4. Kết cấu của luận văn
3.2. Thực trạng quản lý hoạt động phân loại NSNN
3.2.2. Quản lý hoạt động tổ chức thực hiện phân loại NSNN
3.2.2.1. Phổ biến, triển khai quy định về phân loại NSNN
Việc thực hiện phân loại các giao dịch phát sinh từ khâu lập dự toán thu, chi NSNN, chấp hành ngân sách nhà nƣớc đến công tác quyết toán NSNN đều đƣợc theo dõi bằng các tiêu chí phân loại NSNN của Quyết định 33/2008/QĐ-BTC và Quyết định 63/QĐ-BTC. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, đơn vị dự toán NSNN các cấp áp dụng hệ thống Mục lục NSNN thuận lợi, Vụ NSNN cũng đã tổ chức tập huấn nội dung sửa đổi, bổ sung của hệ thống Mục lục NSNN ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC. Việc tổ chức tập huấn giúp cho các cán bộ kế toán hiểu đúng, tiếp cận nhanh hơn với tƣ tƣởng của đơn vị chủ trì soạn thảo quy định mới, trao đổi các vƣớng mắc và cùng tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lý NSNN.
3.2.2.2. Tổ chức thực hiện phân loại NSNN được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
- Tại Khoản 2 Điều 12 Luật NSNN năm 2002 2003 quy định "Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nƣớc đƣợc thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán của Nhà nƣớc và Mục lục ngân sách nhà nƣớc.” (Luật NSNN, 2003). Theo quy định này,các cơ quan hành chính nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng kinh phí ngân sách
60
nhà nƣớc (sau đây gọi chung là đơn vị dự toán) và cơ quan tài chính các cấp (gọi chung là đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc) đều phải thực hiện kế toán và quyết toán NSNN theo mục lục NSNN (cách gọi khác là theo phân loại NSNN). Nhƣ vậy, bộ máy kế toán của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, các đơn vị dự toán các cấp là đối tƣợng thực hiện hạch toán kế toán theo phân loại NSNN.
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Luật NSNN năm 2002, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 08/2013/TT-BTC ngày 10/3/2013 hƣớng dẫn thực hiện kế toán nhà nƣớc áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) áp dụng cho các đơn vị: Các đơn vị trong hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc (KBNN); Cơ quan tài chính các cấp, bao gồm: Bộ Tài chính (các Vụ, Cục thuộc Bộ Tài chính tham gia quy trình quản lý phân bổ ngân sách nhà nƣớc); Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; Phòng tài chính các quận, huyện, thị xã; Các đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS; Các đơn vị khác có giao dịch với KBNN. Tại các Điều 31, 32, 35, 36, 37 và Điều 39 Thông tƣ số 08/2013/TT-BTC đã quy định cụ thể việc hạch toán kế toán NSNN các chỉ tiêu phân loại NSNN (hay còn gọi là các đoạn mã) .
- Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp đã quy định: Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách nhà nƣớc, đảm bảo có thể so sánh đƣợc giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Theo quy định này, việc ghi chép các giao dịch liên quan đến sử dụng kinh phí NSNN sẽ đƣợc theo dõi theo mục lục NSNN, nhằm tổng hợp các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán NSNN theo các tiêu chí phân loại NSNN.
Các đơn vị KBNN là đối tƣợng sử dụng chính hệ thống phân loại NSNN, và có trách nhiệm hƣớng dẫn các đơn vị sƣ dụng ngân sách nhà nƣớc ghi chép các nội dung theo đúng mục lục NSNN. KBNN là cơ quan cung cấp các báo cáo chi tiết theo mục lục NSNN đến các cơ quan quản lý, điều hành NSNN, phục vụ cho việc
61
đánh giá tình hình sử dụng NSNN, đánh giá hiệu quả của các chính sách đã ban hành.
3.2.2.3.Hệ thống mẫu biểu báo cáo theo phân loại NSNN
Hệ thống các mẫu biểu báo cáo này là kết quả đâu ra của việc tổ chức thực hiện phân loại NSNN. Các biểu báo cáo cung cấp đƣợc các thông tin ý nghĩa phục vụ cho việc đánh giá chính xác các kết quả thực hiện các chính sách chế độ, các chƣơng trình hành động của Nhà nƣớc thì phân loại NSNN đạt đƣợc các yêu cầu quản lý NSNN.
a) Tại cơ quan quản lý thu, chi NSNN
Đối với các đơn vị KBNN, cơ quan tài chính, đơn vị dự toán các cấp khai thác các báo cáo tình hình sử dụng NSNN theo các tiêu chí phân loại NSNN đƣợc quy định cụ thể tại Thông tƣ số 08/2013/TT-BTC để báo cáo cấp có thẩm quyền thông tin điều hành ngân sách bao gồm: Báo cáo thu theo mục lục NSNN B2- 02/NS..., báo cáo chi theo mục lục NSNN B3-02/NS... KBNN báo cáo Bộ Tài chính, Quốc hội; KBNN cấp tỉnh báo cáo cho Sở Tài chính, UBND cấp tỉnh; KBNN cấp huyện báo cáo phòng tài chính, UBNS huyện đối với NS cấp huyện và báo cáo UBND xã đối với ngân sách cấp xã.
Đối với cơ quan thu thuế, hải quan, ngoài nhận số liệu theo các báo cáo thu NSNN theo mục lục NSNN, còn nhận thông tin thu NSNN từ KBNN để tổng hợp các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý riêng của ngành.
b) Tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc
- Đối với các cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh tế ngân sách nhà nƣớc, áp dụng hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và phân loại ngân sách nhà nƣớc để báo cáo cơ quan tài chính, cơ quan kho bạc quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 về việc ban hành chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, cụ thể là:
62
+ Mẫu số B02/CT-H Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng
+ Mẫu số F02-3aH Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nƣớc
+ Mẫu số F02-3bH Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại Kho bạc Nhà nƣớc
Các đơn vị kế toán cấp dƣới phải lập, nộp báo cáo tài chính quý, năm và nộp báo cáo quyết toán cho đơn vị kế toán cấp trên, cơ quan Tài chính và cơ quan Thống kê đồng cấp, Kho bạc Nhà nƣớc nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu, chi ngân sách nhà nƣớc và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị. Các đơn vị kế toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán cho đơn vị cấp dƣới. Đơn vị dự toán cấp trên tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm bao gồm báo cáo quyết toán của đơn vị mình (nếu có) và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dƣới trực thuộc đã đƣợc xét duyệt, thẩm định gửi cơ quan tài chính cùng cấp, riêng đối với NSTW thì gửi 01 báo cáo quyết toán cho KBNN để tổng hợp báo cáo quyết toán NSTW.
c) Tại cơ quan thẩm định quyết toán NSNN
- Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 387/NQ-CP ngày 17/3/2003 ban hành quy chế lập, thẩm tra, trình quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nƣớc, phƣơng án phân bổ ngân sách trung ƣơng và phê chuẩn quyết toán ngân sách trung ƣơng, đã quy định Báo cáo ngân sách trình Quốc hội có 6 biểu gồm: Báo cáo cân đối ngân sách Nhà nƣớc: thu - chi - cân đối gồm 7 chỉ tiêu; báo cáo thu ngân sách nhà nƣớc gồm khoảng 20 chỉ tiêu; báo cáo chi ngân sách nhà nƣớc gồm khoảng 15 - 20 chỉ tiêu; báo cáo chi ngân sách trung ƣơng theo khoảng 30 lĩnh vực chi... Ví dụ nhƣ:
+ Biểu cân đối ngân sách nhà nƣớc năm hiện hành, Biểu cân đối nguồn thu, chi NSTW và NSĐP năm hiện hành Đơn vị dự toán cấp I tổng hợp và lập báo cáo
63
quyết toán năm bao gồm báo cáo quyết toán của đơn vị mình (nếu có) và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dƣới trực thuộc đã đƣợc xét duyệt, thẩm định theo quy định tại Thông tƣ này, gửi cơ quan tài chính cùng cấp: sử dụng các mục thu (thu nội địa, thu từ dầu thô, thu từ xuất nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại), các mục chi (chi đầu tƣ phát triển, chi thƣờng xuyên, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính...)
+ Biểu đánh giá thực hiện thu NSNN theo sắc thuế: tức là tổng hợp từ các mục thu NSNN kết hợp với Chƣơng của các khu vực kinh doanh trong và ngoài nƣớc.
+ Biểu đánh giá thực hiện chi NSTƢ theo lĩnh vực năm hiện hành
+ Biểu đánh giá thực hiện chi NSTƢ cho từng bộ, cơ quan trung ƣơng theo lĩnh vực năm hiện hành: tổng hợp số chi NSTW theo Chƣơng các đơn vị và chi tiết theo lĩnh vực chi.
Ngoài các báo cáo đƣợc quy định, trong quá trình điều hành NSNN các cơ quan quản lý, điều hành NSNN thƣờng xuyên yêu cầu KBNN cung cấp các báo cáo theo vấn đề tại từng giai đoạn khác nhau. Việc linh hoạt trong việc kết hợp các tiêu chí phân loại NSNN để cung cấp thông tin báo cáo theo yêu cầu quản lý là minh chứng rõ ràng cho sự thành công của quản lý hoạt động phân loại NSNN.
- Báo cáo thông kê theo tiêu chí phân loại NSNN quốc tế: nhằm tạo sự so sánh thống kê giữa các báo cáo tài chính và các tài khoản quốc gia.
3.2.3. Kiểm tra, kiểm soát tổ chức thực hiệng phân loại NSNN
Công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ kế toán NSNN nói chung và thực hiện kế toán NSNN theo mục lục NSNN nói riêng đƣợc quy định cụ thể trong các văn bản chế độ kế toán hiện hành
3.2.3.1. Kiểm soát ghi chép chứng từ kế toán
Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc giao dịch tại Kho bạc Nhà nƣớc cũng
chịu sự kiểm soát các chứng từ kế toán về điều kiện chi và mục lục NSNN, nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tƣ 161/2012/TT-BTC ngày 2/10/2012
64
quy định kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc :"Khi thực hiện chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước thực hiện chi cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đảm bảo các khoản chi đáp ứng các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định và hạch toán theo đúng quy định của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành."
Thực hiện quy định trên, cán bộ kế toán giao dịch của các đơn vị KBNN khi tiếp nhận hồ sơ kiểm soát chi của các đơn vị sử dụng ngân sách, sẽ kiểm tra khoản chi của đơn vị có đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và kiểm tra việc ghi chép các tiêu chí phân loại NSNN trên chứng từ có đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh không. Trƣờng hợp cán bộ kế toán giao dịch phát hiện sai sót trong việc xác định các tiêu chí phân loại NSNN, yêu cầu đơn vị lập lại chứng từ và ghi chép các tiêu chí phân loại theo hƣớng dẫn của cán bộ kế toán, đồng thời điều chỉnh hạch toán kế toán tại đơn vị. Căn cứ chứng từ của đơn vị giao dịch cán bộ kế toán hạch toán kế toán vào hệ thống TABMIS. Đây là bƣớc kiểm tra hoạt động phân loại NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách.
3.2.3.2. Kiểm tra công tác kế toán NSNN theo mục lục NSNN
- Tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định số 1960/QĐ-BTC ngày 28/9/2015 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Kế toán nhà nƣớc, quy định: Hƣớng dẫn, kiểm tra hoặc tham gia hƣớng dẫn kiểm tra các đơn vị về việc thực hiện công tác kế toán nhà nƣớc áp dụng cho TABMIS, thanh toán của hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc, mục lục ngân sách nhà nƣớc, quyết toán ngân sách nhà nƣớc, tổng kế toán nhà nƣớc.
- Quyết định số 696/QĐ-KBNN ngày 16/07/2015 quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các phòng và văn phòng thuộc KBNN ở các tỉnh, thành phố, trực thuộc TW, theo đó:
65
+ Tại khoản 2, Điều 1 quy định: Phòng Kế toán nhà nƣớc hƣớng dẫn, kiểm tra Phòng Giao dịch (nếu có) và KBNN huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác kế toán nhà nƣớc, kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên của NSNN, công tác thanh toán, tổng kế toán nhà nƣớc, quản lý ngân quỹ nhà nƣớc, phát hành và thanh toán trái phiếu chính phủ, quản lý tiền mặt, ấn chỉ đặc biệt, tài sản quý và quản lý an toàn kho quỹ tại KBNN cấp tỉnh;
+ Tại khoản 2, khoản 4, Điều 4 quy định: Phòng Thanh tra- kiểm tra xây dựng kế hoạch và nội dung kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với KBNN cấp huyện và tại KBNN cấp tỉnh theo hƣớng dẫn của KBNN, hƣớng dẫn KBNN cấp huyện và các đơn vị thuộc KBNN cấp tỉnh tự kiểm tra; Thực hiện kiểm tra thƣờng xuyên và đột xuất việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN cấp tỉnh theo kế hoạch kiểm tra đã đƣợc duyệt.
Theo các quy định này, Cục Kế toán nhà nƣớc, Vụ Thanh tra - kiểm tra, Phòng kế toán nhà nƣớc và Phòng Thanh tra - kiểm tra thực hiện các hoạt động kiểm tra, tự kiểm tra công tác kế toán NSNN, cụ thể:
- Định kỳ hàng tháng, cán bộ kế toán tổng hợp ở phòng/bộ phận kế toán tại các đơn vị KBNN tự thực hiện chấm các báo cáo dự toán, thu, chi theo phân loại NSNN để tiếp tục phát hiện các giao dịch hạch toán sai tiêu chí phân loại NSNN và yêu cầu điều chỉnh kịp thời.
- Cục Kế toán nhà nƣớc thuộc KBNN, định kỳ hàng tháng tổng hợp các báo cáo dự toán, thu, chi theo phân loại NSNN của toàn quốc để rà soát phát hiện kịp thời các sai sót. Đối với các lỗi sai ít phát sinh, thì Cục Kế toán nhà nƣớc sẽ tra soát riêng từng đơn vị KBNN để điều chỉnh cho đúng. Đối với các lỗi sai phổ biến, Cục Kế toán nhà nƣớc soạn thảo văn bản hƣớng dẫn các đơn vị thực hiện phân loại NSNN đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ví dụ, đối với trƣờng hợp đơn vị có hợp đồng lao động dọn vệ sinh ở cơ quan theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ- CP của Chính phủ, khi chi trả tiền công lao động sẽ hạch toán kế toán với mã nội
66
dung kinh tế là 6051- Tiền công trả cho lao động thƣờng xuyên theo hợp đồng (các đơn vị thƣờng dùng mã 6003- Lƣơng hợp đồng dài hạn) do bản chất khoản tiền chi trả ngƣời dọn vệ sinh là tiền công, không phải tiền lƣơng.
- Theo kế hoạch kiểm tra hàng năm Vụ Thanh tra - kiểm tra phối hợp với Cục Kế toán nhà nƣớc tổ chức các đoàn kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán ngân sách nhà nƣớc ở phòng/bộ phận kế toán thuộc đơn vị KBNN cấp dƣới. Việc tổ chức đoàn kiểm tra tại địa phƣơng, sẽ kiểm tra một cách toàn diện công tác kế toán tại địa phƣơng. Nắm bắt đƣợc thực tế tình hình triển khai công việc tại các đơn vị, các vƣớng mắc về nghiệp vụ kế toán, trong đó có vƣớng mắc về công tác kế toán