Những mặt còn hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 98 - 101)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh

3.4.2. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những kết quả quan trọng trong quản lý tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua, qua quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng tại chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh cũng nảy sinh những bất cập cần tiếp tục đƣợc tháo gỡ, đó là:

Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội Hà Tĩnh.

Thứ nhất: Nguồn lực để thực hiện các chƣơng trình tín dụng chính sách còn hạn chế so với nhu cầu thực tế của ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách; ngân sách nhà nƣớc cấp bổ sung vốn điều lệ, vốn các chƣơng trình tín dụng chính sách chƣa kịp thời. Bên cạnh đó, ngân sách địa phƣơng chuyển sang NHCSXH để cho vay ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác trên địa bàn còn ít: Tỷ lệ nguồn vốn ngân sách địa phƣơng ủy thác để cho vay còn thấp so với bình quân chung cả nƣớc (Hà Tĩnh 1,61%, bình quân cả nƣớc 4,5 %).

Thứ hai: Cơ chế cho vay một số chƣơng trình chƣa phù hợp với thực tiễn: Mức cho vay chƣơng trình Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn, cho vay giải quyết việc làm…còn thấp, chƣa phù hợp với biến động của giá cả thị trƣờng. Cơ chế quản lý, phân bổ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm do nhiều đơn vị tham gia, gây khó khăn cho việc theo dõi, quản lý, vốn vay bị dàn trải, hiệu quả thấp. Một số đối tƣợng bị rủi ro chƣa có cơ chế xử lý phù hợp nhƣ lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài phải về nƣớc do không đủ sức khỏe, tay nghề thấp, mất việc làm, thu nhập thấp không đủ trả nợ; học sinh sinh viên vay vốn học tập bị chết, bị đau ốm không còn khả năng theo học...

Thứ ba: Nguồn nhân lực mỏng (trung bình một PGD huyện chỉ khoảng 9 - 10 cán bộ) trong khi địa bàn quản lý rộng tới các xã vùng sâu vùng xa nên công tác quản lý tín dụng tại địa bàn xã chƣa đƣợc triệt để, chƣa có các biện pháp kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên nên vẫn còn tình trạng xâm tiêu, sử dụng vốn sai mục đích.

Thứ tư: Công tác tuyên truyền tín dụng chính sách chƣa đƣợc thực hiện liên tục và hiệu quả, chƣa đến đƣợc thƣờng xuyên với đông đảo đối tƣợng chính sách. Điều này khiến cho khách hàng là các hộ nghèo và đối tƣợng chính sách chƣa đƣợc

nắm bắt đƣợc thƣờng xuyên các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, các chƣơng trình cho vay ƣu đãi của NHCSXH. Sự hạn chế về nhận thức và hiểu biết của các đối tƣợng cũng vì vậy bị tăng lên, khiến cho việc sử dụng vốn ƣu đãi trở nên kém hiệu quả hơn.

Thứ năm: Sự phối hợp giữa NHCSXH với các tổ chức Hội, đoàn thể có nơi, có lúc chƣa đƣợc tốt nhƣ: Việc cung cấp thông tin về kết quả thực hiện cũng nhƣ những tồn tại phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cho các tổ chức chính trị xã hội chƣa đƣợc thƣờng xuyên, đặc biệt là số liệu và tình hình tồn đọng nợ, nợ bị cán bộ hội và tổ TK&VV xâm tiêu, chiếm dụng. Bên cạnh đó, công tác phối hợp chƣa thực hiện tốt chế độ giao ban giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị xã hội cùng cấp để giải quyết những vƣớng mắc, tồn tại trong quá trình triển khai.

Thứ sáu: Một số cán bộ Ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về chuyên môn, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp còn hạn chế nên làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH.

Đối với các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác:

Thứ nhất: Các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác ở một số nơi chƣa bao quát toàn diện đến các nội dung công việc ủy thác. Trong đó, yếu nhất là khâu kiểm tra, giám sát của tổ chức Hội đối với ngƣời vay sau khi nhận tiền vay, giúp ngƣời vay sử dụng vốn đúng mục đích. Điều này dẫn đến các tổ chức Hội, đoàn thể chƣa kịp thời phát hiện các sai sót của hộ vay, của Ban quản lý Tổ TK&VV để chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời.

Thứ hai: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo chƣa thực sự sâu sát và quyết liệt. Việc lãnh đạo của các tổ chức này chủ yếu mang tính kiêm nhiệm nên hiệu quả chƣa cao. Một số cán bộ Hội còn thiếu về số lƣợng và yếu về chuyên môn, thƣờng xuyên có sự thay đổi nhân sự nên ảnh hƣởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ ủy thác. Cá biệt còn có một số nơi cán bộ lợi dụng làm ủy thác đã tham ô, chiếm dụng vốn của ngƣời vay nhƣng các tổ chức Hội chƣa có các giải pháp để ngăn chặn và xử lý dứt điểm.

Thứ ba: Việc phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm... cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách còn hạn chế.

Công tác tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách tín dụng còn nhiều bất cập.

Đối với Tổ TK&VV:

Thứ nhất: Chất lƣợng hoạt động của các Tổ TK&VV chƣa đồng đều, còn nhiều Tổ yếu kém, hiệu quả hoạt động chƣa cao. Các hạn chế đó là: Trình độ, nhận thức, trách nhiệm của nhiều Ban quản lý Tổ còn kém, Tổ trƣởng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, không tổ chức sinh hoạt Tổ theo quy định...

Thứ hai: Một số nơi, Ban quản lý Tổ TK&VV chƣa thực hiện tốt việc giám sát sử dụng vốn vay của các hộ vay, chƣa tích cực tuyên truyền vận động hộ vay trả nợ theo phân kỳ, trả lãi tồn đọng và vận động tổ viên gửi tiền tiết kiệm dẫn đến nhiều hộ vay chƣa nhận thức đƣợc trách nhiệm trả nợ, trả lãi theo đúng quy định, không tham gia sinh hoạt Tổ...

Thứ ba: Tình trạng Tổ chƣa thực hiện việc bình xét khi cho vay hoặc có bình xét nhƣng còn mang tính chất chia đều, hộ vay sử dụng vốn sai mục đích, nhiều trƣờng hợp Tổ trƣởng Tổ TK&VV vay ké, vay hộ, chiếm dụng vốn của hộ vay.

Thứ tư: Ở một số địa phƣơng, việc thành lập tổ TK&VV chƣa có sự kết hợp hài hòa giữa việc tổ chức Tổ TK&VV theo tổ chức Hội và Tổ TK&VV theo địa bàn, nên kết quả hoạt động của một số Tổ và Hội còn bị hạn chế.

Đối với chính quyền các cấp:

Thứ nhất: Do nhân sự của Ban giảm nghèo cấp xã thƣờng xuyên thay đổi khiến cho cán bộ trực tiếp phụ trách công tác tín dụng chính sách không ổn định, làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của Ban giảm nghèo.

Thứ hai: Việc xác nhận đối tƣợng cho vay của chính quyền nhiều khi còn mang tính “nể nang”, cơ chế “xin – cho” gây ảnh hƣởng đến việc thu hồi vốn của NHCSXH.

Thứ ba: Sự phối hợp giữa chính quyền địa phƣơng, các tổ chức Hội, đoàn thể với các Trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ để tập huấn, nâng cao kinh nghiệm sản xuất cho hộ vay còn hạn chế.

Đối với Ban đại diện HĐQT NHCSXH:

Thứ nhất: Các thành viên của Ban đại diện HĐQT NHCSXH chủ yếu mang tính chất kiêm nhiệm nên đôi lúc chƣa sâu sát và quan tâm đúng mức. Công tác

kiểm tra giám sát chƣa đƣợc chỉ đạo thực hiện thƣờng xuyên và hiệu quả.

Thứ hai: Việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thƣ về việc hàng năm đề xuất với UBND các cấp trình HĐND trích một phần Ngân sách chuyển sang NHCSXH để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác còn nhiều bất cập, hạn chế.

Thứ ba: Việc chỉ đạo rà soát, bổ sung danh sách hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách ở một số địa phƣơng chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên làm ảnh hƣởng tới việc hỗ trợ vốn kịp thời cho các đối tƣợng này.

Đối với khách hàng:

Thứ nhất: Một bộ phận ngƣời nghèo và đối tƣợng chính sách còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách chế độ, xem việc vay vốn nhƣ cho không của Nhà nƣớc. Nhiều hộ đã thoát nghèo nhƣng chây ỳ không trả nợ hay bỏ đi khỏi địa phƣơng nên khó khăn cho NHCSXH trong việc xử lý, đôn đốc thu hồi nợ.

Thứ hai: Do đối tƣợng vay vốn là hộ nghèo và đối tƣợng chính sách nên trình độ, nhận thức của khách hàng còn thấp, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh còn hạn chế dẫn đến sử dụng vốn chƣa hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)