1.2. Cơ sở lý luận
1.2.2. Vai trò của nguồnnhân lực và phát triển nguồnnhân lực
Ngay từ những năm 90 thế kỷ XX, triết lý kinh doanh đã có một sự thay đổi lớn từ quan niệm coi công nghệ là trung tâm chuyển sang coi con ngƣời là trung tâm, ƣu tiên con ngƣời ở khía cạnh tri thức, trình độ chuyên môn và động cơ lao động. Các nguồn lực truyền thống của sản xuất và tăng trƣởng nhƣ đất đai, tiền vốn, chính sách tài khóa và tiền tệ đang giảm dần tầm quan trọng trong khi vốn con ngƣời, tức là khả năng sáng tạo, phân phối và khai thác thông tin, kiến thức khoa học và công nghệ trở thành nhân tố so sánh lớn nhất quyết định sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp trong thị trƣờng toàn cầu.
Nếu xem xét trong phạm vi hẹp, thì vai trò nguồn nhân lực là doanh nghiệp, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là đầu vào độc lập. Đầu vào quyết định chất lƣợng, chi phí, thời hạn của các đầu vào khác; quyết định chất lƣợng, chi phí, thời hạn của các sản phẩm trung gian, sản phẩm bộ phận và sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp ( Đỗ Văn Phức, 2005). Điều này hoàn toàn đƣợc khẳng định bởi vì tất cả các hoạt động của doanh nghiệp do con ngƣời thực hiện và quay lại phục vụ cho con ngƣời.
Các lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế trong gia đoạn gần đây cũng đã chỉ ra rằng động lực có vai trò quan trọng nhất trong sự tăng trƣởng kinh tế bền vững chính là yếu tố con ngƣời, là nguồn nhân lực. Tuy nhiên các lý thuyết này cũng nhấn mạnh rằng: con ngƣời - nguồn nhân lực phải đƣợc đầu tƣ phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở thành "nguồn vốn - vốn con ngƣời, vốn nhân lực". Và nhƣ vậy ngƣời ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực. Đó chính là sự đầu tƣ cho con ngƣời thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề, chăm
sóc sức khoẻ, tạo việc làm, an sinh xã hội,... nhằm phát triển thể lực, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tay nghề; tính năng động và sức sáng tạo của con ngƣời; cùng với việc phát huy bản sắc nền văn hoá, truyền thống lịch sử của dân tộc để hun đúc thành bản lĩnh, ý chí của con ngƣời trong lao động. Đó chính là nguồn nội lực, là yếu tố nội sinh, nếu đƣợc phát huy và sử dụng có hiệu quả sẽ là động lực, nguồn sức mạnh để phục vụ cho chính con ngƣời, doanh nghiệp và xã hội.