Khái quát về ngân sách nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân loại ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 25 - 29)

4. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phân loại ngân sách nhà nƣớc

1.2.1. Khái quát về ngân sách nhà nƣớc

1.2.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

NSNN là phạm trù kinh tế và phạm trù lịch sử. Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ trong các phƣơng thức sản xuất của các cộng đồng và Nhà nƣớc của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của Nhà nƣớc, sự tồn tại của kinh tế hàng hoá - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN.

Nhà nƣớc xuất hiện với tƣ cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội. Để thực hiện chức năng đó, Nhà nƣớc phải có nguồn lực tài chính. Bằng quyền lực công cộng, Nhà nƣớc đã ấn định các thứ thuế, bắt công dân phải đóng góp để chi tiêu cho bộ máy nhà nƣớc, quân đội, cảnh sát...

NSNN đã có quá trình ra đời và hình thành suốt từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVIII. Cho đến nay, các Nhà nƣớc khác nhau đều tạo lập và sử dụng NSNN, thuật ngữ NSNN đƣợc sử dụng khá phổ biến ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, khái niệm NSNN chƣa thống nhất và NSNN đƣợc nhìn nhận dƣới nhiều góc độ khác nhau: pháp lý, kinh tế, xã hội.

Formatted: Font: Italic

NSNN chỉ các khoản thu nhập và các khoản chi tiêu của Nhà nƣớc đƣợc thể chế hóa bằng pháp luật. Quốc hội thực hiện quyền lập pháp về NSNN, còn quyền hành pháp giao cho chính phủ thực hiện.

Cho đến nay, các Nhà nƣớc đều tạo lập và sử dụng NSNN. Tuy nhiên, ngƣời ta vẫn chƣa có sự thống nhất khái niệm NSNN. Có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm NSNN mà phổ biến là:

Thứ nhất: NSNN là bản dự toán thu – chi tài chính của Nhà nƣớc trong một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là một năm.

Thứ hai: NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nƣớc.

Thứ ba: NSNN là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình Nhà nƣớc huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.

Ở Việt Nam, khái niệm NSNN đƣợc nêu trong Luật NSNN đƣợc Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.(Luật NSNN, 2003, trang 1)

Đến Luật NSNN 2015, định nghĩa Ngân sách nhà nƣớc đƣa ra trên cơ sở kế thừa định nghĩa nêu trên và có điều chỉnh cho phù hợp: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. (Luật NSNN, 2015, trang 2).

Các ý kiến trên xuất phát từ cách tiếp cận khác nhau về NSNN và đều có nhân tố hợp lý của chúng. Cụ thể:

Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do Chính phủ lập ra, đệ trình Quốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.

Xét về thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và đƣợc định lƣợng. Các nguồn thu đều đƣợc nộp vào một quỹ tiền tệ và các khoản chi đều đƣợc xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy.

Formatted: Font: Not Italic

Formatted: Font: Not Italic

Formatted: English (United States)

Xét về các quan hệ kinh tế xã hội: các khoản thu – luồng thu nhập quỹ NSNN, các khoản chi – xuất quỹ NSNN đều phản ánh những quan hệ kinh tế nhất định giữa Nhà nƣớc với ngƣời nộp, giữa Nhà nƣớc với cơ quan, đơn vị thụ hƣởng. Hoạt động thu chi NSNN là hoạt động tạo lập, sử dụng quỹ làm cho vốn tiền tệ, nguồn tài chính vận động giữa một bên là Nhà nƣớc với một bên là các chủ thể phân phối và ngƣợc lại trong quá trình phân phối các nguồn tài chính. Hoạt động đó đa dạng, phong phú, đƣợc tiến hành trên mọi lĩnh vực và có tác động đến mọi chủ thể kinh tế xã hội. Những quan hệ thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ đƣợc xác định trƣớc, đƣợc định lƣợng và Nhà nƣớc sử dụng chúng để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội.

Từ sự phân tích trên, có thể rút ra kết luận về khái niệm NSNN: NSNN đƣợc đặc trƣng bằng sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nƣớc nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc trên cơ sở luật định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi Nhà nƣớc tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.

1.2.1.2. Chức năng của ngân sách nhà nước

Mô ̣t yêu cầu đă ̣t ra khi nhà nƣớc ra đời là phải thống nhất các khoản thu - chi trên cơ sở dƣ̣ toán và ha ̣ch toán kế toán. Do đó ngân sách nhà nƣớc phải tâ ̣p hợp và cân đối thu chi của Nhà nƣớc, bắt buô ̣c mỗi khoản chi phải theo dƣ̣ toán, mỗi khoản thu phải theo luật định , chấm dƣ́t sƣ̣ tuỳ tiê ̣n trong quản lý thu - chi của Nhà nƣớc . Nhƣ vâ ̣y ta có thể kết luâ ̣n chƣ́c năng của ngân sách nhà nƣớc theo các nhiê ̣m vu ̣ sau:

- Huy đô ̣ng nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo kế hoa ̣ch nhà nƣớc.

- Thƣ̣c hiê ̣n cân đối giƣ̃a các khoản thu - chi (bằng tiền) của Nhà nƣớc.

Ngân sách nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nƣớc. Vai trò của ngân sách nhà nƣớc luôn gắn liền với vai trò của nhà nƣớc theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế thị trƣờng, ngân sách nhà nƣớc đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, NSNN là công cụ chủ yếu để phân bổ các nguồn lực tài chính, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững. Ngân sách nhà nƣớc cung cấp nguồn kinh phí để đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng , các ngành kinh tế then chốt, tạo môi trƣờng cho các Doanh nghiệp thuộc mọi thà nh phần kinh tế phát triển .... Là trực tiếp hay gián tiếp nhƣng ngân sách nhà nƣớc vẫn chiếm vi ̣ trí chủ đa ̣o trong điều hành kinh tế vĩ mô nền kinh tế, khắc phu ̣c nhƣ̃ng khuyết tâ ̣t của nền kinh tế thi ̣ trƣờng.

Thứ hai, NSNN là công cụ tăng cƣờng tiềm lực tài chính quốc gia, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả, kiềm chế lạm phát. Quy mô hoạt động thu NSNN và khả năng đáp ứng của NSNN cho các nhiệm vụ chi của nhà nƣớc thể hiện tiềm lực tài chính quốc gia. Một nền kinh tế kém phát triển, nguồn thu hạn hẹp, Nhà nƣớc thƣờng xuyên phải đối mặt với tình trạng bộ chi NSNN nhất là bội chi để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thƣờng xuyên. Gây ra gánh nặng nợ công, dẫn đến lạm phát. Một nền kinh tế phát triển, NSNN đáp ứng tốt, sẽ là công cụ điều hành kinh tế vĩ mô tốt, góp phần ổn định tiền tệ, giá cả và kiểm chế lạm phát tốt.

Thứ ba, NSNN là công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Đánh thuế là công cụ điển hình mà Nhà nƣớc dùng để điều tiết thu nhập, từ đó Nhà nƣớc dùng NSNN có đƣợc để thực hiện các chƣơng trình, chính sách an sinh xã hội, góp phần giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân.

Thứ tƣ, NSNN là công cụ củng cố bộ máy quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng sức mạnh quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia.

Thứ năm, NSNN là công cụ để mở rộng mối quan hệ đối ngoại đẩy nhanh quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế. Để mở rộng và phát triển quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, Nhà nƣớc cần phải củng cố và tăng cƣờng tiềm lực

tài chính. Khi nguồn thu NSNN dồi dào; tiền lực tài chính và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc không ngừng tăng lên đó là điều kiển đển mở rộng quan hệ đối ngoại và đẩy nhanh quá trình hợp tác bình đẳng với các nƣớc trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân loại ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)