- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
Tổng số lao động tham gia BHXH hàng năm đều tăng, năm sau tăng cao hơn so với năm trước. Nếu năm 2016 (là th ời điểm năm bắt đầu tiên thực hiện Luật BHXH 2014) số người tham gia BHXH là 12.851.833 người. Đến 2017 số người tham gia là 13.596.146 người và đến năm 2018 tăng lên 14.453.113 người (tương đương tăng 6% so với năm 2017). Số lao động tăng chủ yếu trong khối hội nghề nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng [4].
Biểu đồ 2.2. Số ngƣời tham gia BHXH từ năm 2016 đến 2018
- Số thu BHXH bắt buộc
Năm 2016 có số thu BHXH bắt buộc là: 174.489.579 triệu đồng thì đến năm 2017 số thu BHXH bắt buộc là 195.198.704 triệu đồng và năm 2018 số thu BHXH bắt buộc là 220.445.811 triệu đồng tăng 25.247.107 triệu đồng (tương đương tăng 13%) so với năm 2017 [4].
Biểu đồ 2.3. Số thu BHXH bắt buộc từ năm 2016 đến 2018
- Việc tăng số thu BHXH bắt buộc do một số nguyên nhân sau:
+ Việc tuân thủ, chấp hành luật pháp của các cơ quan, đơn vị có chuyển biến tốt hơn; Tăng mứ c lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu vùng;
+ Vai trò của các tổ chức, cơ quan, ban, ngành liên quan ngày càng được củng cố và phát huy tác dụng cùng với sự cố gắng của tổ chức BHXH trong việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan; có chuyển biến trong công tác nắm tình hình các đơn vị trên địa bàn, kiểm tra phát hiện đơn vị chưa tham gia, hoặc đã tham gia nhưng chưa hết số lao động hiện có đưa vào danh sách quản lý, nhất là khu vực ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc vẫn còn thấp hơn so với số thực tế phải đối tượng bắt buộc phải tham gia.
- Mức đóng BHXH về chế độ ốm đau, thai sản
Hiện nay mức đóng đối với chế độ ốm đau, thai sản còn chưa tương xứng với mức hưởng (NSDLĐ chỉ đóng 3% trên tiền lương hoặc tiền công của NLĐ vào quỹ ốm đau, thai sản và mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó) dễ dẫn đến việc mất cân đối quỹ trong quá trình tổ chức thực hiện.
2.2.2. Công tác giải quyết hưởng và chi trả các chế độ ốm đau, thai sản:
Bảng 2.1. Số liệu giải quyết hƣởng chế độ ốm đau, thai sản
Đơn vị tính: lượt người, triệu đồng
Chế độ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số ngƣời Số tiền Số ngƣời Số tiền Số ngƣời Số tiền
Ốm đau,
thai sản 7.889.336 18.667.447 9.135.326 21.525.337 10.672.392 25.022.311
(Chi tiết tại Phụ lục 1, 2, 3)
Nguồn: số liệu báo cáo của BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Năm 2017 giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản cho 9.135.326 người tăng 1.245.990 người, tương đương 16% so với năm 2016; tương tự năm 2018 giải quyết 10.672.392 người tăng 1.537.066 người, tương đương 17% so với năm 2017.
Có thể thấy số đối tượng giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản tăng lên qua các năm do số đối tượng tham gia BHXH tăng; ngoài ra, từ năm 2016 số đối tượng giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản tăng lên ngoài do tốc độ tăng của số đối tượng tham gia còn tăng lên do thay đổi của chính sách BHXH (theo quy định của Luật BHXH 2014 có mở rộng đối tượng hưởng chế độ ốm đau, thai sản như:
lao động nam được nghỉ việc khi vợ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nữ mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai...).
Biểu đồ 2.4. Số liệu giải quyết hƣởng chế độ ốm đau, thai sản từ năm 2016 đến 2018
Năm 2017 chi trả các chế độ ốm đau, thai sản với số tiền 21.525.337 triệu đồng tăng 2.857.890 triệu đồng tương đương 15.3% so với năm 2016, tương tự năm 2018 chi trả số tiền 25.022.311 triệu đồng tăng 3.496.974 triệu đồng tương đương 16.2% so với năm 2017 [4]. Số tiền chi trả các chế độ BHXH về ốm đau, thai sản từ năm 2016 đến 2018 cho thấy: Tổng số tiền chi cho chế độ tăng dần qua các năm, tỷ lệ tăng bình quân khoảng 15.5% năm. Nguyên nhân do: Nhà nước tăng mức lương tối thiểu chung qua các năm và đối tượng hưởng mới tăng lên theo từng năm.
2.2.3. Đánh giá công tác giải quyết hưởng các chế độ ốm đau, thai sản
2.2.3.1. Những mặt đạt được
a) Về chính sách:
Luật BHXH 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã khắc phụ được những hạn chế của Luật BHXH 2006 và tạo điều kiện thuận lợi cho người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, cụ thể:
Đối với chế độ ốm đau:
Bổ sung điều kiện “tai nạn mà không phải là TNLĐ” thì mới được giải quyết chế độ ốm đau. Việc đưa quy định nêu trên vào Luật BHXH nhằm đảm bảo chặt chẽ hơn về đối tượng và điều kiện giải quyết hưởng chế độ ốm đau.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau:
- Sửa đổi, bổ sung quy định đối với thời gian NLĐ nghỉ hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh dài ngày mà hết thời gian hưởng 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng chế độ ốm đau với mức thấp hơn, tối đa bằng thời gian đóng BHXH. Sửa đổi quy định nêu trên nhằm đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng, tránh lạm dụng quỹ ốm đau, thai sản;
- Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau được quy định bổ sung cụ thể về thời gian trong một năm “cho mỗi con” so với quy định hiện hành không có sự chỉ dẫn cho mỗi con mà chỉ phân biệt số ngày nghỉ cho con dưới 03 tuổi và từ 03 đến 07 tuổi;
- Sửa đổi quy định đối với trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ được hưởng theo chế độ của mỗi người. Có nghĩa cả cha và mẹ cùng có thể lựa chọn nghỉ chăm sóc con ốm đau cùng một thời điểm nếu cùng tham gia BHXH.
Về mức hưởng chế độ ốm đau
- Tăng mức hưởng đối với trường hợp bệnh dài ngày hưởng tiếp sau thời gian 180 ngày, mức hưởng thấp nhất được điều chỉnh bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm (theo quy định tại Luật BHXH 2006 thì mức hưởng cho đối tượng này là bằng 45%).
- Bỏ quy định về mức hưởng tối đa đối với trường hợp hưởng tiếp bệnh dài ngày với mức thấp hơn nếu thấp hơn mức lương tối thiểu thì được tính bằng mức lương tối thiểu.
- Sửa quy định mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày (quy định Luật BHXH 2006 chia 26 ngày). Việc tính bình quân 24 ngày làm việc trong một tháng vừa phù hợp hơn, cả với NLĐ làm việc 5 ngày/tuần, cả với người làm việc 6 ngày/tuần, vừa đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.
Đối với chế độ thai sản:
- Điều kiện hưởng chế độ: Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản trong trường hợp lao động nữ có thời gian đóng BHXH từ đủ 12 tháng nhưng vì lý do thai không bình thường phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ đi ̣nh của cơ s ở KCB có thẩm quyền thì ch ỉ cần đảm bảo điều kiện đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
- Bổ sung đối tượng hưởng chế độ thai sản: lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản; Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ (cả không nghỉ việc); người mẹ không đủ thời gian đóng BHXH thì người cha nghỉ đến khi con đủ 6 tháng tuổi; trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không có đủ sức khỏe để chăm sóc con có xác nhận của cơ sở KCB theo thẩm quyền thì người cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi; trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH khi vợ sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con; Tăng thêm 01 tháng cho thời gian lao động nữ nghỉ thai sản trong trường hợp con chết sau khi sinh; Ngoài ra, bổ sung quy định chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; lao động nam nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi cho tương đồng với quy định đối với lao động nữ.
b) Tổ chức thực hiện:
Ngay sau khi Luật BHXH 2014 có hiệu lực thi hành và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật BHXH được ban hành, BHXH Việt Nam đã ban
hành Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 quy định về quy trình giải quyết các chế độ BHXH và chi trả các chế độ BHXH, BHTN.
2.2.3.2. Mặt tồn tại:
a) Về chính sách:
- Quy định của Luật BHXH các văn bản dưới Luật còn có hạn chế: NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, sau khi đã nghỉ hết thời gian quy định (tại Điểm a, Khoản 2, Điều 26 Luật BHXH 2014) mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn theo quy định tại Khoản 2, Điều 28 Luật BHXH 2014 nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH. Tuy nhiên, theo ví dụ 5 của Thông tư số 59/2015/TT- BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH), sau thời gian điều trị ổn định, NLĐ trở lại làm việc và đóng BHXH, sau đó tiếp tục nghỉ việc để điều trị bệnh do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính lại 180 ngày theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật BHXH 2014. Quy định này phát sinh nhiều bất cập. Vì hầu hết các bệnh cần chữa trị dài ngày không phải điều trị liên tục (chạy thận, truyền hóa chất, lao...), bệnh nhân điều trị theo đợt rồi quay trở lại làm việc và lại nghỉ việc để tiếp tục đợt điều trị mới.
- Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT- BLĐTBXH thì mức hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày có số ngày lẻ (không trọn tháng) lớn hơn 24 ngày sẽ lớn hơn nghỉ tròn tháng, cách tính này là chưa hợp lý. Do đó NLĐ xin nghỉ lẻ ngày để thanh toán hưởng mức cao hơn.
- Chưa có quy định về chức năng thanh tra hưởng chế độ BHXH, do đó có trường hợp hưởng sai chế độ nhưng chưa phát hiện kịp thời.
- Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn quy định bị ốm đau được hưởng chế độ mà không cần có thời gian tối thiểu đóng BHXH được BHXH chi trả chế độ ốm đau là chưa phù hợp với thực tế, không đảm bảo nguyên tắc đã quy định tại Luật BHXH: nguyên tắc đóng - hưởng (bị ốm ngay trong tháng đầu đi làm mà có thời gian nghỉ ốm trên 14 ngày). Mặt khác còn là kẽ hở để NLĐ, NSDLĐ làm dụng
quỹ BHXH thông qua việc tuyển dụng người đã bị mắc bệnh dài ngày vào làm việc sau đó nghỉ hưởng chế độ dài ngày.
- Quy định mức hưởng chế độ ốm đau cho người bị mắc bệnh cần chữa trị dài ngày có ngày lẻ chia cho 24 ngày là chưa phù hợp, trong khi quy định thời gian nghỉ ốm dài ngày tính cả ngày nghỉ hàng tuần, do đó mức hưởng theo tháng sẽ thấp hơn mức hưởng ngày lẻ nên dẫn đến NLĐ không thanh toán theo tháng mà xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH lẻ ngày để hưởng cao hơn.
- Về điều kiện hưởng quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 59/2015/TT- BLĐTBXH thì NLĐ bị ốm đau, tai nạn mà không phải TNLĐ hoặc nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên. Quy định này có lợi cho NLĐ; tuy nhiên, NLĐ chưa đóng BHXH đã giải quyết hưởng trợ cấp ốm đau là chưa phù hợp, không đảm bảo nguyên tắc đóng - hưởng.
Quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau không ràng buộc về thời gian đóng BHXH, mặt khác, bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày đã tăng lên rất nhiều, trước đây Thông tư số 33/TT-LĐ ngày 25/6/1987 của Bộ Y tế có hiệu lực đến hết năm 2012 chỉ quy định 11 bệnh dài ngày, Thông tư số 14/TT-BYT ngày 12/5/2016 là 192 bệnh, Thông tư số 46/TT-BYT ngày 30/12/2016 là 332 danh mục bệnh (tăng hơn 300% so với Thông tư số 33). Nếu không có các quy định ràng buộc chặt chẽ hơn thì việc lợi dụng quy định của chính sách để hưởng lợi sẽ trở thành phổ biến và ảnh hưởng đến cân đối quỹ.
b) Về tổ chức thực hiện
- Hiện đại hóa quản lý BHXH chưa hoàn thiện, nhất là việc áp dụng CNTT trong kết nối dữ liệu của các tổ chức khác có liên quan như cơ sở KCB, cơ sở GĐYK... Vì vậy dẫn đến việc lạm dụng quỹ khó có thể phát hiện.
- Sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong tổ chức thực hiện BHXH còn hạn chế.
- Việc phân cấp thực hiện giải quyết chế độ thai sản đối với đơn vị trên cơ sở BHXH huyện hoặc tỉnh nếu thu BHXH của đơn vị thì thực hiện giải quyết và NLĐ đã nghỉ việc sinh con, nhận nuôi con nuôi do BHXH cấp huyện hoặc cấp thực hiện
là rất phù hợp, đảm bảo thuận tiện cho NSDLĐ, NLĐ.
2.2.4. Tình hình quản lý và sử dụng quỹ ốm đau, thai sản
Bảng 2.2. Số liệu thu, chi, kết dƣ quỹ ốm đau thai sản giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Tình hình thu, chi, kết dƣ quỹ ốm đau thai sản giai đoạn 2016 - 2018
Loại quỹ Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Quỹ ốm đau và thai sản
Số dư quỹ năm trước chuyển
sang 14.030 14.138 13.654
Số phát sinh tăng trong năm 20.084 22.682 25.860 Số phát sinh giảm trong năm 19.976 23.166 26.013 Số dư chuyển năm sau 14.138 13.654 13.501
Nguồn: Báo cáo tình hình quản lý và sử dụng quỹ BHXH năm 2018 của BHXH Việt Nam
Tính đến hết năm 2017, tổng số kết dư quỹ ôm đau, thai sản là 13.654 tỷ đồng giảm 484 tỷ đồng so với số dư quỹ ốm đau, thai sản năm 2016, cho thấy số chi quỹ ốm đau, thai sản của năm sau cao hơn năm. Tương tự, năm 2018 số dư quỹ là 13.501 tỷ đồng giảm 153 tỷ đồng so với số dư quỹ năm 2017 [4].
Nguyên nhân chính là từ sự thay đổi, điều chỉnh của chính sách pháp luật đã mở rộng thêm đối tượng, mức hưởng các chế độ được tăng cao hơn. Công tác thu BHXH bắt buộc, công tác giải quyết, thanh tra, kiểm tra và tuyên truyền cũng còn nhiều hạn chế, tỷ lệ nợ đóng BHXH chưa được cải thiện. Mặt khác từ sự chấp hành chính sách pháp luật từ NLĐ và NSDLĐ còn chưa nghiêm, tình trạng lạm dụng, trục lợi vẫn diễn ra... dẫn đến làm ảnh hưởng đến nguồn chi quỹ ốm đau, thai sản. Trong đó có nguyên nhân trục lợi quỹ BHXH do các đơn vị, tổ chức cá nhân cố tình lập khống hồ sơ hưởng chế độ BHXH ngắn hạn và ngày càng có chiều hướng gia tăng.