Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển của quỹ ốm đau, thai sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 47 - 50)

CHƢƠNG 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN

2.1. Sơ lƣợc về sự hình thành và phát triển của quỹ ốm đau, thai sản

Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống BHXH đã có những cơ sở để hình thành và phát triển. Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem lại. Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già,... đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của những người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn, ...); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ.

Năm 1854, Luật BHYT bắt buộc được thực hiện ở Đức cho các thợ mỏ, với nghĩa vụ đóng góp từ chủ sử dụng lao động và NLĐ. Từ đó, xuất hiện hình thức bắt buộc đóng góp. Lúc đầu chỉ có giới thợ tham gia, dần dần các hình thức bảo hiểm mở rộng ra cho các trường hợp rủi ro nghề nghiệp, tuổi già và tàn tật. Năm 1883, luật BHYT bắt buộc do thủ tướng Bismarck Otto ban hành, với quyền lợi được hưởng là BHYT và tiền mặt đền bù cho sự sụt giảm do bị ốm đau. Trách nhiệm đóng góp: NLĐ và chủ sử dụng lao động. Năm 1894, luật bảo hiểm tại nạn bắt buộc ra đời và cuối cùng năm 1899 là Luật hưu trí Liên bang. Cùng trong thời gian này luật Hưu trí cũng ra đời ở Áo 1888, Ý 1889, Hà Lan và Thụy Điển 1901.

Mô hình này của Đức đã lan dần ra Châu Âu, sau đó sang các nước Mỹ Latinh, rồi đến Bắc Mỹ và Canada vào những năm 30 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, BHXH đã lan rộng sang các nước giành được độc lập ở Châu Á, Châu Phi và vùng Caribê.

BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của NLĐ và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa, nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người” (Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948 của Liên hợp quốc).

Ở Việt Nam BHXH được thực hiện từ rất sớm, ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam) mặc dù kinh tế còn rất nhiều khó khăn nhưng ngày 03/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 54-SL quy định các điều kiện cho công chức về hưu “Kể từ 01/10/1945, những công chức thuộc tất cả các ngạch trong nước Việt Nam, tại chức hay đương nghỉ việc bất cứ ở trong trường hợp nào, đều phải về hưu mỗi khi có đủ một trong hai điều kiện: đã làm việc được 30 năm hoặc đã đến 55 tuổi” trong thời kỳ kháng chiến và sau khi hòa bình lập lại, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH, miền Nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Chính phủ đã luôn luôn chăm lo cải thiện đời sống của nhân dân lao động. Đối với CNVC nhà nước đi đôi với cải cách chế độ tiền lương Chính phủ đã ban hành các chế độ trợ cấp thực chất là các chế độ BHXH như: trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLĐ, mất sức lao động, hưu trí, trợ cấp khi chết. Các chế độ BHXH này tuy chỉ là bước đầu nhưng đã có tác dụng rõ rệt, giải quyết được khó khăn trước mắt cũng như lâu dài, động viên công nhân viên chức nhà nước, quân và dân phấn khởi thi đua lao động sản xuất và chiến đấu giành nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dận tộc thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời là tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về BHXH sau này.

Về quản lý và thực hiện các chế độ BHXH trước năm 1995: Các chế độ BHXH ngắn hạn gồm ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý cả về chính sách và nguồn tài chính để chi trả các chế độ này. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về nguồn quỹ nhưng thực chất vẫn là nguồn ngân sách nhà nước.

Kể từ khi tiến hành đổi mới đất nước hệ thống quản lý, tổ chức thực hiện BHXH đã thay đổi phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Điều 56 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ BHXH đối với viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với NLĐ”. Theo đó, trên cơ sở tổng kết thí điểm thực hiện BHXH đối với NLĐ làm việc trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, bước đột phá đầu tiên là Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP ngày 22/06/1993 quy định tạm thời BHXH gồm 05 chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ,BNN, hưu trí, tử tuất; áp dụng đối với công nhân, viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang, các tổ chức Đảng, đoàn thể và NLĐ làm việc hưởng tiền lương hoặc tiền công trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Ngày 23/06/1994, kỳ họp thứ 5 Quốc hội Khóa IX đã thông qua Bộ luật Lao động, trong đó, Chương XII với 13 điều quy định về BHXH, trên cơ sở luật hóa các quy định hiện hành. Như vậy, từ ngày 01/01/1995 trở đi, pháp luật về BHXH chính thức được ban hành. Theo đó, Nhà nước quy định về chính sách BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho NLĐ và gia đình trong các trường hợp ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động, chết, bị TNLĐ, BNN, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác. Loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với những doanh nghiệp sử dụng từ 10 NLĐ trở lên (không phân biệt doanh nghiệp trong nhà nước, ngoài nhà nước).

Ngày 29/6/2006, Quốc hội thông qua Luật BHXH số 71/2006/QH11 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007 đối với BHXH bắt buộc, từ 1/1/2008 đối với BHXH tự nguyện và từ 1/1/2009 đối với BHTN. Đến ngày 20/11/2014, Quốc Hội khóa XIII thông qua Luật BHXH 2014 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày

01/01/2016. Việc ban hành luật chuyên ngành là bước phát triển vượt bậc trong xây dựng thể chế BHXH, đánh dấu thời kỳ mới có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tổ chức thực hiện BHXH theo hiến pháp và pháp luật một cách hiệu quả. Các quy định của Luật BHXH về cơ bản được kế thừa từ các quy định hiện hành và có phát triển một số nội dung. Đặc biệt là việc thiết kế chính sách tuân thủ đúng nguyên tắc đóng - hưởng, có sự chia sẻ theo nhóm đối tượng để bảo đảm khả năng chi trả của quỹ BHXH. Hình thành quỹ BHXH (trong đó quỹ ốm đau, thai sản là một quỹ thành phần và NSDLĐ hàng tháng phải đóng trên quỹ tiền lương đóng BHXH của NLĐ là 3% vào quỹ ốm đau và thai sản) độc lập với ngân sách nhà nước từ đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và sự hỗ trợ của nhà nước, quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, được Nhà nước bảo hộ.

Từ khi Luật BHXH 2014 có hiệu lực thi hành cho đến nay, việc thực hiện chính sách BHXH nói chung và quản lý sử dụng quỹ ốm đau, thai sản nói riêng cơ bản đảm bảo kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, qua quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập, tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ ốm đau thai sản vẫn còn xảy ra, dưới nhiều hình thức khác nhau.

Hiện nay, Đảng, Chính phủ rất quan tâm chỉ đạo để hoàn thiện các chính sách về BHXH nói chung và công tác đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản nói riêng, trong đó đặc biệt quan tâm đến các chính sách đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo an toàn quỹ ốm đau, thai sản của bảo hiểm xã hội việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)