5. Kết cấu của luận văn:
1.2 Cơ sở lý luận về công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp:
1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực
Công tác đào tạo của tổ chức không đứng độc lập mà còn chịu tác động bởi rất nhiều các yếu tố cả các yếu tố bên ngoài và bên trong. Nhận biết tác động của các yếu tố này tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức sẽ giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch đào tạo đúng đắn hơn, bám sát mục tiêu của mình.
Các nhân tố tác động chính tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có thể đƣợc phân loại thành các nhóm nhƣ sau:
1.2.3.1. Các nhân tố môi trƣờng bên ngoài
Đây là các nhân tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, các nhân tố chủ yếu là môi trƣờng kinh tế, pháp luật về lao động và thị trƣờng lao động, khoa học công nghệ và các yếu tố văn hóa, xã hội của quốc gia.
- Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, dân số...có ảnh hƣởng trực tiếp đến nhu cầu nhân lực cả về chất lƣợng và số lƣợng, tác động đến thu nhập, đời sống của ngƣời lao động. Điều này sẽ tạo cơ hội hoặc áp lực cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
- Pháp luật về lao động và thị trường lao động tác động đến cơ chế và chính sách trả lƣơng của doanh nghiệp, dẫn đến sự thay đổi về mức độ thu hút nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp phải đƣợc thực hiện phù hợp với pháp luật về lao động và thị trƣờng lao động.
- Khoa học công nghệ phát triển làm xuất hiện những ngành nghề mới, đòi hỏi ngƣời lao động phải đƣợc trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Do đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp càng trở nên bức
bách hơn.
- Các yếu tố văn hóa, xã hội của quốc gia có tác động lớn đến tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các giá trị của ngƣời lao động. Và nhƣ vậy, nó ảnh hƣởng đến cách tƣ duy và các chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm phát huy cao độ những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những mặt tiêu cực trong tác phong lao động của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
- Cạnh tranh thu hút nhân lực của doanh nghiệp trong cùng ngành tác động mạnh đến số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Nó tạo ra sự di chuyển nguồn nhân lực từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
- Khả năng cung ứng của các cơ sở đào tạo là rất quan trọng cho các doanh nghiệp, khả năng này cao hay thấp trực tiếp ảnh hƣởng đến mức độ dƣ thừa hay khan hiếm nguồn nhân lực trong các thời kỳ khác nhau.
Trong đó cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực và khả năng cung ứng của các cơ sở đào tạo tác động đến yếu tố cung lao động ngành, làm gia tăng áp lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và ảnh hƣởng đến định hƣớng, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp.
1.2.3.2. Các yếu tố môi trƣờng bên trong
Môi trƣờng nội bộ bao gồm các yếu tố thuộc về nguồn lực bên trong doanh nghiệp, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. - Chính sách thu hút nguồn nhân lực
Chính sách thu hút nguồn nhân lực thể hiện quan điểm về mục đích, yêu cầu, đối tƣợng và cách thức tuyển chọn lao động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực với cơ cấu phù hợp để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn hiện tại hay tƣơng lai.
Một doanh nghiệp có chính sách thu hút nguồn nhân lực phù hợp và hấp dẫn, xuất phát từ việc hoạch định nguồn nhân lực chính xác và khoa học, sẽ thu hút đƣợc nhiều ngƣời đảm bảo chất lƣợng hơn, tức là nhân lực có chất lƣợng ban đầu cao hơn. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
- Chế độ bố trí, sử dụng nguồn nhân lực
Chế độ bố trí, sử dụng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Phân công đúng ngƣời, đúng việc, đánh giá đúng tính chất và mức độ tham gia, đóng góp của từng ngƣời lao động để khích lệ, đãi ngộ họ kịp thời sẽ mang lại mức độ sinh lợi cao của hoạt động chung và tạo ra sự động viên to lớn đối với ngƣời lao động.
Khi nào, ở đâu có cách sử dụng nhân lực nhƣ vậy, khi đó, ở đó ngƣời lao động không chỉ thể hiện, cống hiến tối đa những phẩm chất lao động sẵn có mà còn tự đầu tƣ, tự tổ chức không ngừng nâng cao trình độ (kiến thức và kỹ năng) của mình. Nó tạo tiền đề vững chắc cho phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.
- Chế độ đãi ngộ
Các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối với ngƣời lao động là một trong những yếu tố cốt lõi để duy trì và phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp. Cụ thể là thiết lập và áp dụng các chính sách hợp lý về lƣơng bổng, khen thƣởng, kỷ luật, hoàn thiện môi trƣờng, điều kiện làm việc, thực hiện các chế độ về y tế, bảo hiểm và an toàn lao động. Để giữ đƣợc nhân viên giỏi, về lâu dài xét trên mặt bằng chung, doanh nghiệp thƣờng phải có mức lƣơng cao hơn mức trung bình của thị trƣờng cùng lĩnh vực.
Hình thức khen thƣởng cũng nên nghiên cứu và cải thiện, thực tế cho thấy các hình thức khen thƣởng mang tính đại trà không đem lại hiệu quả cao,
không tạo những động lực rõ rệt thúc đẩy sự làm việc tích cực hơn của nhân viên.
- Môi trường làm việc
Môi trƣờng làm việc là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn nhân lực cho mình, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Để tạo lập môi trƣờng làm việc thực sự thân thiệt, gắn bó và đƣợc duy trì bền vững, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là vấn đề hết sức cần thiết.
Văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tƣ liệu, thông tin nói chung đƣợc gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại đƣợc. Về công tác quản lý, điều hành, các nhà quản trị đều hiểu rằng phƣơng thức dựa vào sự giám sát và chỉ huy nghiêm ngặt là không phù hợp. Nó dần bị thay thế bởi một phƣơng thức quản lý chú trọng nhiều hơn đến tính nhân văn, một phƣơng thức có khả năng kích thích tính tự chủ, sáng tạo. Dƣới góc độ môi trƣờng làm việc trong phát triển nguồn nhân lực, văn hóa doanh nghiệp đƣợc phân tích trên các tiêu chí cơ bản: Tác phong làm việc, phong cách lãnh đạo, quan hệ giữa các nhân viênvà đặc điểm nhân viên.
- Tiềm lực tài chính
Tài chính là một trong những yếu tố cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Nó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực thi các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần phải đƣợc xem xét phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp.
- Trình độ công nghệ
là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với công nghệ sản xuất đang đƣợc áp dụng và những dự kiến thay đổi công nghệ trong tƣơng lai của doanh nghiệp.