Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân loại ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 57 - 62)

4. Kết cấu của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu khoa học có rất nhiều phƣơng pháp cụ thể hay còn gọi là các kỹ năng nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên với chuyên ngành Quản lý kinh tế và phạm vi nghiên cứu của luận văn là quản lý hoạt động phân loại NSNN theo thông lệ quốc tế của Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam, nội dung nghiên cứu chủ yếu liên quan đến lý luận, do vậy tác giả sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

2.2.1.Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu là phƣơng pháp chủ yếu thực hiện trong nghiên cứu luận văn, đặc biệt là Chƣơng 1 của luận văn.

Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết là phƣơng pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và tƣ tƣởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tƣợng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.

Trong nhóm các Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết có các phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, Phƣơng pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết, Phƣơng pháp mô hình hóa, Phƣơng pháp sơ đồ, Phƣơng pháp giả thuyết (phƣơng pháp đề xuất và kiểm chứng giả thuyết),

Nghiên cứu lý thuyết thƣờng bắt đầu từ phân tích các tài liệu để tìm ra cấu trúc, các xu hƣớng phát triển của lý thuyết. Từ phân tích lý thuyết, lại cần tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù tiến tới tạo thành lý thuyết khoa học mới.

Formatted: Font: Bold

Formatted: Lv 3, Space Before: 6 pt, After: 6 pt, Outline numbered + Level: 3 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 0 cm + Indent at: 1.27 cm

Formatted: Indent: First line: 0.99 cm, Space Before: 6 pt, After: 6 pt

Formatted: Lv 2, Space Before: 6 pt, After: 6 pt, Line spacing: Multiple 1.3 li, Outline numbered + Level: 2 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 0 cm + Indent at: 1.27 cm

Formatted: Indent: First line: 0.99 cm, Space Before: 6 pt, After: 6 pt, No bullets or numbering

Formatted: Lv 3, Space Before: 6 pt, After: 6 pt, Line spacing: Multiple 1.3 li, Outline numbered + Level: 3 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 1 + Alignment: Left + Aligned at: 0 cm + Indent at: 1.27 cm

- Phƣơng pháp phân tích lý thuyết: là phƣơng pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.

- Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lƣu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.

+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nƣớc hay ngoài nƣớc, tác giả đƣơng thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trƣớc đối tƣợng.

+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).

- Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết:là phƣơng pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. + Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ. + Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tƣơng tác.

+ Làm tái hiện quy luật. Đây là bƣớc quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.

+ Giải thích quy luật. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đƣa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tƣợng.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích đƣợc tiến hành theo phƣơng

hƣớng tổng hợp, còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Trong nghiên cứu lý thuyết, ngƣời nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu.

Xuất phát từ phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, tác giả luận văn đã áp dụng vào việc nghiên cứu Luận văn này nhƣ sau:

Nghiên cứu lý thuyết về ngân sách nhà nƣớc để thấy đƣợc vai trò quan trọng của NSNN trong nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu lý thuyết về phân loại NSNN nói chung. Từ đó nhận thức đƣợc yêu cầu quản lý NSNN nhằm đƣa ra các phân loại NSNN phù hợp với yêu cầu quản lý NSNN

Nghiên cứu cách phân loại NSNN theo các tổ chức quốc tế nhƣ Phân loại GFS của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), phân loại COFOG của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), để rút ra nhƣng yêu cầu đối với hoạt động phân loại NSNN của Việt Nam để phù hợp với thông lệ của các tổ chức quốc tế.

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn

Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn là các phƣơng pháp trực tiếp tác động vào đối tƣợng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và quy luật vận động của đối tƣợng đó, giúp ngƣời nghiên cứu thu thập thông tin hoặc làm nảy sinh các ý tƣởng nghiên cứu và đề xuất sáng tạo.

Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm các phƣơng pháp cụ thể nhƣ sau: phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp điều tra, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp thực nghiệm khoa học, phƣơng pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.

Trong phạm vi nghiên cứu Luận văn này tác giả luận văn đã sử dụng phƣơng pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm để phục vụ cho việc đƣa ra các giải pháp cho nghiên cứu của mình.

Phƣơng pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tế, đem lý luận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra lý

Formatted: Lv 3, Space Before: 6 pt, After: 6 pt, Line spacing: Multiple 1.3 li

luận cao hơn. Xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho khoa học và thực tiễn.

Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm quản lý hệ thống mục lục NSNN của 2 quốc gia có sự ảnh hƣởng lớn đến Việt Nam, để học tập kinh nghiệm:

- Pháp: Quốc gia đã có thời kỳ dài đô hộ nƣớc ta, nên đất nƣớc ta có những đặc điểm tƣơng đồng về cách thức tổ chức bộ máy chính quyền, cách quản lý NSNN chịu ảnh hƣởng lớn từ nƣớc Pháp, nên nghiên cứu cách phân loại NSNN của Pháp sẽ giúp chung ta hoàn thiện phân loại của Việt Nam tốt hơn.

- Trung Quốc: là đất nƣớc láng giềng, có nhiều đặc điểm về địa lý, văn hóa, chế độ Đảng, chính quyền có nhiều nét tƣơng đồng, nhƣng phạm vi lãnh thổ thì lớn hơn Việt Nam rất nhiều. Nên đây cũng là một nƣớc ta nên học tập kinh nghiệm.

Ngoài ra, qua kinh nghiệm quản lý hoạt động phân loại NSNN của Hà Lan cũng đáng để chúng ta cần phải suy ngẫm. Việc quản lý hoạt động phân loại NSNN đơn giản, những vẫn đảm bảo tính hiệu quả, cung cấp đầy đủ thông tin quản lý, do thực hiện quản lý NSNN theo kết quả đầu gia. Đây cũng là mục tiêu Việt Nam hƣớng đến trong tƣơng lai.

Đồng thời, lLuận văn nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phân loại NSNN của Việt Nam trong thời gian qua để đƣa ra hƣớng nghiên cứu phù hợp.

2.2.3.Phƣơng pháp so sánh, đánh giá

Thông qua đƣa ra ƣu điểm, nhƣợc điểm trong giai đoạn hiện nay, để nhìn nhận, đánh giá tình hình thực hiện hệ thống mục lục NSNN hiện tại một cách khách quan và xác định các vấn đề cần phải có giải pháp hoàn thiện.

So sánh phân loại NSNN Việt Nam đang thực hiện với phân loại ngân sách của các tổ chức quốc tế có uy tín, để xem xét mức độ phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua đó, xem xét khả năng vận dụng phân loại ngân sách cho phù hợp với yêu cầu quản lý NSNN của Việt Nam.

Formatted: English (United States)

Formatted:Chữthường, Indent: First line: 0.99 cm

Formatted: Lv 3, Space Before: 6 pt, After: 6 pt, Outline numbered + Level: 3 + Numbering Style: 1, 2, 3, … + Start at: 3 + Alignment: Left + Aligned at: 0 cm + Indent at: 1.27 cm, Tab stops: Not at 1.5 cm

Formatted: Font: Not Bold, Not Italic

Formatted: Indent: First line: 0.99 cm

Formatted: Font: Not Bold, Not Italic

Formatted: Font: Not Bold, Not Italic

Formatted: Lv 3, Indent: Left: 1.27 cm, Space Before: 6 pt, After: 6 pt, Tab stops: Not at 1.5 cm

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÂN LOẠI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phân loại ngân sách nhà nước theo thông lệ quốc tế của kho bạc nhà nước việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)