Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 107)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hà Tĩnh

4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Tại Báo cáo định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 nêu rõ: “Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, gắn với nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đáp ứng khả năng cạnh tranh trên thƣơng trƣờng; đầu tƣ phát triển văn hóa - xã hội tƣơng xứng với phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh gắn với bảo vệ môi trƣờng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh. Tiếp tục huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn xã hội hóa đầu tƣ nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bƣớc hiện đại; đƣa Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo hƣớng công nghiệp hiện đại”.

Về phát triển kinh tế: “Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 22%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân đầu ngƣời đạt trên 120 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 80 triệu đồng (khu vực nông thôn đạt 65 triệu đồng); tỷ trọng các khu vực: công nghiệp - xây dựng trên 56%; dịch vụ trên 34%; nông - lâm nghiệp - thủy sản dƣới 10%; thu ngân sách trên địa bàn đạt 46.000 tỷ đồng. Trong đó thu nội địa trên 24.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 5 tỷ USD; giá trị sản xuất đạt 140 triệu đồng/ha/năm; tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 60% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; độ che phủ rừng trên 55%; trên 50% số xã, 3 - 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới và có xã nông thôn mới kiểu mẫu. Hàng năm bình quân mỗi xã có thêm 3 - 5 doanh nghiệp, 3 - 4 hợp tác xã, 10 tổ hợp tác.”

Về phát triển xã hội: Quy hoạch đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 3-4%/năm, đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% và đến năm 2020

đạt 70%, bình quân mỗi năm tạo thêm việc làm cho trên 3,2 vạn lƣợt lao động.

4.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của NHCSXH Việt Nam đến năm 2020

Mục tiêu tổng quát của NHCSXH đến năm 2020 là: “Phát triển NHCSXH theo hƣớng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nƣớc; gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác”.

Để thực hiện đƣợc mục tiêu tổng quát đó, NHCSXH đặt ra các mục tiêu cụ thể nhƣ sau:

- 100% ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều đƣợc tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

- Dƣ nợ tăng trƣởng bình quân hàng năm khoảng 10%. - Tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 3%/tổng dƣ nợ.

- Đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ. - Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ.

- Hiện đại hoá các hoạt động nghiệp vụ, hội nhập với hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

- Hoàn thiện, phát huy hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro.

- Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ và hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội.

4.1.3. Định hướng hoạt động tín dụng của NHCSXH Hà Tĩnh đến năm 2020

Tín dụng chính sách tiếp tục là công cụ kinh tế hữu hiệu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều nhanh và bền vững; thực hiện hiệu quả Chiến lƣợc phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 và Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.

Trên cơ sở đó, cùng với định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã đƣa ra định hƣớng hoạt động cho giai đoạn 2017 – 2020 nhƣ sau:

“Tiếp tục mở rộng quy mô tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách; vốn đầu tƣ phải đến đúng đối tƣợng thụ hƣởng theo quy định. Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phƣơng, sự phối hợp của các ngành liên quan, các tổ chức CT-XH để gắn hoạt động tín dụng chính sách với chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo của địa phƣơng; giúp ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách sử dụng vốn có hiệu quả. Kiên trì triển khai mô hình quản lý, củng cố nâng cao chất lƣợng điểm giao dịch xã, tổ TK&VV; tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát giúp cơ sở chấn chỉnh kịp thời các tồn tại. Thực hiện tốt công tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ và các tổ chức hội làm uỷ thác. Thực hiện tốt Chỉ thị 09/2004/CT-TTg của Chính phủ về tăng cƣờng năng lực tài chính cho NHCSXH”.

Một số mục tiêu cụ thể:

- 100% hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều đƣợc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ do NHCSXH cung cấp.

- Thực hiện hoàn thành kế hoạch huy động vốn hàng năm. - Dƣ nợ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt từ 8% - 10%. - Tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn đạt trên 70%.

- Tỷ lệ nợ quá hạn dƣới 0,1%.

- Tổ chức tốt việc giao dịch tại xã, tỷ lệ giải ngân, thu lãi trên 98%, tỷ lệ thu nợ đạt trên 90%.

- Trên 90% Tổ TK&VV xếp loại tốt, khá, không có Tổ yếu kém. - 100% Tổ TK&VV vận động tổ viên gửi tiền gửi tiết kiệm.

- Đơn giản thủ tục, hồ sơ, tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ.

- Không để xảy ra các vụ việc xâm tiêu, chiếm dụng vốn, sai phạm liên quan đến cán bộ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)