1.3. Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tín dụng tại NHCSXH
1.3.4.1. Nhân tố chủ quan
Thứ nhất, chương trình tín dụng chính sách. Đây là nhân tố quan trọng, ảnh hƣởng đến việc quản lý hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH. Hiện nay, tại NHCSXH các chƣơng trình cho vay đƣợc thực hiện theo quy định của Chính phủ về đối tƣợng, lãi suất, thời hạn, mức cho vay...NHCSXH với vai trò là đơn vị cầu nối chuyển tải vốn của Nhà nƣớc đến với hộ nghèo và đối tƣợng chính sách cần tích cực tham mƣu cho Chính phủ hoàn thiện hơn nữa các cơ chế, chính sách tín dụng phù hợp với nhu cầu thực tế, đáp ứng tối ƣu nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả chất lƣợng quản lý tín dụng chính sách.
Thứ hai, công tác tổ chức của Ngân hàng. Công tác này đƣợc sắp xếp một cách có khoa học, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng, ban, giữa Hội sở tỉnh với các phòng giao dịch huyện thị, cũng nhƣ giữa ngân hàng với các cơ quan ban ngành, các tổ chức Hội, đoàn thể sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, quản lý sát sao các việc cho vay cũng nhƣ huy động vốn. Đây là cơ sở để quản lý có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách.
Thứ ba, chất lượng nhân sự ngân hàng. Con ngƣời là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sự thành bại trong quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng đặc biệt là tại NHCSXH. Với đặc thù cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách, cán bộ ngân hàng cần nắm vững các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc để tuyên truyền đến các hộ vay, qua đó tƣ vấn, hƣớng dẫn giúp họ sử dụng vốn có hiệu quả. Bên cạnh đó, do các đối tƣợng vay vốn có điều kiện sống rất khó khăn, họ rất dễ mặc cảm về hoàn cảnh của mình cho nên thái độ, đạo đức của cán bộ ngân hàng cũng rất quan trọng, tác động lớn đến tâm lý của khách hàng. Điều này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải tạo ra sự thân thiện, gần gũi với khách hàng, để khách hàng coi NHCSXH thực sự là ngƣời bạn tin cậy, gần gũi của mình.
Với lý do đó, việc bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, năng lực cũng nhƣ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ nhân viên đối với NHCSXH là rất cần thiết, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng chính sách. Đây là nền tảng quan trọng để NHCSXH thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng của mình, đóng góp vào công cuộc giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, đƣa NHCSXH ngày càng phát triển bền vững.
Thứ tư, cơ sở vật chất.
Trong hoạt động Ngân hàng, điều kiện cơ sở vật chất đóng một vai trò hết sức quan trọng, tạo tiền đề để Ngân hàng nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng. Trƣờng hợp cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn thì việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Ngân hàng đề ra sẽ rất khó khăn. Đối với NHCSXH, điều này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng do đặc thù chủ yếu giải ngân tại Điểm giao dịch xã. Vì vậy, NHCSXH muốn tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín đối với
khách hàng, duy trì hoạt động bền vững thì trƣớc hết cần đầu tƣ hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị. Với nguồn lực hạn chế, để làm đƣợc điều này đòi hỏi sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Ban ngành nhằm gia tăng nguồn lực và hoàn thiện về cơ sở vật chất cho NHCSXH.
1.3.4.2. Nhân tố khách quan
Thứ nhất, các yếu tố thuộc về môi trường pháp lý.
Môi trƣờng pháp lý ở đây không chỉ là hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng, mà còn là khả năng nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của ngƣời dân, các chế tài phù hợp để có tác dụng răn đe. Để làm đƣợc điều này đòi hỏi công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cần đƣợc chú trọng. Trong môi trƣờng pháp lý, chính sách tín dụng có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả cho vay. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn cho vay, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các loại cho vay đƣợc thực hiện… Toàn bộ hoạt động cho vay diễn ra nhƣ thế nào phần lớn tuân theo hƣớng dẫn của chính sách tín dụng đề ra. Cho nên, chính sách tín dụng cần phải đƣợc xây dụng hợp lý, có sự linh hoạt, vì nếu cứng nhắc thì sẽ ảnh hƣởng bất lợi đến chất lƣợng tín dụng. Nếu chính sách tín dụng đồng bộ và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các nhà quản lý có căn cứ phù hợp và thống nhất khi lập kế hoạch quản lý và ngƣợc lại. Do đó, môi trƣờng pháp lý có ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động quản lý tín dụng của NHCSXH.
Thứ hai, các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế.
Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kỳ một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hƣởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của NHCSXH có thể đƣợc coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt là công tác quản lý hoạt động tín dụng. Những tác động do môi trƣờng kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hộ gia đình, qua đó gián tiếp ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng ngân hàng.
Thứ ba,các yếu tố thuộc về tự nhiên – xã hội.
Với đặc thù của NHCSXH là cho vay vốn hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách – những đối tƣợng thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, bão lũ, dịch bệnh... Những tác động này làm ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống nhân dân, khiến cho cuộc sống của hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách đã khó khăn nay còn khó khăn hơn. Khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số hộ nghèo, hộ chính sách bị rủi ro, hiệu quả sử dụng vốn thấp, dẫn đến nợ đến hạn chƣa có khả năng trả, ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả hoạt động của NHCSXH.