Chức năng và nhiệm vụ của bệnhviện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại bệnh viện đa khoa tỉnh lai châu (Trang 51)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu khái quát về Bệnhviện Đa khoatỉnh Lai Châu

3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của bệnhviện

3.1.2.1. Chức năng

Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Lai Châu có 7 chức năng sau: - Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh

- Đào tạo cán bộ y tế

- Chỉ đạo tuyến dƣới về chuyên môn, kỹ thuật - Nghiên cứu khoa học về y học

- Phòng bệnh - Hợp tác quốc tế

- Quản lý kinh tế trong bệnh viện

3.1.2.2. Nhiệm vụ

- Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân các tỉnh khu vực đƣợc phân công, các đối tƣợng đi công tác, học tập, lao động ở nƣớc ngoài và kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài.

- Tham gia khám giám định y khoa theo yêu cầu của các Hội đồng Giám định Y khoa trên cơ sở phân cấp của Bộ Y tế.

- Tham gia giám định y pháp và giám định Tâm thần theo trƣng cầu của các cơ quan thực thi pháp luật

- Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện và dập tắt dịch. Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.

- Là cơ sở thực hành chính của trƣờng Trung cấp y tế Lai Châu. Tham gia đào tạo cán bộ y tế cho các huyện và trạm y tế xã trong tỉnh.

- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.

- Tổ chức các Hội nghị khoa học cấp Bệnh viện, các chƣơng trình hợp tác nghiên cứu khoa học, phối hợp trong nƣớc và với nƣớc ngoài theo sự phân công.

- Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với cơ sở khám chữa bệnh; xây dựng các dự án đầu tƣ liên doanh, liên kết với các nƣớc va các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chƣơng trình hợp tác quốc tế với bệnh viện; cử cán bộ, học viện đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nƣớc ngoài; nhận giảng viên, học viên là ngƣời nƣớc ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại bệnh viện; quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện: Nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế.

- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bƣớc cải tiến hạch toán thu chi theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Sở y tế Tỉnh Lai Châu và Bộ Y tế.

3.1.3. Cơ cấu và tổ chức của bệnh viện

3.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu đƣợc thành lập năm 2004. Là bệnh viện chuyên môn tuyến cuối của tỉnh Lai Châu với quy mô 320 giƣờng bệnh, diện tích sử dụng 7,5 ha. Cơ sở hạ tầng khang trang, trang thiết bị hiện đại.

Cơ cấu tổ chức của bệnh viện gồm ban giám đốc và 30 phòng ban chức năng đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

ản

Hình 3.1. Mô hình tổ chức bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu

( Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ-BV tỉnh Lai Châu)

Giám đốc Khoa khám bệnh Hội đồng tƣ vấn KHKT, khen thƣởng, kỷ luật Các phòng ban Khoa cận Lâm sàng Khoa Lâm sàng

Khoa sinh hóa Khoa Vi sinh Khoa huyết học TM Khoa GMPT Khoa Dƣợc Phòng Kế hoạch Phòng Kế toán Phòng vật tƣ y tế Phòng Hành chính quản trị Phòng Tổ chức Khoa Nội A Khoa HSCC Khoa Nhi Khoa Nội tổng hợp Khoa KSNK Khoa CDHA Khoa Ngoại Tổng hợp Khoa Ngoại chấn thƣơng

Khoa Truyền nhiễm

Khoa Mắt Khoa RHM Khoa Sản Khoa YHCT Khoa TMH Khoa GPB Khoa dinh dƣỡng Phòng Điều dƣỡng

3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận

- Giám đốc bệnh viện:

Là cấp quản lý có quyền lực cao nhất trong bệnh viện,Giám đốc quyết định những vấn đề quan trọng nhƣ: điều lệ hoạt động của bệnh viện, bầu các thành viên trong ban giám đốc, quyết định phƣơng hƣớng phát triển cho bệnh viện. Mặt khác, Giám đốc cũng là ngƣời trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của bệnh viện.

- Phó giám đốc:

Là ngƣời giúp đỡ Giám Đốc trong quản lý hoạt động của bệnh viện, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về nhiệm vụ đƣợc phân công. Tổng hợp trong quản lý hoạt động của các phòng ban, chuyên môn nghiệp vụ.

- Phòng chức năng:

Tham mƣu, giúp việc quản lý, điều hành của Giám đốc và phó Giám đốc bệnh viện.Thực hiện các công tác nghiệp vụ chức năng quản trị nhƣ: hành chính, nhân sự, chất lƣợng, số lƣợng bệnh nhân (số giƣờng nằm, số bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú…), tài chính…

- Phòng y tá điều dưỡng:

+ Phối hợp với các phòng chức năng tổ chức thực hiện công tác chăm sóc ngƣời bệnh.

+ Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho y tá, kỹ thuật viên, hộ lý phù hợp với các tiến bộ kỹ thuật. Kiểm tra tay nghề cho y tá, kỹ thuật viên và hộ lý khi đƣợc tuyển dụng.

+ Tham gia lập kế hoạch mua sắm vật tƣ tiêu hao và theo dõi kiểm tra việc sử dụng các vật tƣ này cho công tác chăm sóc ngƣời bệnh.

+Tham gia nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. Phối hợp thực hiện các chƣơng trình hợp tác quốc tế về công tác y tá.

+ Định kỳ tổng kết công việc chăm sóc ngƣời bệnh để rút kinh nghiệm và báo cáo Giám đốc bệnh viện.

- Phòng kế hoạch tổng hợp:

Tham gia giám sát, quản lý về các vấn đề giƣờng bệnh, số lƣợng nội trú và ngoại trú. Tham mƣu cho bệnh viện về số lƣợng phòng, giƣờng bệnh để đáp ứng nhu cầu tới khám và điều trị tại bệnh viện của ngƣời bệnh. Và là nơi tổng hợp và lƣu trữ hồ sơ của tất cả các bệnh nhân.

- Phòng tổ chức cán bộ:

+ Căn cứ vào nhiệm vụ chung của bệnh viện, lập kế hoạch tổ chức bộ máy, sắp xếp nhân sự, tổ chức thi tuyển nhân sự để trình Giám đốc xét duyệt và tổ chức thực hiện.

+ Tổ chức thực hiện công tác cán bộ, quản lý hồ sơ lý lịch theo phƣơng pháp khoa học, làm thống kê báo cáo theo quy định.

+ Xây dựng lề lối làm việc và quan hệ công tác giữa các khoa phòng, trình Giám đốc bệnh viện xét duyệt, tổ chức thực hiện.

+ Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách nhà nƣớc, của ngành y tế đối với mọi thành viên và ngƣời bệnh trong bệnh viện.

+ Tham mƣu về việc đào tạo các khóa học, khảo sát về các vấn đề đào tạo chất lƣợng chuyên môn cho cán bộ nhân viên cũng nhƣ nghiên cứu và ứng dụng các đề tài khoa học. Và tập hợp các đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp cơ sở, cấp bộ, cấp Nhà nƣớc để phục vụ cho việc nghiên cứu.

- Phòng tài chính kế toán:

+ Tham mƣu cho lãnh đạo bệnh viện trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính - kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo quy định của bệnh viện. Tham mƣu đề xuất việc huy động, phân bổ và chính sách sử dụng vốn cho Ban Giám đốc.

+ Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hƣớng dẫn hạch toán kế toán). Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế độ kế toán Nhà nƣớc ban hành.

+ Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo bệnh viện về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tƣ, tiền vốn của các toàn bệnh viện.

+ Thực hiện các tác nghiệp liên quan tới kế toán, thống kê, tài chính và hoạch toán kinh tế của bệnh viện.

+ Là nơi đóng tiền viện phí, phân phát lƣơng và các khoản phụ cấp khác cho nhân viên của các phòng ban trong bệnh viện.

- Phòng hành chính quản trị:

+ Căn cứ vào kế hoạch của bệnh viện, lập kế hoạch công tác của phòng trình Ban Giám Đốc duyệt và tổ chức thực hiện.

+ Lập kế hoạch cung ứng vật tƣ, trang thiết bị thông dụng cho các khoa – phòng theo kế hoạch đã duyệt để đảm bảo đúng chủng loại, đúng quy định về quản lý tài chính.

+ Tổ chức tốt công tác quản lý công văn đi, đến của bệnh viện, bảo đảm lƣu trữ hồ sơ theo đúng quy định. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc của bệnh viện.

+ Đảm bảo tiếp khách, các cuộc hội nghị của bệnh viện.

+ Tham gia kiểm tra chế độ bảo quản, sử dụng các trang thiết bị, tài sản của các viện khoa – phòng trong bệnh viện.

+ Quản lý nhà cửa kho tàng, thiết bị thông dụng, quản lý phƣơng tiện vận tải của bệnh viên, điều động xe ô tô, xe cứu thƣơng, nhà xe theo đúng quy định.

+ Thực hiện việc sửa chữa nhà cửa, duy tu, bảo dƣỡng các trang thiết bị thông dụng, đảm bảo đầy đủ nƣớc sạch, cung cấp đầy đủ điện nƣớc và xử lý nƣớc thải trong bệnh viện.

+ Bảo đảm vệ sinh ngoại cảnh (vƣờn hoa cây cảnh) hệ thống cống rãnh thông thoát trong bệnh viện và định kỳ kiểm tra chung toàn bệnh viện.

+ Đảm bảo an toàn an ninh toàn bệnh viện.

- Phòng vật tư y tế: chịu trách nhiệm kiểm kê, đánh giá, sử dụng vật tƣ, thiết bị theo quy trình hoạt động của bệnh viện. Đồng thời thống kê, theo dõi việc nhập thiết bị vật tƣ theo tháng, quý, năm. Từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị phù hợp cho bệnh viện để phân phối cho các khoa và phòng ban.

- Các khoa chuyên môn:

+ Khoa lâm sàng: Phục vụ cho quá trình thăm khám, chuẩn đoán bệnh cho các bệnh nhân đến khám, chữa trị bệnh tại bệnh viện cho các đối tƣợng nhân dân trong vùng, ngƣời cao tuổi, các chiến sĩ quân nhân…

+ Khoa cận lâm sàng: Phục vụ cho việc chuẩn đoán và chữa trị bệnh mang tính chính xác cao hơn nhƣ xét nghiệm máu, nƣớc tiểu, phân tích tế bào vi sinh hay nhƣ khoa chụp X-quang chụp hình ảnh chuẩn đoán, …

3.1.4. Kết quả hoạt động

Ngày 02 tháng 02 năm 2013 Bệnh viện đƣợc UBND tỉnh Lai châu ra quyết định số 173/QĐ-UBND công nhận Bệnh viện Hạng II. Sau khi có quyết định Bệnh viện đã xây dựng đề án kiện toàn bộ máy tổ chức của bệnh viện theo tổ chức của bệnh viện hạng II đã đƣợc Sở y tế tỉnh Lai Châu phê duyệt đề án giai đoạn I với 26 khoa phòng: 7 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng, 5 khoa cận lâm sàng; thực hiện nhiệm vụ, chăm sóc sức khỏe cho hơn 430.000 nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận nhƣ: Điện Biên, Lao Cai...

Trong nhiều năm hoạt động bệnh viện đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, từ những nhà mái tranh rách, đến nhà mái ngói. Hiện nay bệnh viện đã có cơ sở khang trang với các khu nhà điều trị cao tầng, phòng bệnh sạch sẽ thoáng mát. Bên cạnh đó các trang thiết bị đƣợc lắp đặt hiện đại thuận tiện cho quá trình làm việc của nhân viên.

Bộ máy hoạt động của bệnh viện ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn từ các phòng ban chức năng đến các khoa lâm sàng và cận lâm sàng.

Thành lập các khoa phòng mới đƣợc căn cứ vào điều lệ tổ chức hoạt động bệnh viện. Từ những ngày mới thành lập với đội ngũ y bác sĩ tay nghề còn trẻ, hiện nay bệnh viện đã có 1 đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn sâu và vững chắc luôn sẵn sàng phục vụ bệnh nhân nhiệt tình. Đó chính là những nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo bệnh viện cùng với tập thể cán bộ bệnh viện luôn hƣớng tới mục tiêu phát triển bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu là đơn vị tiên tiến xuất sắc trong việc khám chữa bệnh cho khu vực miền núi phía bắc.

Trong những năm vừa qua dƣới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc, sự đoàn kết nhất trí cao của cán bộ công nhân viên chức Bệnh viện liên tục trong nhiều năm liền hoàn thành vƣợt mức chỉ tiêu Bộ Y Tế giao cho bệnh viện. Bệnh viện cũng đang tích cực thực hiện kế hoạch cử cán bộ chuyên môn đi công tác luân phiên hỗ trợ tuyến dƣới theo đề án 1816. Trong công tác chuyên môn nghiệp vụ Bệnh viện đã đƣợc đầu tƣ đào tạo nâng cao trình độ khám chữa cho ngƣời bệnh, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị y tế. Đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào công tác khám, chuẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả cao trong công tác điều trị.

Thành tích đã đạt được:

- Cờ thi đua của Thủ tƣớng chính phủ - 09 bằng khen của Thủ tƣớng chính phủ

- 75 bằng khen và cờ thi đua của Bộ y tế, Bộ công an, … - Nhiều bằng khen của tỉnh.

- Liên tục trong nhiều năm, Bệnh viện đƣợc Bộ Y tế công nhận Bệnh viện đạt đƣợc “Bệnh viện xuất sắc toàn diện”.

Là đơn vị sự nghiệp có thu, trong những năm qua bệnh viện cũng không ngừng cố gắng phấn đấu gia tăng số giƣờng bệnh, bác sỹ, cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân. Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động bệnh viện giai đoạn 2014 - 2016

Nội dung Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thu viện phí và các hoạt động khác (Triệu)

109,200 118,969 143,496

Chi hoạt động sản xuất kinh doanh (Triệu)

97,391 103,318 120,487

Chi hoạt động từ ngân sách 40,046 46,416 42,444 Chênh lệch thu chi hoạt động SXKD

( triệu) 11,809 15,651 24,874

Số bệnh nhân BQ/ ngày 180 228 242

Số Giƣờng Bệnh BQ 320 539 539

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)

3.1.5. Tình hình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu

Từ năm 2014 đến năm 2016, BVĐK tỉnh Lai Châu đã có sự phát triển nhanh chóng về nhiều mặt, đánh dấu sự trƣởng thành lên một tầm cao mới của sự tiến bộ về khoa học và công nghệ trong bệnh viện, áp dụng các tiến bộ y học vào trong công tác khám và chƣa bệnh cho nhân dân. Sự phát triển này đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu: số lƣợt khám bệnh, số bệnh nhân điều trị nội trú và tổng thu viện phí.

Bảng 3.2. Tổng hợp một số tiêu chí tại bệnh viện qua các năm

Các chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lƣợt khám bệnh (ngƣời) 64,653 81,885 86,845 Số bệnh nhân điều trị nội trú (ngƣời) 15,244 18,046 21,166 Tổng thu viện phí ( đồng) 109.200.441.000 118.969.267.107 143.496.263.958 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp

Qua bảng 3.2 ta thấy, năm 2014, số lƣợt khám bệnh ngoại trú của BVĐK Tỉnh Lai Châu là 64.653 lƣợt. Đến năm 2015, số lƣợt khám bệnh tăng 13% lên 81.885 lƣợt. Đến năm 2016, con số này tăng lên 86.845 lƣợt, tức là tăng 14 % so với năm 2014 và tăng 10,6% so với năm 2015.

Số bệnh nhân điều trị nội trú năm 2014 là 15,244 bệnh nhân. Đến năm 2015, số bệnh nhân này tăng lên 18,046 bệnh nhân, tƣơng đƣơng với tăng 12%. Năm 2016, số bệnh nhân đièu trị nội trú tăng lên 21,166 bệnh nhân, tƣơng đƣơng với tăng 14% so với năm 2014 và tăng 12% so với năm 2015.

Tổng thu viện phí năm 2014, 2015, 2016 lần lƣợt là 109.200.441.000 đồng, 118.969.267.107 đồng và 143.496.263.958 đồng tức là năm 2015 tăng 11% so với năm 2014, năm 2016 tăng 13% so với năm 2014 và tăng 12% so với năm 2015.

Với việc cơ sở hạ tầng đƣợc đầu tƣ xây mới, bệnh viện cũng đƣợc đầu tƣ mở rộng về nhiều mặt, máy móc thiết bị đƣợc đổi mới về công nghệ nên các tiêu chí nhƣ số bệnh nhân khám bệnh, số bệnh nhân điều trị nội trú và

tổng thu viện phí có sự tăng nhanh qua các năm. Có thể nói, ngƣời dân đang ngày càng tin tƣởng vào chất lƣợng khám chữa bệnh tại BVĐK tỉnh Lai Châu.

Bên cạnh đó, tình hình hoạt động của bệnh viện còn có rất nhiều khó khăn. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu là một Bệnh viện hạng II, thuộc khu vực miền núi phía Bắc, với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn nên việc cập nhật các kiến thức chuyên khoa mới, học tập và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật thƣờng chậm hơn các tỉnh vùng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại bệnh viện đa khoa tỉnh lai châu (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)