Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 58 - 67)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank Ch

3.3.1. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạ

Chi nhánh Hà Tĩnh

3.3.1. Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank- Chi nhánh Hà Tĩnh Vietinbank- Chi nhánh Hà Tĩnh

Trên cơ sở chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Vietinbank Việt Nam và tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn, Vietinbank Hà Tĩnh đã xây dựng chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân với mục tiêu cân bằng lợi nhuận – rủi ro, đảm bảo tăng trƣởng tín dụng phân khúc bán lẻ nhƣng vẫn duy trì sự ổn định, bền vững. Chiến lƣợc quản lý rủi ro khách hàng cá nhân tại Vietinbank Chi nhánh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2014-2016 tập trung vào mục tiêu phát triển khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, có hệ số rủi ro thấp, giới hạn cấp tín dụng tối đa với mỗi khách hàng cá nhân không quá 8 tỷ đồng. Trong chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân thì mô hình quản lý rủi ro tín dụng, chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quy trình tín dụng là những vấn đề hết sức quan trọng.

3.3.1.1. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhận tại Vietinbank Chi nhánh Hà Tĩnh

Để thực hiện chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân có hiệu quả, Vietinbank Chi nhánh Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình quản lý tín dụng khách hàng cá nhân dựa trên khung chuẩn của hệ thống VietinBank, bao gồm:

Hội đồng tín dụng cơ sở: Do Giám đốc Chi nhánh quyết định thành lập. Bao gồm: Chủ tịch HĐTD- Giám đốc Chi nhánh; Thƣ ký HĐTD - Trƣởng (hoặc phó) phòng có nghiệp vụ phát sinh đồng thời là uỷ viên HĐTD); Uỷ viên HĐTD - Phó Giám đốc phụ trách tín dụng; Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ liên quan; Các Trƣởng (hoặc phó) phòng kinh doanh, phòng bán lẻ. Hội đồng này có những chức năng nhiệm vụ sau:

- Nhu cầu tín dụng có giá trị trên 70 % mức phán quyết tín dụng Tổng Giám đốc uỷ quyền cho Chi nhánh thì do Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định cấp giới hạn tín dụng

- Hội đồng tín dụng cơ sở sẽ quyết định khách hàng chiến lƣợc, khách hàng chiến lƣợc, nhóm khách hàng hạn chế tăng trƣởng tín dụng, định hƣớng ngành cho vay.

Giám đốc Chi nhánh: Trên cơ sở đƣợc ủy quyền của Tổng giám đốc, Giám đốc chi nhánh quyết định các mức uỷ quyền phán quyết tín dụng cho các Phòng giao dịch thuộc Chi nhánh.

Tại chi nhánh, các Phòng nghiệp vụ tín dụng tại bao gồm:

 Khối quan hệ khách hàng

Bao gồm: Phòng Khách hàng doanh nghiệp; Phòng bán lẻ; Phòng Giao dịch. Các phòng QHKH có các nhiệm vụ chính nhƣ sau:

Công tác marketing và phát triển giao dịch với khách hàng: Cán bộ chủ động tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm nhƣ cấp tín dụng, tài trợ thƣơng mại, phát hành thƣ bảo lãnh, dịch vụ ngân hàng điện tử, phát hành thẻ tín dụng quốc tế…

Công tác tín dụng: Sau khi tiếp xúc với khách hàng, bƣớc tiếp theo là thực hiện phân tích, thẩm định khách hàng đƣa ra quyết định cấp tín dụng đối với khách hàng; đề xuất hạn mức, GHTD, thời hạn cho vay, phƣơng thức cho vay…; Kiểm tra, giám sát quá trình sau cấp tín dụng, thƣờng xuyên đánh giá lại tài sản bảo đảm nợ vay, chủ động thƣờng xuyên đôn đốc khách trả nợ; khi có phát hiện rủi ro cần đề xuất các biện pháp phòng ngừa và hạn chế RRTD cho ngân hàng.

 Khối quản lý rủi ro

Khối quản lý rủi ro trực thuộc Ban Giám đốc Chi nhánh thành lập và quản lý chỉ đạo giao nhiệm vụ và hoàn toàn độc lập với các phòng còn lại nhƣ Phòng quan hệ khách hàng và các phòng trong khối tác nghiệp, có chức năng là:

các khoản nợ có vấn đề; Thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh; Tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR gửi phòng kế toán; Chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý rủi ro. Tham mƣu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý RRTD

 Khối tác nghiệp

Bao gồm phòng kế toán, phòng điện toán, phòng kho quỹ. Bộ phận này trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ liên quan tới dịch vụ khách hàng và lƣu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ; quản lý thông tin .

Nhƣ vậy, Vietinbank Chi nhánh Hà Tĩnh đã xây dựng đƣợc một mô hình quản lý tín dụng khá hoàn thiện, đảm bảo tính độc lập giữa các bộ phận do đó hoạt động cấp và quản lý tín dụng của ngân hàng đối với các khoản vay đảm bảo tính khách quan hơn. Với sự chuyên môn hóa theo chức năng tại các bộ phận đã giúp cho hoạt động quản lý tín dụng chặt chẽ, chính xác hơn, kịp thời nhận dạng rủi ro tín dụng và có biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng phù hợp.

3.3.1.2. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Với mục tiêu phát triển ngân hàng bán lẻ tăng trƣởng bền vững, an toàn, hiệu quả, Vietinbank Hà Tĩnh đã thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng cá nhân bao gồm những nội dung cơ bản sau:

* Cơ chế phân cấp uỷ quyền:

Vietinbank - Chi nhánh Hà Tĩnh đã tuân thủ thực hiện việc phân cấp ủy quyền trong phê duyệt tín dụng của Vietinbank, trong đó phân cấp ủy quyền cho Hội đồng tín dụng cơ sở, Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh, trƣởng các phòng giao dịch, phòng quan hệ khách hàng đồng thời quy định các trƣờng hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro tín dụng và các trƣờng hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro tín dụng.

Trong phê duyệt tín dụng việc phân cấp ủy quyền đƣợc thực hiện đảm bảo nguyên tắc:

- Tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành, đảm bảo tuân thủ các chế độ và quy định; phù hợp với quy mô, điều kiện của từng bộ phận,

trình độ, năng lực và phẩm chất của ngƣời đƣợc uỷ quyền; Bảo đảm hiệu quả, an toàn, chất lƣợng của hoạt động tín dụng, tuân thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt tín dụng; Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp, uỷ quyền.

-Sự phân cấp ủy quyền cho lãnh đạo phụ trách khối quản lý khách hàng khác với lãnh đạo thuộc khối hỗ trợ (giải ngân) và lãnh đạo phụ trách quản lý rủi ro là khác nhau tùy vào chức năng.

* Chính sách tín dụng:

Có thể nói chính sách tín dụng là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống quản lý và điều hành hoạt động tín dụng của Vietinbank, đƣợc thể hiện thông qua các định hƣớng, tƣ tƣởng chỉ đạo, các quy chế, quy trình cấp tín dụng, quản lý khoản tín dụng, danh mục tín dụng và phân cấp thẩm quyền.... Chính sách tín dụng đƣợc ban hành đồng bộ trong toàn hệ thống Vietinbank. Trên cơ sở đó, các chi nhánh điều hành hoạt động tại chi nhánh mình. Bao gồm một số chính sách cơ bản:

Chính sách khách hàng:

Chính sách tín dụng của VietinBank Hà Tĩnh xác định xây dựng mối quan hệ tín dụng với khách hàng vay theo các ngành nghề khác nhau dựa trên nguyên tắc: Hạn chế việc mở rộng và phát triển tín dụng đối với các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực kém hiệu quả, mức độ rủi ro cao, nhƣ: xây lắp, vật liệu xây dựng, vận tải…; Và ƣu tiên cấp tín dụng cho các khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, cho vay tiêu dùng. Đó là những đối tƣợng khách hàng có nhiều tiềm năng để phát triển, và đồng thời là cách để phân tán rủi ro tín dụng.

Chính sách lãi suất:

Cán bộ tín dụng tổng hợp số liệu để tính toán lãi suất cho vay theo công thức: Lãi suất cho vay = Chi phí vốn cho vay + Chi phí dự phòng rủi ro + Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng

Trong đó:

Chi phí vốn cho vay = Chi phí VCSH + Chi phí huy động vốn + Chi phí hoạt động + Chi phí thanh khoản

Với cách xác định này, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trƣờng bằng các biện pháp nhƣ: giảm chi phí dự phòng rủi ro (thông qua việc yêu cầu khách hàng tăng TSĐB hoặc tìm tổ chức bảo lãnh có uy tín,…), sử dụng một số dịch vụ khác nhƣ bán ngoại tệ cho ngân hàng cho vay, gửi tiền không kỳ hạn tại ngân hàng cho vay,…

Chính sách bảo đảm tiền vay:

Dựa vào các quy định về bảo đảm tiền vay của Chính phủ, của NHNN, của VietinBank và dựa vào thực tế hoạt động tại Chi nhánh, các chính sách về bảo đảm tiền vay đã đƣợc Chi nhánh xem xét cụ thể riêng với từng đối tƣợng khách hàng, với từng loại tài sản bảo đảm tiền vay.

Có thể nhận thấy, chính sách tín dụng của Vietinbank Chi nhánh đã có sự phân cấp rõ ràng trong quyền phán xét tín dụng, phù hợp với vị trí và trách nhiệm quản lý của từng chủ thể. Thế nhƣng cũng nhƣ các ngân hàng khác, chính sách tín dụng của Chi nhánh vẫn đang áp dụng chính sách chung của toàn hệ thống VietinBank mà chƣa xây dựng đƣợc chính sách tín dụng dựa trên đặc điểm riêng tại Chi nhánh, phù hợp với tình hình địa phƣơng.Và vẫn chƣa có từng chính sách dành riêng biệt cho từng đối tƣợng khách hàng cụ thể trong khi điều kiện của từng đối tƣợng này khác nhau do đó chƣa có những đánh giá xác thực.

* Quy trình tín dụng:

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng, bao gồm các công việc theo một trình tự nhất định kể từ khi bắt đầu cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Quy trình tín dụng là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn có tính liên hoàn, theo một trật tự nhất định, và có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Bao gồm:

Quy trình quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng của Vietinbank Hà Tĩnh bao gồm các bƣớc:

Bƣớc 1:Lập hồ sơ tín dụng

- Cán bộ QHKH tiếp nhận hƣớng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ tín dụng

+ Với khách hàng lần đấu thiết lập quan hệ tín dụng: Cán bộ quan hệ khách hàng hƣớng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tƣ vấn thiết lập hồ sơ vay.

+ Với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ quan hệ khách hàng tiến hành kiểm tra và chỉ dẫn khách hàng hoàn thiện bộ hồ sơ vay vốn.

+ Sau khi xem xét, nếu nhận thấy khách hàng đủ hoặc chƣa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay, cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện báo cáo với cấp lãnh đạo và trả lời khách hàng cho khách hàng đƣợc biết.

- Giai đoạn Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn

+ Cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra hồ sơ vay vốn bao gồm kiểm tra hồ sơ pháp lý (tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ văn bản trong danh mục hồ sơ pháp lý); kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay.

+ Cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra mục đích vay vốn: xem có phù hợp với đăng ký kinh doanh, tính hợp pháp của mục đích vay vốn.

Bƣớc 2: Phân tích tín dụng

- Tiến hành đánh giá kết quả thực hiện tín dụng và việc thực hiện các điều kiện yêu cầu cấp tín dụng của kỳ trƣớc (trƣờng hợp khách hàng đã đƣợc cấp tín dụng kỳ trƣớc)

- Phải xác định nhu cầu cấp tín dụng: Thẩm định kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính: kiểm tra thẩm quyền phê duyệt; tính khả thi; nhu cầu vốn và tính khả thi của các nguồn vốn; hiệu quả tài chính; nguồn và khả năng trả nợ.

- Tiến hành đánh giá lợi ích và rủi ro nếu cấp tín dụng cho khách hàng. - Thẩm định biện pháp bảo đảm của khách hàng.

- Thực hiện chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiện hành

- Mặt khác phải thực hiện kiểm tra, xác minh nguồn thông tin qua các kênh thông tin nhƣ Trung tâm CIC, cơ quan thuế, quản lý thị trƣờng, bạn hàng, đối tác,….Kết hợp với các phân tích thông tin ngành – kinh tế vĩ mô

 Cán bộ lập tờ trình thẩm định và quyết định Hạng tín dụng, cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp trình Lãnh đạo phòng kiểm soát.

 Nếu trƣờng hợp phải tái thẩm định qua các phòng khách hàng, phòng giao dịch chuyển hồ sơ về phòng Khách hàng tái thẩm định trƣớc khi trình hồ sơ cho cấp phê duyệt quyết định tín dụng.

Bƣớc 3: Quyết định tín dụng

- Căn cứ đề xuất của Phòng giao dịch/phòng khách hàng theo tờ trình thẩm định và quyết định Hạng tín dụng, cấp tín dụng khách hàng, cấp có thẩm quyền ghi ý kiến phê duyệt trên tờ trình và phê duyệt hồ sơ máy.

- Căn cứ phê duyệt của cấp có thẩm quyền, cán bộ và lãnh đạo phòng phát sinh nghiệp vụ sẽ thực hiện thông báo cho khách hàng, thực hiện kí kết hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng đảm bảo, hoàn thiện các hồ sơ pháp lý về tài sản đảm bảo nhƣ công chứng, đăng kí giao dịch đảm bảo, nhập kho tài sản đảm bảo tiền vay.

Bƣớc 4: Giải ngân

Dựa vào mức cấp tín dụng đã cam kết theo hợp đồng, thực hiện giải ngân cho khách hàng theo các bƣớc sau:

- Cán bộ yêu cầu khách hàng vay vốn cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng tiền vay để giải ngân.

- Cán bộ quan hệ khách hàng hƣớng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, bao gồm: Giấy nhận nợ, Bảng kê danh sách yêu cầu giải ngân.

- Cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra hồ sơ giải ngân với hồ sơ cấp tín dụng đã đƣợc duyệt, đáp ứng đủ điều kiện giải ngân của Vietinbank, chuyển lãnh đạo phòng kiểm soát, trình cấp thẩm quyền phê duyệt

- Cấp có thẩm quyền phê duyệt giải ngân: Kiểm tra lại nội dung Tờ trình đề nghị giải ngân (nếu có), hồ sơ đề nghị, điều kiện giải ngân của khách hàng và nội dung trình của PKH/PGD phù hợp với hợp đồng cấp tín dụng, các quy định hiện hành của NHCT. Nếu đáp ứng đủ thì kí Giấy nhận nợ duyệt giải ngân.

- Sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền duyệt giải ngân, thực hiện nhập thông tin vào chƣơng trình điện toán và luân chuyển các chứng từ đến các phòng ban nghiệp vụ liên quan để giải ngân.

Bƣớc 5: Giám sát, thu nợ và xử lý những phát sinh

Giám sát:

- Bộ phận Kiểm tra kiểm soát nội bộ: Thực hiện giám sát sau đối với các giao dịch trong ngày thuộc mức uỷ quyền của Chi nhánh và kịp thời cảnh báo các giao dịch đáng ngờ, không tuân thủ quy định của NHCT. Định kỳ, thực hiện giám sát hồ sơ TSBĐ nhập kho (đối với TSBĐ dùng để bảo đảm cho khoản tín dụng của khách hàng của Phòng giao dịch)

- Theo quy định của Vietinbank Hà Tĩnh, các cán bộ quan hệ khách hàng cần phải: + Kiểm tra diễn biến dƣ nợ của khách hàng. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc, trƣớc khi nợ gốc, lãi đến hạn cán bộ QHKH thông báo khách hàng thu xếp nguồn tài chính để trả nợ đúng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng tín dụng.

+ Tiến hành kiểm tra và phân tích sử dụng vốn vay theo định kỳ và đột xuất sau giải ngân.

+ Cán bộ quan hệ khách hàng kiểm tra toàn diện hoạt động sản xuất, năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)