CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3 Đánh giá chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty TNHH
TNHH Hồng Mỹ từ năm 2011 đến 2014
3.3.1 Một số đánh giá chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty
Nhìn chung công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Hồng Mỹ đã thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc, không những đem lại hiệu quả riêng cho Công ty mà còn đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho tỉnh Thanh Hóa. Công ty đã biết tận dụng những thuận lợi để thực hiện tốt hơn công việc của mình và phát huy đƣợc hết khả năng, tác phong và thái độ của ngƣời lao động.
Hiện nay việc bố trí những ngƣời lao động của Công ty còn chƣa đúng năng lực về đúng năng lực, sở trƣờng của họ. Việc bố trí đúng năng lực sở trƣờng của ngƣời lao động sẽ tạo cho họ có khả năng phát huy năng lực, rèn luyện họ làm việc theo phong cách khoa học, theo ý thức trách nhiệm và theo
một quy trình nghiêm ngặt. Mặt khác, cần điểu chuyển những ngƣời không đủ trình độ năng lực sang làm những công việc phù hợp hơn với chuyên môn, năng lực của họ. Có nhƣ vậy bộ máy quản lý mới tinh gọn và dễ dàng hơn cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đƣợc giao.
3.3.2 Những ƣu điểm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty
- Trƣớc khi tiến hành đào tạo Công ty đã phân tích kỹ nhu cầu đào tạo từ phân tích công ty, phân tích nhu cầu công việc và phân tích nhu cầu nhân viên nên hầu hết các chƣơng trình đào tạo đều đem lại hiệu quả cho Công ty.
- Các chƣơng trình đào tạo đã tạo ra đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, kỹ năng vững vàng hơn, tự tin hơn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc đã làm cho kết quả kinh doanh không ngừng tăng lên góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty.
- Ý thức kỷ luật từng bộ phận trong Công ty tăng lên rõ rệt, bầu không khí trong Công ty ngày càng đƣợc cải thiện, mọi thành viên trong Công ty đều đƣợc tạo điều kiện để phát huy tài năng của mình và yên tâm làm việc trong bầu không khí dân chủ, thân thiện, đoàn kết.
- Một số hình thức đào tạo ngoài do có đội ngũ giáo viên giỏi, giáo trình biên soạn với nội dung phong phú cùng với trang thiết bị hiện đại nhƣ: máy chiếu, đạo cụ… đã làm cho các học viên dễ thích nghi hơn với môi trƣờng làm việc thực tế. Hơn nữa hình thức đào tạo nội bộ nhƣ kèm cặp, chỉ dẫn công việc, thảo luận hội nghị đã làm cho cán bộ quản lý và nhân viên dƣới quyền dễ dàng hợp tác với nhau hơn trong công việc. Các hình thức này không những khai thác , tận dụng đƣợc năng lực , kinh nghiệm và sự sáng tạo của đội ngũ nhân viên hiện có mà còn tiết kiệm chi phí đào tạo cho Công ty.
3.3.3 Những nhƣợc điểm và nguyên nhân trong công tác đào tạo a, Nhƣợc điểm trong công tác đào tạo: a, Nhƣợc điểm trong công tác đào tạo:
Để có thể thực hiện tốt công tác đào tạo, nội dung đào tạo phong phú thôi là chƣa đủ, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cũng cần đƣợc hoàn thiện. HIện nay cơ sở vật chất của Công ty còn chƣa trang bị đầy đủ. Đào tạo dƣới nhà ăn công nhân vừa nóng, vừa rộng nên kiến thực bị loãng, hiệu quả đào tạo không cao .
Giáo viên đào tạo:
Đối với giáo viên đào tạo nội bộ của Công ty chƣa tích cực xuống xƣởng sản xuất để nắm rõ tình hình thực tế của Công ty. Các nội dung đào tạo cũng chƣa đánh giá hiệu quả sau mỗi khóa học. Ngoài ra, các giáo viên kiêm nhiệm trong công ty chƣa đƣợc trang bị đầy đủ các kiến thức về sƣ phạm nên trong quá trình truyền tải kiến thức cho học viên còn khá máy móc, rập khuôn. Bài giảng chƣa gắn với thực tiễn, ngôn từ đào tạo cũng chƣa đƣợc chuẩn mực và linh hoạt
Nội dung đào tạo:
- Một số nhân viên sau khi đƣợc cử đi đào tạo lại chuyển sang Công ty khác làm việc, làm cho việc đào tạo không có hiệu quả và tính chất ổn đinh của đội ngũ lao động trong Công ty chƣa cao.
- Thiếu khả năng chuyển hóa những thông tin mới có đƣợc sau khóa đào tạo và trong tình hình công việc thực tế
- Nên tăng thêm thời gian đào tạo; tích cực tổ chức đào tạo cho công nhân hơn - Chỉ đào tạo nội dung cần thiết, đào tạo quá nhiều sẽ tốn thời gian, ảnh hƣởng đến công việc
- Tăng cƣờng đào tạo cán bộ, chủ quản về các kiến thức. Chủ quản bộ phận cần nắm rõ kế hoạch để sắp xếp cho CNV tham gia đào tạo
b,Nguyên nhân:
- Công ty TNHH Hồng Mỹ đƣợc thành lập chƣa lâu, nên các quy trình và nội dung đào tạo vẫn chƣa thực sự bài bản và chuyên nghiệp. Trong Công ty,
nhận thức của ngƣời lao động về hoạt động đào tạo vẫn chƣa cao.
- Đối tƣợng đào tạo chủ yếu là lao động phổ thông, đến từ nhiều vùng miền khác nhau của Tỉnh Thanh Hóa, nên có nhiều sự khác biệt về văn hóa, lối sống, hơn nữa họ đều xuất thân từ gia đình nông dân nghèo nên nhân thức còn chƣa cao. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động đào tạo của Công ty. - Mỗi năm số lƣợng lao động tuyển vào công ty là khá cao. Công ty có lợi thế là dễ dàng tìm kiếm nguồn lao động dồi dào từ lực lƣợng lao động xã hội, tuy nhiên chất lƣợng lao động còn kém, các Trƣờng và trung tâm dậy nghề địa phƣơng chƣa cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức kỹ năng phù hợp với phƣơng tiện sản xuất hiện đại của một công ty nƣớc ngoài quy mô lớn nhƣ Hồng Mỹ.
- Thời gian đào tạo lại lao động mới là quá nhiều, điều này ảnh hƣởng đến sự tập trung cho đào tạo nâng cao cho lao động có tay nghề.
- Lãnh đạo của Công ty có nhiều ngƣời là ngƣời nƣớc ngoài, nên khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ cũng cản trở phần nào đến hoạt động đào tạo.
- Các cấp chính quyền đã tạo nhiều thuận lợi về hành lang pháp lý và chế độ ƣu đãi cho Công ty nƣớc ngoài nhƣ Hồng Mỹ trong hoạt động đầu tƣ sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, tuy nhiên chƣa có chính sách nào thực sự cụ thể trong việc hỗ trợ đào tạo lao động cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam.
CHƢƠNG IV: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TNHH HỒNG MỸ 4.1. Định hƣớng phát triển của Công ty TNHH Hồng Mỹ trong những năm tới:
Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu (XK) của ngành da giày đang đứng thứ 3 về tỷ lệ đóng góp giá trị vào tổng kim ngạch XK của cả nƣớc. Cùng với tốc độ tăng trƣởng, nhiều hiệp định thƣơng mại tự do đƣợc ký kết trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp da giày Việt phát triển hơn nữa. Cùng với nhu cầu gia tăng về giày dép của thị trƣờng thế giới, Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình đàm phán TPP và các hiệp định thƣơng mại tự do khác, cũng nhƣ việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ đƣợc thành lập vào cuối năm 2015, đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành da giày Việt Nam phát triển. Chẳng hạn, nếu đầu năm 2015, TPP đƣợc ký kết, lợi thế lớn nhất đối với hàng giày dép Việt Nam là đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế quan bằng 0%, từ đó giúp các doanh nghiệp da giày tăng trƣởng XK. Đây không chỉ là “cú hích” mà còn là cơ hội “vàng” cho ngành da giày phát triển cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Công ty đang đặt mục tiêu đến tháng 6-2016, Công ty sẽ nâng công suất lên 650 ngàn đôi giày/tuần, tăng 100 ngàn đôi/tuần so với hiện nay.
Phƣơng hƣớng phát triển nguồn nhân lực của Công ty trong những năm
tới:
Trong 20 năm hình thành và phát triển, ngành da giày Việt Nam đang có nhiều lợi thế và có những bƣớc tiến vƣợt bậc, cùng với lợi thế “thời kỳ dân số vàng”, Việt Nam đang có đội ngũ lao động trẻ, có tay nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực của ngành da giày phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Theo Hiệp hội bán lẻ giày Hoa Kỳ, tiềm năng của Việt Nam đối với ngành da giày rất khả quan dựa vào các yếu tố tiền đồng ổn định so với đô-la Mỹ, dân số trên 90 triệu ngƣời nhƣng có đến 42,1% lao động dƣới 25 tuổi, phí thuê nhân
công rẻ, thời gian làm việc 48 giờ/tuần, trong khi Trung Quốc là 40 giờ/tuần…. Đây là một lợi thế của ngành giầy da nói chung và công ty TNHH Hồng Mỹ nói riêng.
Tuy nhiên, dù số lƣợng lao động phổ thông làm việc tại Công ty TNHH Hồng Mỹ khá cao, họ đến với doanh nghiệp xuất thân là lao động nghèo, tâm lý khá phức tạp, trình độ văn hóa không đồng đều, nhận thức trong xã hội chƣa cao. Vì vậy đòi hỏi Ban lãnh đạo Công ty phải thấy đƣợc bức tranh tổng quát về sự phát triển của Công ty để từ đó nâng cao nhận thức cho mình về Chính sách pháp luật, hiểu sâu hơn về kỹ năng, phƣơng pháp hoạt động công đoàn. Trên cơ sở đó tham gia quản lý, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho ngƣời lao động, đồng thời tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nƣớc trong đoàn viên, góp phần cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đoàn viên và hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty đề ra.
Bên cạnh đó, Trong quá trình tổ chức sản xuất thì công tác bảo đảm an toàn vệ sinh, lao động luôn đƣợc công ty đặt lên hàng đầu. Hằng ngày, nhân viên bộ phận an toàn luôn có mặt tại công trƣờng để đánh giá các nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra. Từ đó đƣa ra những cải tiến kịp thời cũng nhƣ cảnh báo những nguyên nhân dẫn đễn mất an toàn lao động trong sản xuất. Trong năm 2015, công ty TNHH Hồng Mỹ đang xây dựng một hệ thống xử lý nƣớc thải và đã đƣợc Ban Quản lý KKTNS xác nhận đạt tiêu chuẩn. Công ty đang có kế hoạch mời Trung tâm Y tế dự phòng Thanh Hóa kiểm tra môi trƣờng lao động trong nhà máy, để công ty trang bị bảo hộ phòng, chống các yếu tố có hại do môi trƣờng làm việc gây nên cho công nhân.
Cùng với đó, công ty luôn đặt ra những yêu cầu phòng, chống tai nạn cao nhất (tuần lễ làm việc an toàn) cũng nhƣ công tác đào tạo cho công nhân mới. Tất cả các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đều đƣợc
nhà máy định kỳ mời Trung tâm Kiểm định . định kỳ hàng năm, công ty phối hợp với các cơ quan y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cũng nhƣ khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân nhằm đƣa ra những chính sách bảo đảm sức khỏe cho công nhân cũng nhƣ việc sắp xếp bố trí lại vị trí lao động cho phù hợp với sức khỏe của ngƣời lao động. Đặc biệt, công ty có bộ phận nhân quyền luôn bảo đảm việc tuân thủ luật lao động của công ty đối với công nhân (tăng ca, lƣơng, thƣởng), vấn đề này có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của hãng giày nổi tiếng thế giới
Còn về vấn đề cải thiện thu nhập và mức sống cho ngƣời lao động Công ty TNHH Hồng Mỹ đã đặt ra chỉ tiêu trong năm 2015 nhƣ sau:
STT Chỉ tiêu Dự kiến 2015
1 Tiền lƣơng bình quân 4.200.000 đ
2 Thu nhập bình quân 4.000.000 đ
Nguồn: Bộ phận kế hoạch- Công ty TNHH Hồng Mỹ
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty TNHH Hồng Mỹ:
Xuất phát từ những phân tích về thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; định hƣớng, chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hồng Mỹ trong giai đoạn 2012-2015 tác giả xin đƣa ra một số biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hơn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Hồng Mỹ nhƣ sau.
4.2.1Hoàn thiện các bƣớc trong công tác đào tạo nguồn nhân lực4.2.1.1 Đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo 4.2.1.1 Đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo
Đánh giá, xác định nhu cầu đào tạo là bƣớc đầu tiên và có thể nói là quan trọng nhất trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đánh giá, xác định đúng nhu cầu đào tạo, phát triển thì mới có cơ sở để thực hiện các bƣớc tiếp theo. Do đó, BLĐ Công ty TNHH Hồng Mỹ nói chung cũng
nhƣ lãnh đạo tại các đơn vị nói riêng cần có sự chỉ đạo quán triệt để việc xác định nhu cầu cho đào tạo và phát triển đƣợc thực hiện đầy đủ, đúng quy trình. Các bƣớc cần thiết trong xác định nhu cầu đào tạo gồm: phân tích nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động; phân tích công việc và phân tích cá nhân. Tránh bỏ sót hoặc cắt ngắn các khâu để tránh trƣờng hợp không đƣa ra đƣợc một danh sách nhu cầu cần đào tạo một cách cụ thể và chi tiết.
Theo đánh giá của tác giả thì phƣơng pháp xác định nhu cầu đào tạo theo vị trí công việc là phù hợp nhất. Ngoài ra có thể kết hợp thêm các phƣơng pháp khác nhƣ phỏng vấn, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng tại các dự án, cơ sở đào tạo. Điều này làm cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty TNHH Hồng Mỹ phù hợp với nhu cầu thực tế của mình.
4.2.1.2Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch đào tạo nên đƣợc thực hiện cho cả ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch dài hạn là kế hoạch chung nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lƣợc trong chiến lƣợc nhân sự của mình. Kế hoạch dài hạn có thể là 5 năm và phải dựa trên các mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc về nhân sự của đơn vị. Kế hoạch ngắn hạn là kế hoạch tháng, quý và năm. Đây là kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch chung.
Trên cơ sở quản lý nhân lực, đánh giá nhân lực, Nhân sự cần đƣa ra phƣơng hƣớng (chiến lƣợc) đào tạo và đào tạo lại cán bộ của Công ty TNHH Hồng Mỹ làm cơ sở cho việc định hƣớng chƣơng trình và kế hoạch đào tạo.
Với mỗi chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, việc xác định mục tiêu, đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp và thời gian đào tạo cần đƣợc thực hiện một cách đầy đủ và phù hợp nhất theo nhu cầu đào tạo.
động kinh doanh cũng nhƣ khả năng hiện tại của Công ty TNHH Hồng Mỹ. Mục tiêu cụ thể phải đƣợc xác định trong mỗi chƣơng trình đào tạo. Một mục tiêu đào tạo tốt cần phải cụ thể, lƣợng hoá đƣợc, hiện thực và quan sát đƣợc. Các mục tiêu cần cụ thể và lƣợng hóa đƣợc vì với những mục tiêu không định lƣợng đƣợc sẽ gây nhiều khó khăn cho việc đánh giá hiệu quả đào tạo sau này
Đối tƣợng đào tạo: Đối tƣợng đào tạo cần đƣợc xác định sau khi đã xác định đƣợc nhu cầu đào tạo và đƣợc xác định cho mỗi công việc, mỗi vị trí trong công việc cụ thể. Tiến trình lựa chọn đối tƣợng đào tạo cho các vị trí công việc nên dựa trên:
Tiêu chuẩn chung
Các yêu cầu công việc đối với vị trí đó Kết quả thực hiện công việc
Tính cách của đối tƣợng đƣợc đào tạo(trách nhiệm công việc, đạo đức, thái độ)
Nhu cầu của đơn vị đối với mỗi vị trí đó