Kinh nghiệm của Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân loại ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 48 - 50)

4. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm quản lý phân loại ngân sách của một số nƣớc trên thế giới

1.4.2. Kinh nghiệm của Pháp

Ngân sách của Pháp có 2 cấp ngân sách độc lập với nhau là ngân sách trung ƣơng (NSTW) và ngân sách địa phƣơng (NSĐP).

Công tác quản lý Hệ thống Mục lục ngân sách trung ƣơng của Pháp do Bộ Ngân sách, Tài khoản công và Công chức quản lý và đƣợc sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu quản lý ngân sách, phục vụ cho việc theo dõi dự toán ngân sách đƣợc Quốc hội quyết định hàng năm. Công tác quản lý Hệ thống Mục lục ngân sách địa phƣơng, do các địa phƣơng tự xây dựng dựa vào khung cấu trúc Mục lục ngân sách trung ƣơng do Bộ Ngân sách, Tài khoán công và Công chức xây dựng. Việc quản lý NSNN tại Pháp đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Thu NSNN bao gồm: Thu NSTW và thu NSĐP. Đƣợc phân thành 2 loại: Thu có tính chất thuế và thu không có tính chất thuế; đối với thu có tính chất thuế đƣợc chi tiết theo các sắc thuế. Cơ quan thuế sẽ thực hiện thu ngân sách, sau đó căn cứ theo tỷ lệ phân chia khoản thu, để thực hiện điều tiết khoản thu đến từng cấp ngân sách.

- Chi NSTW thực hiện theo kết quả “đầu ra”, nên phân loại chi NSTW khá đơn giản, đƣợc phân loại theo 3 cấp độ: Nhiệm vụ (có 34 nhiệm vụ), chƣơng trình (có 132 chƣơng trình), hành động (có 605 hành động).

+ Nhiệm vụ: Là các chính sách, chủ trƣơng lớn về phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc nhƣ chính sách phát triển giáo dục, chính sách chăm sóc y tế, chính sách an ninh quốc gia. Quốc hội quyết định ngân sách theo nhiệm vụ. Một nhiệm vụ có thể do một hay nhiều Bộ thực hiện.

Có 34 nhiệm vụ đƣợc mã hoá bằng các chữ cái (Ví dụ: Chữ cái J đƣợc sử dụng để mã hoá nhiệm vụ về tƣ pháp).

+ Chương trình: Mỗi nhiệm vụ đƣợc chia thành nhiều chƣơng trình. Mỗi chƣơng trình đƣợc giao cho một Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện (ở Pháp có 15 Bộ, cơ quan ngang Bộ). Mỗi Bộ đƣợc giao quản lý, thực hiện một số chƣơng trình (nhƣ Bộ Tƣ pháp 5 chƣơng trình, Bộ Môi trƣờng 15 chƣơng trình…). Chƣơng trình là đơn vị cơ sở để lập dự toán ngân sách. Trung bình một chƣơng trình đƣợc giao dự toán khoảng 2 tỷ euro/năm; tuy nhiên, có một số chƣơng trình đặc biệt dự toán lên tới 20 tỷ euro/năm và mức tối thiểu cho một chƣơng trình là 150 triệu euro/năm.

Có 132 chƣơng trình, đƣợc mã hoá bằng 3 ký tự. Mỗi Chƣơng trình đƣợc giao cụ thể cho từng bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nên các bộ cũng đƣợc mã hoá để theo dõi, quản lý, tổng hợp số liệu (Ví dụ: Bộ Tƣ pháp có mã số là 10, Chƣơng trình quản lý nhà tù của Bộ Tƣ pháp đƣợc mã hoá là 107).

+ Hành động: Mỗi chƣơng trình đƣợc chia thành các hành động đƣợc tiến hành nhằm đạt đƣợc các mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan hành chính. Việc phân loại theo các hành động nhằm cụ thể hoá mục đích sử dụng kinh phí của từng chƣơng trình. Việc phân bổ ngân sách chi tiết theo hành động chỉ có ý nghĩa hƣớng dẫn, các đơn vị trong một bộ có thể điều chuyển ngân sách từ hành động này sang hành động khác trong phạm vi kinh phí của một chƣơng trình.

Có 605 hành động. Tuy nhiên, mỗi chƣơng trình chỉ có một số hành động nhất định nên để mã hoá các hành động chỉ cần dùng 2 ký tự. Ví dụ: Hành động giam giữ (thuộc Chƣơng trình quản lý nhà tù của Bộ Tƣ pháp – 107) đƣợc mã hoá là 01 - chỉ các hoạt động giam giữ và kiểm soát ngƣời phạm tội và ngƣời bị tạm giữ.

Việc quản lý ngân sách theo 3 cấp độ trên nhằm đánh giá, kiểm soát hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc đƣợc giao quản lý; xem xét mức độ đạt mục tiêu về hiệu quả kinh tế - xã hội và chất lƣợng dịch vụ công mà Chính phủ trình, Quốc hội quyết định. Các Bộ quản lý chƣơng trình chịu trách nhiệm giải trình các khoản chi theo mục tiêu, kết quả trƣớc Quốc hội.

Ngoài ra, để quản lý chi ngân sách, còn phân loại ngân sách theo nội dung kinh tế của khoản chi, nhƣ: Chi lƣơng, chi phụ cấp, chi đầu tƣ,… và mỗi khoản chi đƣợc mã số hoá bằng 2 ký tự, tuy nhiên không tổng hợp số liệu theo nội dung kinh tế của khoản chi để báo cáo Quốc hội.

- Chi NSĐP(vùng, tỉnh, xã)theo yếu tố “đầu vào” và xây dựng bộ tiêu chí theo Chƣơng, Mục.

+ Chƣơng là đơn vị cơ sở để xây dựng, phân bổ ngân sách. Hội đồng nhân dân quyết định ngân sách theo Chƣơng.

+ Mục chi đƣợc dùng để phản ánh tính chất, mục đích của khoản chi ngân sách nhƣ: Chi lƣơng; chi trợ cấp; chi mua sắm, sửa chữa; chi mua văn phòng phẩm.

Cách quản lý hoạt động phân loại NSNN của Pháp đã có sự tiến bộ nhất định. Ở NSTW, chi NSNN thực hiện theo kết quả đầu ra, dó đó bộ chỉ tiêu khá đơn giản, thuận lợi cho việc sử dụng, số lƣợng đơn vị áp dụng bộ tiêu chí phân loại NSNN không lớn, việc quản lý số liệu phân bổ, chi tiêu NSNN sẽ tốt hơn. Tuy nhiên ở NSĐP, chi NSNN thực hiện theo kết quả đầu vào, nên các tiêu chí khá phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân loại ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)