Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu về quản lý rủi ro tín

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 97 - 98)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạ

4.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu về quản lý rủi ro tín

Con ngƣời là nhân tố trung tâm có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng tín dụng, chất lƣợng dịch vụ, uy tín cũng nhƣ thƣơng hiệu của ngân hàng, từ đó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Có quản lý rủi ro tín dụng tốt hay không cũng do nhân tố con ngƣời quyết định. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng, ngân hàng cần quan tâm, chú trọng nhiều hơn nữa đến đội ngũ nguồn nhân lực, sử dụng con ngƣời nhƣ một yếu tố tiên quyết trong xây dựng và vận hành cơ chế quản lý rủi ro tín dụng, cụ thể:

Cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân có kinh nghiệm, kiến thức, khả năng nhanh nhạy trong xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng.

 Ngân hàng cần thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để cập nhật các kiến thức nghiệp vụ và các quy định pháp luật. Chi nhánh cần tổ chức nhiều buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân. Phải bồi dƣỡng kiến thức, tập huấn nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, và văn hóa trong kinh doanh cho mỗi

cán bộ. Bên cạnh đó cần có những buổi hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thực tế giữa ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên tạo sự gắn kết.

 Chi nhánh phải tăng cƣờng chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn và có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ tín dụng nhằm quản lý và phòng ngừa rủi ro trong cho vay nhƣ:

- Về năng lực công tác: đòi hỏi những cán bộ có liên quan đến hoạt động cho vay phải thƣờng xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng các quy định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng.

- Về ý thức trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, tinh thần cầu tiến: mỗi cán bộ ngân hàng phải không ngừng tu dƣỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm, có tinh thần cầu tiến.

Chi nhánh cần ban hành nhiều chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt lãnh đạo phù hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc, phù hợp với thực tế khách quan tại chi nhánh. Bổ nhiệm các chức danh phải khách quan, đúng quy định, lựa chọn ngƣời có năng lực, kinh nghiệm, có tƣ cách đạo đức tốt. Đồng thời có chính sách rõ ràng và phân quyền cụ thể liên quan đến cho vay, thu nợ và xử lý nợ để từng nhân viên trong từng bộ phận hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)