Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại bệnh viện đa khoa tỉnh lai châu (Trang 42 - 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu định tính

2.2.1.1. Nội dung

Phƣơng pháp tiếp cận này nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con ngƣời và của nhóm ngƣời từ quan điểm của nhà nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính giúp cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trƣờng xã hội nơi mà nghiên cứu đƣợc tiến hành. Đời sống xã hội không chỉ đƣợc nhìn nhận nhƣ một chuỗi các sự kiên liên kết chặt chẽ với nhau mà cần đƣợc mô tả một cách đầy đủ để phản ánh đƣợc cuộc sống thực tế hàng ngày.

Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lƣợc nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phƣơng pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà nhà nghiên cứu có thể chƣa bao quát đƣợc trƣớc đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập thông tin đƣợc chuẩn bị trƣớc, nhƣng chúng có thể đƣợc điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập.

2.2.1.2. Chọn mẫu

Nghiên cứu định tính đƣợc sử dụng trong luận văn này là phƣơng pháp phỏng vấn. Nhƣ vậy, việc thu thập thông tin trong nghiên cứu định tính thƣờng tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không bao hàm trên một mẫu lớn nhƣ trong nghiên cứu định lƣợng. Do đó đối tƣợng của nghiên cứu định tính đƣợc học viên chọn phỏng vấn trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này là các cán bộ quản lý của bệnh viện. Cụ thể, học viên sẽ tiến hành phỏng vấn đối với: 05 lãnh đạo bệnh viện.

2.2.1.3. Thiết kế phỏng vấn

Phỏng vấn là phƣơng pháp cụ thể, trực tiếp nhất để thu thập thông tin nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa ngƣời phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc. Đây là phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc dùng khá phổ biến trong nghiên cứu định tính, tƣơng tự nhƣ cuộc đàm thoại, dựa trên một số câu hỏi cụ thể tùy tình hình phát triển thêm các nội dung tiếp theo, nhằm tìm hiểu suy nghĩ, quan điểm của một cá nhân. Loại hình phỏng vấn này tạo ra tình huống tự nhiên nhất cho việc thu thập số liệu, nhƣng đòi hỏi trình độ kĩ năng phỏng vấn: cần đặt câu hỏi dễ, đơn giản, không đi sâu vào cá nhân trƣớc. Quan trọng là phải tạo đƣợc bầu không khí tin tƣởng, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau giữa ngƣời phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn... Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực diện mặt đối mặt. Các câu trả lời đƣợc tác giả lĩnh hội và ghi lại thành một bản ghi.

Địa điểm phỏng vấn: BVĐK tỉnh Lai Châu, Tổ 25, Phƣờng Đông Phong, TP lai Châu, Tỉnh Lai Châu.

Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc thết kế kéo dài từ 15 đến 20 phút. Học viên cân nhắc thời lƣợng cuộc phỏng vấn cho phù hợp với từng hoàn cảnh.

Thời điểm phỏng vấn: Tác giả sẽ liên hệ trƣớc với các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp.

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

2.2.2.1. Nội dung

Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng là phƣơng pháp sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu để thu thập dữ liệu định lƣợng - thông tin có thể biểu hiện

bằng các con số và bất cứ gì có thể đo lƣờng đƣợc. Thống kê, bảng biểu và sơ đồ thƣờng đƣợc sử dụng để trình bày kết quả của phƣơng pháp này.

Trong khoa học xã hội, nghiên cứu định lƣợng chỉ sự điều tra nghiên cứu theo lối kinh nghiệm có phƣơng pháp của các đặc tính số lƣợng và các hiện tƣợng, mối quan hệ giữa chúng. Mục tiêu của nghiên cứu định lƣợng là phát triển và sử dụng các mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết gắn liền với hiện tƣợng. Cách thức tiến hành đo lƣờng là trung tâm của nghiên cứu định lƣợng bởi vì nó cung cấp sự liên kết quan trọng giữa quan sát theo lối kinh nghiệm và biểu thức toán học của các mối quan hệ theo định lƣợng.

Nghiên cứu định lƣợng sử dụng phƣơng pháp thống kê bắt đầu với việc thu thập dữ liệu, dựa vào giả thuyết hoặc lý thuyết. Thƣờng một mẫu lớn đƣợc thu thập đòi hỏi phải xác minh, công nhận, đủ giá trị và lƣu trữ trƣớc khi phân tích có thể thực hiện.

Những mối quan hệ và những tập hợp theo lối kinh nghiệm cũng thƣờng đƣợc nghiên cứu bằng cách sử dụng một số loại hình thức của mô hình tuyến tính tổng quát, mô hình phi tuyến tính, hoặc sử dụng phân tích nhân tố. Một nguyên tắc nền tảng trong nghiên cứu định lƣợng là sự tƣơng quan không ám chỉ đến nguyên nhân. Vì luôn có khả năng một mối quan hệ giả tạo tồn tại đối với các biến khi hiệp phƣơng sai đƣợc tìm thấy ở mức độ nào đó.

2.2.2.2. Chọn mẫu

Mẫu là một phần của tổng thể đƣợc lựa chọn ra theo những cách thức nhất định và với nội dung hợp lý. Mẫu đƣợc chọn trong nghiên cứu là toàn bộ bác sĩ đang làm việc tại BVĐK tỉnh Lai Châu. Để có đƣợc thông tin của nhóm đối tƣợng này, tác giả đã liên hệ với phòng Tổ chức cán bộ để xin danh sách toàn bộ bác sĩ ở đây cùng với số điện thoại của họ. Bệnh viện ĐK tỉnh Lai Châu hiện có 86 Bác sĩ. Bảng câu hỏi nghiên cứu đƣợc gửi qua email và

trực tiếp đến tay các bác sĩ. Tổng số phiếu phát ra là 86 phiếu. Số phiếu tác giả nhận về là 86 phiếu.

Việc khảo sát 86 bác sĩ hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu sẽ giúp tác giả hiểu rõ lý do của việc Nguồn nhân lực bác sĩ tại bệnh viện đang bị yếu về số lƣợng và thiếu về chất lƣợng, phần nào hiểu đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của các Bác sĩ hiện đang công tác tại bệnh viện, hiểu đƣợc hiệu quả của quá trình phát triển nguồn nhân lực tại bệnh viện, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện công tác Phát triển nguồn nhân lực tại Bệnh viện.

2.2.2.3. Thiết kế bảng hỏi

Một trong những mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng công tác PTNNL bác sĩ của BVĐK tỉnh Lai Châu, chỉ ra những điểm tồn tại và nguyên nhân của nó, qua đó đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác PTNNL bác sĩ tại bệnh viện. Do đó, hai nhóm đối tƣợng là lãnh đạo bệnh viện và các bác sĩ tại bệnh viện sẽ đƣợc chọn để khảo sát nhằm đánh giá mức độ nhận thức về PTNNL bác sĩ tại đây. Đồng thời, luận văn cũng hƣớng đến việc đánh giá mức độ thực hiện các nội dung PTNNL bác sĩ trong bệnh viện và so sánh quan điểm của hai nhóm đối tƣợng trong bệnh viện về hiệu quả của các nội dung nói trên. Vì vậy, phiếu câu hỏi đƣợc thiết kế để hỏi các bác sĩ của bệnh viện nhằm thu thập thông tin phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Chi tiết bảng hỏi nằm trong phần phụ lục của luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nhân sự tại bệnh viện đa khoa tỉnh lai châu (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)