III. Một số cây cỏ hòa thảo làm thức ăn gia súc
3. Đặc điếm sinh thái học
Có Bermuda thích nghi với điều kiện nhiệt đới, bao giờ cũng đòi hỏi nhiệt độ cao (Euverte, 1967). Có giống phát triển mạnh ở nhiêt độ 39oC (Điền Vă n Hưng, 1974). Ở
nhiệt độ 10 – 15oC thì sinh trưởng chậm hay ngừng hẳn (Cooper và Tainton, 1968). Theo các tác giả này, mức độ sinh trưởng của cỏ đạt cao nhất ở nhiệt độ 30 – 35oC. Ở Việt Na m, Bermuda mọc tự nhiê n ở khắp nơi, có khả năng chịu hạn, ngập úng tạm thời, ưa ánh sáng nhưng có thể mọc dưới bóng. Cỏ thích hợp với nhiều loại đất nhưng ưa nơi có độ ẩm.
Phân bố của cỏ trong khoảng từ 30oBắc đến 31,4 ± 7,5oNa m (Russell và Webb, 1976).
Cỏ có thể mọc ở độ cao 2300m so với mực nước biển. Lượng mưa yêu cầu hàng năm
trong khoảng 625 – 1750 mm (P.J.Skerman và F.Riveros,1990)
4. Năng suất
Số liệu năng suất biến đổi nhiều, có nhiều nơi đ ạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt (Havard và Duc los, 1969).
5. Cách gieo trồng
Cỏ Bermuda có thể gieo trồng bằng hạt hay bằng thân. Nếu trồng bằng hạt thì sử
dụng tỷ lệ 3 kg hạt/ha (Havard- Duc los, 1969) hay lớn hơn 9- 11 kg/ha (Whiter và cộng sự, 1964). Số lượng hạt/kg là 4.489.000 hạt (P.J. Sker man và F.Riveros,1990), Nhưng nhìn chung do tỷ lệ nẩy mầm của hạt thấp nên người ta ít dùng phương pháp này.
Trồng bằng ho m cần chọn lô giống tốt ,với lượng giống tốt nhất là 2 tấn /ha. Một số tài liệu khác cho thấy rằng trồng Ber muda lượng giống yê u cầu nhiều hơn cỏ Pangla. Tỷ lệ sống và nẩy mầm ở thân cao. Trồng bằng hom có thể theo nhiều cách, rải đều hay theo luống cách nhau 30-40 cm, ho m cách hom 20 cm, lấp đất với độ sâu 20 c m (lấp hết
½ thân đem trồng). Thời vụ trồng tùy từng nơi nhưng nhìn chung là vào mùa mưa.
Đất trồng cần cày bừa kỹ, nhặt hết cỏ dại và bón lót phân chuồng khoảng 10 tấn /ha, 150-200 kg supe lân, bón vôi tùy theo độ pH của đất. Lượng phân đạm được bón lần
đầu khi thiết lập thảm cỏ và sau các lứa thu hoạch.
28
Cỏ Bermuda là một loại cỏ có khả năng tồn tại tốt, do vậy ở những vùng đồng cỏ
tạm thời ít khi người ta trồng cỏ này. Ở đồng cỏ chăn thả cỏ Bermuda rất thích nghi vì chúng có khả năng chịu dẫm đạp tốt, thời gian tái sinh có thể thay đổi theo mùa tù 20-35 ngà y. Cỏ Bermuda được thu cắt khi độ cao đạt được 30-50 cm. Ngoài ra cỏ còn được sử
dụng bảo vệ đất, giữ ẩm.
Ở Mỹ cỏ Bermuda được trồng theo các luống để thu hoạch hạt, năng suất hạt đạt
được khoảng 275-350 kg/ha.
CỎ PANGOLA
Digitaria decumbens Stent
1. Nguồn gốc và phân bố
Cỏ Pangola xuât hiện ở bờ sông Pangola thuộc miền đông Transvaal (Na m Phi), Được nhập vào Mỹ nă m 1935, Cu Ba 1950, Peru 1952,… và nhiều nơi khác ở v ùng nhiệt dới và cận nhiệt đới ở trên thế giới. Cỏ Pangola được nhập vào Việt Nam từ Trung quốc
nă m 1967, sau này chúng ta nhập theo nhiều nguồn khác nhau và hiệ n nay được trồng nhiề u nơi trong nước.
2. Đặc điểm sinh vật học
Là loại cỏ lâu năm, thấp, có hướng đổ rạp, thân cành nhỏ, có các loại thân đứng, nghiêng và bò đan vào nha u tạo thành thảm. Ở các đốt thân nhất là các thân bò có vòng lông mà u trắng xa nh hay phớt tím. Lá Pango la xanh mượt mềm dài khoảng 6-7 c m, rộng 0,6 cm. Mỗi nhánh có khoảng 10-12 lá. Lá không có lông như các loài thuộc Cynodon. Tỷ lệ lá/ thân khoảng 3-4/ 6-7, lá + thân/ toàn cây là 75%.tỷ lệ lá giảm dần theo lứa tuổi. Hoa tự bông giả, ra hoa rộ vào tháng 6-7 nhưng không kết hạt. Rễ ăn sâu 40-45 c m.
3. Đặc điểm sinh thái học
Cỏ Pango la có biên độ sinh thá i rộng, chịu lạnh đến 5- 6oC và chịu nó ng đến 41oC (Nguyễn Danh Kỷ, 1971).Một số tài liệu khác cho rằng nhiệt độ thấp hơn 22oC sinh
trưởng của cỏ chậm lại. Khi nhiệt độ dưới 12oC thì sinh trưởng của cây cỏ bị ngừng lại. Theo Russell & Webb, (1976) khi nhiệt độ trong khoảng 7- 15oC ở một số vùng thì sinh
trưởng của cỏ vẫn bình thường. Theo Blue, Gammo n và Lundy (1961) ở Florida thì nhiệt
độ tối thấp là 10oC, ở Úc (Brya n Và Sharpe, 1965) cho rằng nhiệt độ tối thấp là 15oC. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng là trên 26oC và nằm trong khoảng 26- 40oC. Cỏ có thể mọc ở nơi có độ cao so với mặt biển là 1500m, yêu cầu lượng mưa trong
khoảng 900-1975 mm (Russell & Webb, 1976). Đối với các thảm cỏ đã được thiết lập chúng có khả năng tồn tại qua mùa khô hạn nhưng bị ngừng sinh trưởng, không có khả năng ngập lụt nhưng có khả năng ngập úng tạm thời.
29
4. Năng suất:
Theo tài liệu của Viện Chăn nuôi, sau 2 tháng trồng cỏ cao 47cm đạt năng suất 20 tấn/ha. Trịnh Văn Thịnh cho rằng năm thứ 2 cỏ có năng suất cao nhất, năng suất có thể
lên tới 165 tấn/ha. Năng suất cỏ Pangola thay đổi theo mùa có thể từ 10-90 kgVCK/ha/ngày. Cỏ bịảnh hưởng nhiều về mùa khô và năng suát chỉ đạt 33% so với cả nă m.
Ở Queensland vùng có lượng mưa trong nă m là 1,075mm, năng suất cỏ đạt được là
10,565 kg/ha/nă m (Evans, 1967) và tốc độ sinh trưởng là 113 kg VCK/ha/ngày vào mùa
hè, nhưng vào mùa đông chỉ đạt 2,25 kg/ha/ngày (Eva ns & Hanker, 1980).