CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN
2.2. Thực trạng an toàn quỹ ốm đau, thai sản hiện nay
2.2.2. Công tác giải quyết hưởng và chi trả các chế độ ốm đau, thai sản:
Bảng 2.1. Số liệu giải quyết hƣởng chế độ ốm đau, thai sản
Đơn vị tính: lượt người, triệu đồng
Chế độ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số ngƣời Số tiền Số ngƣời Số tiền Số ngƣời Số tiền
Ốm đau,
thai sản 7.889.336 18.667.447 9.135.326 21.525.337 10.672.392 25.022.311
(Chi tiết tại Phụ lục 1, 2, 3)
Nguồn: số liệu báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Năm 2017 giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cho 9.135.326 người tăng 1.245.990 người, tương đương 16% so với năm 2016; tương tự năm 2018 giải quyết 10.672.392 người tăng 1.537.066 người, tương đương 17% so với năm 2017.
Có thể thấy số đối tượng giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản tăng lên qua các năm do số đối tượng tham gia BHXH tăng; ngoài ra, từ năm 2016 số đối tượng giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản tăng lên ngoài do tốc độ tăng của số đối tượng tham gia còn tăng lên do thay đổi của chính sách BHXH (theo quy định của Luật BHXH 2014 có mở rộng đối tượng hưởng chế độ ốm đau, thai sản như:
lao động nam được nghỉ việc khi vợ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai...).
Biểu đồ 2.4. Số liệu giải quyết hƣởng chế độ ốm đau, thai sản từ năm 2016 đến 2018
Năm 2017 chi trả các chế độ ốm đau, thai sản với số tiền 21.525.337 triệu đồng tăng 2.857.890 triệu đồng tương đương 15.3% so với năm 2016, tương tự năm 2018 chi trả số tiền 25.022.311 triệu đồng tăng 3.496.974 triệu đồng tương đương 16.2% so với năm 2017 [4]. Số tiền chi trả các chế độ BHXH về ốm đau, thai sản từ năm 2016 đến 2018 cho thấy: Tổng số tiền chi cho chế độ tăng dần qua các năm, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 15.5% năm. Nguyên nhân do: Nhà nước tăng mức lương tối thiểu chung qua các năm và đối tượng hưởng mới tăng lên theo từng năm.