CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN
1.3. Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn của quỹ ốm đau, thai sản
Để đánh giá mức độ an toàn của quỹ ốm đau, thai sản thì có rất nhiều tiêu chí, tuy nhiên, các tiêu chí sau được xem là quan trọng nhất.
1.3.1. Tỷ lệ người hưởng/tỷ lệ người tham gia
Đây là tiêu chí quan trọng để phản án mức độ an toàn của quỹ ốm đau, thai sản, vì nó là tiêu chí quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển quỹ ốm đau, thai sản. Số người tham gia đóng góp vào quỹ càng nhiều, quỹ ốm đau, thai sản càng có điều kiện vật chất cần thiết để đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của người tham gia BHXH khi ốm đau, bệnh tật, lao động nữ mang thai, sinh con và cho NLĐ nói chung khi nuôi con nuôi sơ sinh,... Số người tham gia vào quỹ ốm đau, thai sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng có hai yếu tố chủ yếu sau đây:
1.3.1.1. Số người tham gia BHXH về chế độ ốm đau, thai sản
Chế độ BHXH về ốm đau, thai sản cũng như các loại bảo hiểm khác đều chịu sự chi phối của quy luật số đông bù số ít. Nội dung chính của quy luật là số đông người tham gia BHXH về ốm đau, thai sản để chia sẽ, hỗ trợ cho số ít người không may bị ốm đau, bệnh tật, thai sản. Vì vậy càng có nhiều người tham gia BHXH về ốm đau, thai sản thì càng có điều kiện tăng thu của quỹ ốm đau, thai sản. Ở nước ta
đã vận dụng quy luật này tương đối thành công, chỉ tiêu biểu hiện của thành công đó là đã duy trì, tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ quỹ ốm đau, thai sản nói riêng và hoạt động ASXH nói chung. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến chính sách BHXH, BHYT, từng bước mở rộng đối tượng tham gia chế độ BHXH về ốm đau, thai sản, tăng nhanh số người tham gia. Mặt khác, quỹ ốm đau, thai sản vừa mang tính chất bồi hoàn và không bồi hoàn. Tính bồi hoàn được thể hiện, người tham gia BHXH về ốm đau, thai sản đóng một số tiền nhất định trong một thời gian, trong thời gian đó người tham gia BHXH về ốm đau, thai sản không may bị ốm đau, bệnh tật thì được quỹ ốm đau, thai sản chi trả. Khoản chi trả đó có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn khoản đóng góp. Nhưng nếu trong thời gian đó, người tham gia BHXH về ốm đau, thai sản không bị ốm đau thì không được quỹ chi trả. Đó là tính bồi hoàn và không bồi hoàn của quỹ ốm đau, thai sản. Do đặc điểm đó nên số thu của quỹ ốm đau, thai sản chưa thể giải quyết được sự an toàn tuyệt đối của quỹ, kể cả trong trường hợp số thu của quỹ thời kỳ sau lớn hơn thời kỳ trước. Tính an toàn của quỹ ốm đau, thai sản chỉ có thể được thực hiện khi số thu của quỹ trong năm bằng hoặc lớn hơn số chi của quỹ trong năm (hoặc theo từng khoảng thời gian nhất định). Và so sánh một cách tương đối giữa hai thời điểm khác nhau, tốc độ tăng thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi thì khả năng an toàn của quỹ mới có thể được thực hiện. Vì vậy, đi đôi với việc tính toán tăng trưởng số người tham gia, còn phải xem xét đến mức đóng BHXH về chế độ ốm đau, thai sản, cụ thể:
1.3.1.2. Mức đóng BHXH về chế độ ốm đau, thai sản
Mức đóng BHXH về ốm đau, thai sản cũng là nhân tố quyết định đến số thu của quỹ ốm đau, thai sản. Hiện nay, theo quy định của Luật BHXH 2014 mức đóng BHXH được quy định bằng tỷ lệ % trên tiền lương hoặc tiền công tùy từng đối tượng, cụ thể đối với chế độ ốm đau, thai sản NSDLĐ đóng góp 3% trên tiền lương hoặc tiền công của NLĐ. Cùng với việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH về ốm đau, thai sản, các nước đều quan tâm đến mức đóng BHXH về ốm đau, thai sản. Tuy nhiên, ở các nước khác nhau, thì mức đóng cũng khác nhau. Đối với nước ta, mức đóng BHXH về ốm đau, thai sản hiện hành theo quy định của pháp luật đang là vấn đề cần phải xem xét điều chỉnh, vì mức đóng chưa tương xứng với mức hưởng và đây cũng
là lý do dễ xảy ra của việc mất cân đối quỹ ốm đau, thai sản trong thời gian không xa. Để đảm bảo cân đối quỹ ốm đau, thai sản điều tất yếu là phải xem xét cả hai nhân tố. Đó là, vừa phải bằng mọi cách để mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tăng nhanh số người tham gia. Đồng thời, phải xem xét tăng dần mức đóng BHXH về ốm đau, thai sản. Trong điều kiện thu nhập của NLĐ ở nước ta chưa cao, đời sống đang còn khó khăn thì một lúc không thể tăng cao mức đóng BHXH, mà phải tăng dần, cân đối hài hòa giữa mức đóng và mức hưởng của người tham gia BHXH.
Số tiền phải đóng BHXH bắt
buộc của NLĐ =
Tiền lương, tiền công tháng và các khoản bổ sung khác
(nếu có)
x Mức đóng (%)
Công thức tính tiền phải đóng (nộp) BHXH của một NLĐ theo tháng
1.3.2. Tỷ lệ chi/thu quỹ ốm đau, thai sản
Để có cơ sở cho việc phân tích tỷ lệ chi/tỷ lệ thu ta cần hiểu và nắm được các khoản thu và chi từ quỹ BHXH, gồm:
- Các khoản thu vào quỹ ốm đau, thai sản, gồm: tỷ lệ đóng góp của NSDLĐ vào quỹ ốm đau, thai sản là 3% (trên tiền lương hoặc tiền công của NLĐ tham gia BHXH bắt buộc)/tổng số người tham gia cộng với các khoản khoản thu hợp pháp khác và sự hỗ trợ của Nhà nước (nếu có).
- Các khoản chi từ quỹ ốm đau, thai sản, gồm: kinh phí chi trả các chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trên cơ sở chế độ hưởng, mức hưởng và thời gian hưởng của người tham gia.
Theo số liệu tổng hợp của BHXH Việt Nam [4]:
Số thu BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau, thai sản năm 2017 tăng 13% so với năm 2016, năm 2018 tăng 14% so với năm 2017. Số chi từ quỹ ốm đau, thai sản trong năm 2017 chi trả các chế độ ốm đau, thai sản tăng 15% so với năm 2016, tương tự năm 2018 tăng 16% so với năm 2017.
Với số liệu nêu trên có thể thấy số thu và chi quỹ ốm đau, thai sản tăng dần qua từng năm với tỷ trọng gần như tương đương nhau, như vậy quỹ ốm đau, thai sản vẫn được giữ ở mức độ cân bằng và đảm bảo khả năng chi trả các chế độ cho NLĐ
tham gia BHXH bắt buộc. Ở nước ta hiện nay vẫn đang trong quá trình phát triển kể về tăng số đối tượng tham gia BHXH, điều chỉnh quan hệ đóng hưởng, nhưng việc tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối giữa số thu và số chi BHXH là sự phát triển đáng mừng và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới cũng như kỳ vọng của Đảng và Nhà nước ta về phát triển BHXH ở Việt Nam.
Như vậy, việc đảm bảo an toàn của quỹ ốm đau, thai sản phụ thuộc rất nhiều vào tỷ trọng giữa số thu và số chi của quỹ. Quỹ ốm đau, thai sản chỉ thực sự an toàn khi số chi bằng hoặc thấp hơn số thu BHXH bắt buộc.
1.3.3. Số dư quỹ ốm đau, thai sản
Số dư quỹ hay còn gọi là kết dư quỹ ốm đau, thai sản là chênh lệch lớn hơn giữa tổng số thu so với tổng số chi sau khi kết thúc năm tài chính.
Theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, số kết dư lũy kế từng năm của quỹ ốm đau, thai sản cho xu hướng giảm nhẹ qua các năm. Tổng số dư lũy kế hàng năm giảm khoảng 5% trong giai đoạn từ 2016 đến 2018. Nếu trong năm 2016, số quỹ ốm đau, thai sản kết dư là 14.138 tỷ đồng thì đến năm 2018, số quỹ kết dư ước đạt 13.501, giảm 5% so với năm 2016 [4].
Với số kết dư quỹ ốm đau, thai sản giảm dần theo các năm tuy không lớn nhưng qua đó có thể đánh giá rằng quỹ ốm đau, thai sản đang phải thực hiện việc chi trả các chế độ cho NLĐ năm sau nhiều hơn năm trước và nguồn quỹ sẽ bị giảm dần sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ an toàn của quỹ trong dài hạn.
Mặc dù số kết dư quỹ không phải là yếu tố quyết định đến việc đảm bảo an toàn của quỹ ốm đau, thai sản. Tuy nhiên, nếu quản lý, sử dụng tốt nguồn quỹ kết dư thì đây chính là nguồn quỹ có thể đem đi đầu tư để tăng trưởng cho dài hạn
1.3.4. Tỷ lệ nợ/số phải thu BHXH bắt buộc
Theo quy định của Luật BHXH 2014, nợ tiền đóng BHXH là tình trạng NSDLĐ không đóng, chậm đóng, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định cho cơ quan BHXH từ 30 ngày trở lên. Nếu ĐVSDLĐ nợ tiền đóng BHXH bắt buộc lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bắt buộc bình quân của 03 tháng thì đó là nợ tồn đọng. Công thức xác định như sau:
Tỷ lệ nợ tiền đóng =
Số tiền nợ BHXH bắt buộc
x 100 BHXH bắt buộc (%)
Số tiền phải đóng BHXH bắt buộc
Năm 2017 số tiền chậm đóng, nợ đọng BHXH là 5.737 tỷ đồng giảm 814 tương đương giảm 12%, năm 2018 giảm 338 tương đương 7% so với năm 2017 [4].
Mặc dù số tiền chậm đóng, nợ đọng BHXH đã giảm dần qua từng năm nhưng tỷ lệ nợ đóng vẫn còn cao từ đó làm ảnh hưởng đến nguồn quỹ để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ.
Việc nợ tiền đóng BHXH cũng ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản, bởi vì nếu NSDLĐ không đóng đủ, đóng đúng thời gian quy định thì sẽ không đủ nguồn kinh phí để chi trả cho NLĐ tham gia BHXH và mất cân đối trong thu chi. Qua chỉ số tiền nợ đóng BHXH cũng là một tiêu chí để đánh giá mức độ an toàn của quỹ ốm đau, thai sản.
1.3.5. Tình hình chấp hành chính sách, pháp luật
Kể từ năm 2016 khi Luật BHXH 2014 bắt đầu có hiệu lực, BHXH Việt Nam đã chủ động triển khai thực hiện và tuyên truyền sâu rộng trên cả nước, qua đó đã góp phần nâng cao ý thức của NLĐ, NSDLĐ trong thực hiện các chính sách pháp luật về BHXH nói chung và chế độ ốm đau, thai sản nói riêng. Hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của NLĐ, NSDLĐ từng bước được nâng cao, góp phần tích cực vào sự phát triển của Ngành BHXH với mục tiêu đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tham gia BHXH và thành tốt nhiệm vụ ASXH. Qua đó khẳng định vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách BHXH đã đến gần hơn với NLĐ, NSDLĐ.
Việc tuân thủ, chấp hành tốt các chính sách pháp luật về BHXH của NLĐ, NSDLĐ trong quá trình tham gia BHXH đã giúp cho quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ngành BHXH trong việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH cho NLĐ được thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn và từng bước đáp ứng được yêu cầu NLĐ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Ngành được giao.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một bộ phận không nhỏ NLĐ, NSDLĐ và cả cán bộ thực hiện chính sách của Ngành BHXH đã lợi dụng các khe
hở của chính sách pháp luật hoặc có tình làm trái với quy định để được hưởng các chế độ BHXH gây ra sự thất thoát số lượng lớn nguồn quỹ BHXH nói chung và quỹ ốm đau, thai sản nói riêng. Đơn cử như việc NLĐ cấu kết với NSDLĐ để làm giả giầy tờ, hồ sơ chứng từ để đề nghị cơ quan BHXH giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản; các cơ sở y tế cấp khống hoặc không đúng giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH, giấy ra viện… Đây có thể xem là vấn đề đáng báo động vì nếu để tình trạng lạm dụng, trục lợi kéo dài sẽ gây nên sự mất an toàn cho quỹ ốm đau, thai sản trong ngắn hạn cũng như dài hạn.