Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 99 - 100)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

 Hệ thống trung tâm thông tin tín dụng cần phải đƣợc nâng cao chất lƣợng. Đối với các ngân hàng, nguồn thông tin về khách hàng đƣợc khai thác từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) đã góp phần nâng cao chất lƣợng phân tích tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chƣa đáp ứng đƣợc cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay. Do đó CIC cần phải đƣợc mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng thông tin cung cấp trên cơ sở:

+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thƣơng mại, trung tâm thông tin của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, để thu thập thêm các thông tin về khách hàng. + Ngân hàng thành viên cần khai thác và cung cấp thông tin CIC một cách hợp lý. Áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm đối với tổ chức tín dụng không chấp hành đầy đủ quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin khách hàng.

+ Đào tạo đội ngũ có năng lực, có trình độ, có khả năng áp dụng khoa học công nghệ vào xử lý thông tin.

 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: Ngân hàng nhà nƣớc cần đa dạng hóa các hình thức thanh tra, kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Hoạt động thanh tra ngân hàng của Ngân hàng Nhà nƣớc chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của các ngân hàng thƣơng mại, còn đối với việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại thì Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc chƣa thực hiện một cách có hệ thống, chƣa có tiêu chí rõ ràng.

 Cần phải có sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nƣớc với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu.

 Nghiên cứu, ban hành các quy định yêu cầu các NHTM xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nói

riêng trong hoạt động ngân hàng để đảm bảo phòng ngừa rủi ro tránh gây ảnh hƣởng đến lợi nhuận, uy tín, thƣơng hiệu của chính ngân hàng mình và ảnh hƣởng dây chuyền, gây hiệu ứng"domino" đến các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)