng cỏ.

Khi sử dụng cho ăn xanh cần tập ăn cho gia súc ban đầu, một số trường hợp khi vừa mới cắt xong gia súc không ăn mà để héo thì ăn.

ĐẬU GLYCIN

Glycin wightii (R. Grah)

1. Nguồn gốc và phân bố

Glyc in có nguồn gốc ở vùng châu Phi nhiệt đới và châu Á, có ởẤn độ. Được chú ý nhiều ở châu Phi, Úc và các nước khác. Ở Việt Nam Glicin cũng được trồng ở một số nơi.

2. Đặc điểm sinh vật học

Là cây lâu nă m, có thân bò, có hướng bám bò nếu trụ đỡ. Lá chét, dài 1,5-15cm, rộng 1- 1,2c m. Hoa tự có từ 20- 150 hoa, hoa có cuống ngắn, màu hoa từ trắng- tím đến xanh. Quả dài hơi cong, có từ 3-8 hạt, hạt dài 2- 4mm. Rễ phân tán nhiều nhưng không sâu

chủ yếu ở tầng dưới đất tới 25cm.

3. Đặc điểm sinh thái học

Glyc in tương đối chịu hạn, có thể sinh trưởng nơi lượng mưa từ 700mmm trở lên

và mùa khô không kéo dài quá. Lượng mưa tối ưu là 110-120mm, mưa nhiều quá cũng sinh trưởng không tốt. Sinh trưởng tốt nhất khi nhiệt độ ngày đêm là 30/25oC (Boggdan, 1977), Glycin cũng có khả năng chịu lạnh qua băng giá. Nếu nhiệt độ thấp hơn 10oC cây ngừng sinh trưởng.

34

Đậu Glyc in ưa đất tốt và đất nặng tốt hơn đất nhẹ. Đặc biệt Glyc in cần nguyên tố Mo hơn các cây đậu khác.

4. Năng suất

Năng suất của Glycin năm đầu thường thấp, những năm sau có thể đạt 1 tấn

VCK/ha/nă m (Boggdan, 1977) Đậu Glycin được trồng với những cây cỏ khác như với

Ghinê là m tăng năng suất.

5. Giá trị dinh dưỡng

Theo Boggdan, 1977 Lượng Protein thô lên tới 20% trong cả cây và 26,5% trong lá. Thà nh phần hóa học của Glycin như sau

Bảng 4.1. Giá trị dinh dưỡng của Glycin (Delgadillo và Rossiter, 1972)

Chỉ tiêu Protein thô Mỡ Xơ thô DSKĐ

% 12,10 1,48 42,60 33,47

Lượng protein cao nhưng cũng bị giảm nhanh theo lứa tuổi. Thu hoạch trước khi ra hoa, khi ra hoa rộ và sau khi ra hoa thì lượng protein là 19,6 đến 14,21 và đến 11,26%. Tỷ lệ

tiêu hóa của protein cao 65- 80%.

Khi trồng kết hợp với nhiều loại cỏ khác vừa là m tăng giá trị của đồng cỏ và tăng lượng

ăn vào của gia súc.

6. Cách gieo trồng

Glyc in có thể nhân bằng hạt vãi đều hay theo luống. Nếu vã i đều thì lượng hạt dùng nhiều hơn: 8kg/ha còn theo luống thì ít hơn: 5kg/ha. Hàng cách hàng 40- 50cm hay 80- 90c m và sâu 1-3cm. Hạt cần được xử lý, nếu là m tróc vỏ thì tỷ lệ nẩy mầm cao.

Thời điể m gieo vào đầu mùa mưa khi đất có đủ độ ẩm. Đất trồng cần chuẩn bị kỹ, có thể

bón lót bằng NPK. Một số nơi chú ý vô i và phân lân

7. Sử dụng

Đậu Glycin có khả năng sử dụng cao trên bãi chăn thả, dùng là m thức ăn xanh hay

bột cỏ. Khi là m khô lá cỏ dễ bị mất hay làm giảm giá trị của cỏ.

Glycin có thể trồng kết hợp với cỏ Panglo, Ghinê thì gia súc rất thích ăn.

ĐẬU SIRATRO

Macroplium atropureum Urb (Phaseolus atropureur DC)

35

Đậu Siratro là giống lai của hai dòng CPI- 16877, nguồn gốc ở Mêhicô và nhập vào

nước ta từ năm 1977. Nó là cây thức ăn gia súc tập trung ưu điểm chính của giống ba mẹ: rễ ăn sâu xuống đất; thân bò đến đâu là cho rễ bám xuống đất, chịu hạn; năng suất cao; dễ

gieo hạt và tự gieo tự nhiên.

2. Đặc điểm sinh vật học

Đậu Siratro là có thân bò, lâu năm, lông mịn, ngắn, sờ ngược lên có cảm giác nhá m, rễ phụở phần thân chạ m đất. Lá có 3 thùy, có lông mịn ở mặt dưới, mặt trên ít. Lá thùy giữa tương đối đối xứng, có thùy cạn hay không; lá thùy bên không đối xứng,

thường có một thùy ở bìa ngoài. Chùm bông có 6-12 bông ở nách và ở ngọn, cuống bông dài 10-30cm. Quả dài khoảng 8cm, dẹt, đầu nhọn, tự mở khi chín, có 12-13 hạt màu nâu nhạt hoặc hơi đen.

3. Đặc điểm sinh thái học:

Đậu Siratro là cây ưa sáng, thíc h nghi với khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới khô

(Dương Hữu Thời, 1982). Có khả năng thíc h nghi với khí hậu từ ẩm tới khô, có lượng

mưa hàng nă m 635-2000mm. Sinh trưởng mạnh ở nhiệt độ trung bình 21oC. Đậu Siratro chống hạn rất khỏe, vì chúng có những đặc điểm sau:

- Rễ ăn sâu vào trong đất.

- Rễ phụ hút nước mưa và nước sương ngưng tụ trên bề mặt đất. Lá hút sương qua

khí khổng và qua lông tơ non còn hoạt động.

- Lá trưởng thà nh hơi cứng và có lông nên hạn chế thoát hơi nước. Rễ phụ dọc thân bò lấy thức ăn tại chỗ để cung cấp cho cây. Do đó đậu Siratro có tốc độ sinh trưởng nha nh, tái sinh cũng nhanh.

Cây già khoảng 2-3 năm thì chết và hạt rơi xuống đất mọc thành cây khác. Đây là

tính chất nửa hoang dại của cây, tính chất này còn thể hiện ở khả năng chống chịu bệnh. Siratro phân bố trong khoảng 30o Nam Bắc. Khi độ cao trên 600m sinh trưởng của cây ké m. Ở Kenyna có thể trồng ở độ cao 1600 m nhưng nhiệt độ thấp nhất cũng phải trên 15,5oC. Môi trường pH khá rộng từ 4,5 – 8 nhưng môi trường chua nên bón thêm vôi.

Đây là một trong những cây đậu thích nghi ở nhiệt đới, vì nó có thể phát triển ở đất mặn.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC docx (Trang 34 - 37)