4. Kết cấu của luận văn
1.3. Tiêu chí phân loại NSNN của các tổ chức quốc tế
1.3.1. Hệ thống thống kê tài chính chính phủ (GFS)
1.3.1.1. Sơ lược về hệ thống GFS
Hệ thống Thống kê Tài chính Chính phủ (GFS) lần đầu đƣợc IMF đƣa ra vào năm 1986 là một bƣớc tiến quan trọng trong việc đƣa ra các tiêu chuẩn thu thập và trình bày số liệu thống kê tài khóa, là một phần của nỗ lực xây dựng tính minh bạch và tin cậy về tài chính và hoạt động của các Chính phủ. Những kinh nghiệm về các cuộc khủng hoảng tài chính càng khẳng định tầm quan trọng của các phƣơng pháp dự báo và cảnh báo, phát hiện sớm các nguy cơ thông qua việc khai thác số liệu thống kê quan trọng của tài chính chính phủ.
Hệ thống GFS đƣợc thiết kế để cung cấp các số liệu thống kê cho phép các nhà phân tích, các nhà hoạch định chính sách nhằmnghiên cứu sự phát triển của các hoạt động tài chính, vị trí tài chính, tình trạng thanh khoản của chính phủ hay khu vực công cộng một cách hệ thống và nhất quán. Khuôn khổ phân tích của GFS có thể đƣợc sử dụng để phân tích hoạt động của các chính quyền ở các cấp cơ sở và các giao dịch giữa các chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ với chính quyền trung ƣơng hoặc khu vực công cộng.
Hệ thống GFS cung cấp các thông tin tóm lƣợc về tình hình tài chính và hoạt động chung của chính phủ hoặc khu vực công cộng thông qua việc sử dụng một tập hợp các khoản mục cân đối nhƣ cân đối hoạt động thuần, vay/cho vay ròng, và thay đổi trong giá trị thuần. Các khoản cân đối này phục vụ rất hiệu quả công tác xác định và đo lƣờng trong khuôn khổ hạch toán toàn diện và tích hợp của hệ thống GFS.
Không chỉ có các chỉ tiêu tóm lƣợc, hệ thống GFS còn cung cấp số liệu chi tiết đƣợc dùng để kiểm tra một hoạt động cụ thể của chính phủ. Ví dụ nhƣ thông tin về một loại thuế, ngân sách cho một dịch vụ công cộng, hay nợ của chính phủ từ hệ thống ngân hàng.Tính hài hòa của hệ thống GFS thể hiện ở chỗ các số liệu do GFS cung cấp hoàn toàn có thể kết hợp với số liệu do các hệ thống thống
kê vĩ mô khác đƣa ra. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế cũng cho phép sử dụng các số liệu thống kê tài chính chính phủ để so sánh và phân tích hoạt động của chính phủ giữa các quốc gia, ví dụ nhƣ so sánh tỉ lệ thuế hay tiêu dùng trên tổng sản phẩm quốc nội.
Hệ phƣơng pháp luận đƣợc áp dụng trong hệ thống GFS là các khái niệm cơ bản. Phƣơng pháp phân loại NSNN của hệ thống GFS dựa trên các nguyên tắc về kinh tế có giá trị chung trong mọi điều kiện áp dụng. Vì vậy, hệ thống GFS đƣợc áp dụng cho mọi nền kinh tế, mọi hệ thống kế toán tài chính chính phủ và với mọi thể chế, pháp lý của mỗi quốc gia. Trên thực tế mỗi quốc gia có chính phủ và cấu trúc kinh tế riêng nên khi áp dụng hệ thống GFS tại từng quốc gia sẽ có sự khác biệt tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi quốc gia. Một quốc gia muốn triển khai hệ thống GFS tích hợp đầy đủ sẽ mất nhiều thời gian, đặt biệt khi phải chuyển đổi hệ thống hạch toán kế toán phản ảnh theo nguyên tắc kế toán dồn tích.
Hệ thống GFS khi đƣợc sử dụng sẽ cung cấp các số liệu đầu ra của hệ thống báo cáo nhƣ: Báo cáo hoạt động của chính phủ, Báo các các lƣu lƣợng kinh tế khác, Bảng cân đối ghi chép tồn lƣợng của tài sản, công nợ và giá trị ròng, Báo cáo nguồn và sử dụng tiền mặt. Từ hệ thống số liệu các báo cáo này, các nhà phân tích tài chính sẽ có những đánh giá về sử dụng nguồn lực, tình trạng tiền tệ, hạn mức nợ quốc gia, gánh nặng thuế, bảo hộ thuế quan, mạng lƣới an sinh xã hội…
Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, minh bạch và công khai thông tin về tài chính và tài chính chính phủ là một trong các yêu cầu hàng đầu. Chỉ khi nào áp dụng cùng các nguyên tắc thống kê, hệ thống chỉ tiêu, bảng biểu... thì mới có thể so sánh, đánh giá, và bàn thảo các vấn đề kinh tế- tài chính giữa các quốc gia. Xuất phát từ yêu cầu này, hệ thống GFS đã đƣợc IMF xây dựng và khuyến nghị các quốc gia sử dụng.
Hệ thống GFS thực hiện phân loại theo nội dung kinh tế của các giao dịch thu nhập, chi phí phát sinh để tổng hợp lên các chỉ tiêu phục vụ cho hệ thống báo cáo theo hệ thống GFSthống kê tài chính.
Phân loại NSNN theo hệ thống GFS đƣợc chia thành 9 phần: A. phân loại thu nhập, B. Phân loại kinh tế cho chi phí, C. phân loại lƣu lƣợng và tồn lƣợng về tài sản và công nợ, D. phân loại chi tiêu theo chức năng của chính phủ, E. phân loại các giao dịch về tài sản tài chính và công nợ theo khu vực. Mỗi phần đƣợc phân tổ theo 3 cấp độ: phân tổ đƣợc mã hóa theo 2 ký tự, nhóm đƣợc mã hóa 3 ký tự, lớp đƣợc mã hóa 4 ký tự. Nội dung phân loại cụ thể nhƣ sau:
A.Phân loại thu nhập:
GFS đƣa ra khái niệm thu nhập là làm tăng giá trị ròng do một giao dịch gây ra. Khi phân loại thu nhập sắp xếp, phân tổ theo 4 nguồn thu lớn, trong mỗi nguồn thu có các nhóm gồm các khoản thu có tính chất tƣơng đồng; phân tổ, lớp là chi tiết các khoản thu của nhóm thu. Cụ thể:
+ Thuế (11) chi tiết có các nhóm: Thuế thu nhập, lợi nhuận, lãi trên vốn (111); Thuế tiền lƣơng và lực lƣợng lao động (112); Thuế tài sản (113); Thuế hàng hóa và dịch vụ (114); Thuế thƣơng mại và giao dịch quốc tế (115); Thuế khác (116).
+ Đóng góp xã hội (12) chi tiết có các nhóm: Đóng góp an sinh xã hội (121) và Đóng góp xã hội khác (122).
+ Tài trợ (13) chi tiết có các nhóm: Từ chính phủ nƣớc ngoài (131); từ các tổ chức quốc tế (132); Từ các đơn vị chính phủ khác (133).
+ Từ nguồn thu khác (14): Thu nhập từ tài sản (141); Bán hàng hóa dịch vụ; thu phạt (142); Phạt, phạt vị cảnh, bồi thƣờng (143); Chuyển giao tự nguyện khác tài trợ (144); Thu nhập khác và không xác định (145).
B. Phân loại kinh tế cho chi phí:
GFS định nghĩa chi phí là một khoản làm giảm giá trị ròng do một giao dịch gây ra. Chính phủ nói chung có 2 trách nhiệm kinh tế lớn: cung cấp một số hàng hóa và dịch vụ cho cộng đồng trên cơ sở phi thị trƣờng và tái phân phối thu
nhập và của cải bằng công cụ thanh toán chuyển giao. Những trách nhiêm này phần lớn đuợc thực hiên qua các giao dịch chi tiêu, đuợc phân loại theo hai cách trong Hê thống GFS: phân loại theo nội dung kinh tế và phân loại theo chức năng của chính phủ (COFOG). Nội dung phân loại theo COFOG sẽ đƣợc trình bày ở mục 1.3.2, nội dung phân loại theo nội dung kinh tế cụ thể nhƣ sau:
+ Thù lao cho ngƣời lao động (21) chi tiết có các nhóm: Tiền công và tiền lƣơng; các khoản đóng góp xã hội.
+ Sử dụng hàng hóa, dịch vụ (22): không chi tiết các nhóm + Tiêu dùng tài sản cố định (23):không chi tiết các nhóm
+ Lãi suất (24) chi tiết có các nhóm: cho đối tƣợng không cƣ trú; cho đối tƣợng có cƣ trú khác với đơn vị chính phủ nói chung; cho các đơn vị chính phủ khác
+ Trợ cấp (25): cho các doanh nghiệp công; cho các doanh nghiệp tƣ nhân. + Tài trợ (26): cho chính phủ nƣớc ngoài; cho các tổ chức quốc tế; cho các đơn vị chính phủ khác.
+ Lợi ích xã hội (27): lợi ích an sinh xã hội; lợi ích trợ cấp xã hội; lợi ích xã hội ngƣời sử dụng lao động.
+ Chi tiêu khác (28): Chi tiêu tài sản khác với lãi suất; các chi phí khác. - Các phân loại còn lại gồm: phân loại giao dịch về tài sản và công nợ; phân loại về tăng, giảm giá trị nắm giữ tài sản và công nợ; phân loại về thay đổi khác về lƣợng tài sản và công nợ; phân loại tồn lƣợng tài sản và công nợ: các phân loại này có các chỉ tiêu giống nhau, tuy nhiên tùy thuộc vào sự thay đổi về lƣợng, giá trị và thành phần của tài sản, công nợ và giá trị ròng của một đơn vị để phân loại cho phù hợp. Các phân loại này gồm các chỉ tiêu sau:
+ Tài sản phi tài chính: tài sản cố định; hàng lƣu kho; hàng hóa giá trị; tài sản phi sản xuất.
+ Tài sản tài chính: tiền mặt, tiền gửi, chứng khoán, cổ phiếu, vốn vay, vốn sở hữu, dự trữ kỹ thuật bảo hiểm, công cụ tài chính phái sinh và tài khoản phải thu khác phát sinh ở trongnƣớc và ởnƣớc ngoài.
+ Công nợ: tiền mặt, tiền gửi, chứng khoán, cổ phiếu, vốn vay, vốn sở hữu, dự trữ kỹ thuật bảo hiểm, công cụ tài chính phái sinh và tài khoản phải thu khác phát sinh ở trongnƣớc và ở nƣớc ngoài.
+ Các khoản mục ghi nhớ.
Để thực hiện phân loại nhóm các phân loại còn lại này điệu kiện cần phải có hệ thống kế toán kế toán dồn tích nghĩa mọi giao dịch đƣợc ghi chép vào thời điểm giá trị kinh tế đƣợc tạo ra, chuyển đổi, trao đổi, chuyển giao, hoặc mất đi. Áp dụng cơ sở dồn tích cũng có nghĩa là các giao dịch phi tiền tê cũng đƣợc tổng hợp đầy đủ. Nếu chƣa áp dụng đƣợc phân loại còn lại này, thì chúng ta vẫn có thể có đƣợc thông tin này, theo cách khác nhƣng dự liệu đƣợc phản ánh đơn giản hơn, chỉ ghi chép các giao dịch tiền mặt phát sinh, mà không ghi chép đƣợc sự biến động của giao dịch theo giá cả thị trƣờng. Do đó, chỉ phản ánh đƣợc một phần phân loại theo GFS.
Ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng hệ thống kế toán tiền mặt,.nNên có
một số tiêu chí chƣa thể thực hiện theo dõi đƣợc phân loại theo các nhóm phân
loại còn lại này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những thông tin theo dõi các tài sản này theo giá trị tại thời điểm phát sinh giao dịch tiền mặt.