Cách gieo trồng:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC docx (Trang 31 - 33)

III. Một số cây cỏ hòa thảo làm thức ăn gia súc

5.Cách gieo trồng:

Hạt Pangola bất dục nên chỉ trồng bằng ho m thân, để lấy giống cần chọn lô riêng,

bón phân và đợi 3-4 tháng tuổi mới lấy làm giống. Số giống cần thiết cho mối ha khoảng 2 tấn. Sau khi cắt xong cần trồng ngay, nếu để sang ngày thứ 3 thì tỷ lệ nẩy mầm sẽ giảm

đáng kể (Nina Bonita, 1971-72). Cỏ Pangola được trồng vãi đều hay trồng theo hàng cách nha u 50- 60 cm, hom cách ho m 20- 25 c m, mỗi bụi trồng 3-5 hom, lấp đất sâu 12-15 cm. Trồng theo hàng cỏ mọc nhanh, chă m sóc dễ nhưng tốn công trồng. Trồng vãi tốn ít công

nhưng tốc độ sinh trưởng chậ m và khó chă m sóc, tiêu tốn nhiều giống. Thời vụ gieo trồng

vào đầu mùa mưa. Đất là m kỹ, bón lót phân chuồng. Phân đạm có tác dụng lớn trong thời

gia n đầu và sau mỗi lần thu hoạch.

6. Sử dụng

Pangola trồng dùng cho chăn thả gia súc, để thu cắt là m cỏ khô hay cỏ ủ xanh, cũng như việc cắt bổ sung thức ăn xanh tại chuồng cho gia súc. Lứa đầu thu hoạch thường sau 2,5- 3 tháng sau khi trồng, các lứa thu cắt tiếp theo phụ thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu trong khoảng 60- 80 ngày khi thảm cỏ đạt độ cao 40-50 cm. Ở Jama ica, Creek và Nestel (1965) thấy sau 32 ngày chăn thả một lần cỏ sẽ cho năng suất cao hơn so với khoảng cách 40 ngà y. Ở Mỹ trong chăn thả luâ n phiên người ta cho đồng cỏ nghỉ 1 tuần trong thời gia n mùa hè và trong 2- 3 tuần trong mùa cỏ sinh trưởng.

CỎ LÔNG PARA

Urocholoa muntica Forsk

1. Nguồn gốc

Cỏ lông Para có nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil), phân bố nhiều ở các nước nhiệt

30

những năm 1930, sau đó chuyển dần ra Miền bắc. Hiện nay cỏ được sử dụng nhiề u nơi trong nước và là một trong những giống cỏ là m thức ăn cho gia súc có giá trị.

2. Đặc điểm sinh vật học

Là loại cỏ lâu năm, thân có khuynh hướng bò, song có thể cao đến 1,5m. Thâ n và

lá đều có lông ngắn. Cành cứng, to, rỗng ruột, đốt dài 10- 15 c m, mắt hai đầu đốt có màu trắng xanh. Các mắt ở đốt có khả năng đâ m chồi và rễ dài. Lá dài, hình nhọn và bầu ở

phần gốc. Bẹ lá dài, phiến lá ngắn và có nhiều lông, cụm hoa hình chùy dài 8-20 cm, thẳng đứng gồm 8- 20 bông dài 5- 10 cm. Hạt có tỷ lệ nẩy mầm thấp.Tỷ lệ lá/ thân+lá là 36% (Yeper & Alfonso, 1972).

3. Đặc điểm sinh thái học

Cỏ Para ưa khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp trong khoảng 30- 35oC, không chịu được nhiệt độ dưới 8oC. Phát triển rất mạnh ở chỗ đất bùn lầy, chịu được ngập nước chứ không chịu được khô hạn. Cỏ thường xuất hiện ở các bờ sông, suối nơi có nguồn

nước. Chịu được đất mặn, đất phèn, độ pH thích hợp từ 6-8, chịu được độ cao so với mực

nước biển trên 1000 m.

4. Năng suất:

Năng suất của cỏ lông Para khoảng 70-80 tấn/ha/nă m (khoảng 12-15 lần thu cắt/nă m) (Havard & Duclos, 1969). Ở Brazil với 5 lần cắt đạt 200 tấn/ha nhưng ở

Trinidad chỉ được 100 tấn/ha. Theo tài liệu của Nguyễn Danh Kỷ (1970) thì năng suất xanh có thể lên tới 150-300 tấn/ha. Năng suất cỏ thay đổi theo mùa.

5. Cách gieo trồng:

Cỏ lông Para có thể trồng bằng hạt hay bằng cành nhá nh. Nếu trồng bằng hom nên chọn đoạn đã ra rễ, cắt dài 30 cm, bó thành bó để nơi ẩm mát sau vài ngày đem trồng. Trồng theo rãnh cách nha u 40- 50 c m, cành cách nhau 40 cm, nằm dọc theo luống, phủ

một lớp đất mỏng. Một ha cỏ cho 10-12 tấn giống và mỗi ha trồng cần 1-1,2 tấn hom. Hạt có tỷ lệ nẩy mầm thấp sau khi thu hoạch do có vỏ cứng bọc nên nếu gieo bằng hạt cần dự

trữ một thời gian để hạt chín thì tỷ lệ nẩy mầm cao hơn (Febles, 1974).

6. Sử dụng

Sau 45-60 ngày có thể thu hoạch lứa đầu và sau đó 30 ngà y có thể cắt các lứa tiếp theo, cắt 5-10 cm cách mặt đất. Nếu đất tốt có thể thu 7- 8 lần thậm chí nhiề u hơn trong 1 nă m. Cỏ lông Para phần lớn sử dụng là m thức ăn xanh hay ủ xanh, một số vùng có thể dùng chăn thả gia súc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

Bài 4. CÂY THỨC ĂN GIA SÚC CÂY ĐẬU VÀ CÂY TRNG

KHÁC

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC docx (Trang 31 - 33)