Định hướng hoạt động tín dụng của Vietinbank Chi nhánh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 86 - 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của

4.1.3. Định hướng hoạt động tín dụng của Vietinbank Chi nhánh Hà Tĩnh

Trên cơ sở phân tích thực trạng và định hƣớng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng VN giao cho chi nhánh và kế thừa những kết quả đạt đƣợc chi nhánh Hà Tĩnh đƣa ra định hƣớng hoạt động tín dụng trong năm tới nhƣ sau:

 Định hƣớng chung:

- Mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lƣợng tín dụng, tăng trƣởng tín dụng phải đảm bảo hiệu quả, kiểm soát chất lƣợng nợ, không tăng trƣởng tín dụng bằng mọi giá (hạ thấp lãi suất và hạ chuẩn cấp tín dụng); Phát triển tín dụng theo tƣ duy ngân hàng đồng hành cùng khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCT.

- Thực hiện chính sách cho vay bằng ngoại tệ phù hợp với chủ trƣơng của chính phủ, góp phần ổn định tỷ giá và thị trƣờng ngoại tệ, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định và chỉ đạo của NHNN Việt Nam về lãi suất; áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động ngân hàng.

- Đa dạng hóa danh mục tín dụng (theo khách hàng, ngành hàng, khu vực địa lý…), tăng cƣờng kiểm soát đối với các tập đoàn/ doanh nghiệp yếu kém đang trong quá trình tái cơ cấu, trƣớc sáp nhập, có nguy cơ bị thôn tính hoặc chuyển đổi cho các doanh nghiệp khác.

- Tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ƣu tiên theo chủ trƣơng của chính phủ (Gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao); cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã đƣợc thủ tƣớng chính phủ phê duyệt, các dự án trọng điểm quốc gia, công trình cấp bách, các mặt hàng thiết yếu nhƣ xăng dầu, điện, năng lƣợng… góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.

- Đẩy mạnh việc cấp tín dụng theo chuỗi liên kết khép kín, bán chéo sản phẩm giữa các khối kinh doanh. Chính sách sản phẩm tín dụng phải phù hợp với đặc thù, hành vi tiêu dùng của từng vùng, miền/ khu vực, đặc biệt đối với các phân khúc khách hàng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

chọn lọc khách hàng thuộc lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn vay và hiệu quả kinh tế, hạn chế nợ xấu mới phát sinh.

- Thƣờng xuyên rà soát, đánh giá việc cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ tín dụng trung dài hạn, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, cho vay có bảo đảm bằng bất động sản. Hƣớng tín dụng bất động sản vào dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thƣơng mại đáp ứng nhu cầu thực của ngƣời dân theo chủ trƣơng của chính phủ.

- Thận trọng khi cấp tín dụng với các phƣơng án, dự án gây tác động đến môi trƣờng, xã hội và phải bảo đảm khách hàng có các biện pháp giảm thiểu tác động của phƣơng án, dự án đến môi trƣờng, xã hội.

 Định hƣớng cụ thể:

- Theo phân khúc khách hàng:

+ Đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp: Giữ vững và tiếp tục tăng trƣởng, mở rộng thị phần đối với những khách hàng tốt, mang lại hiệu quả

+ Đối với phân khúc khách hàng vừa và nhỏ: Ƣu tiên tập trung nguồn lực để tăng trƣởng mạnh, mở rộng và chiếm lĩnh thị phần tín dụng.

+ Đối với phân khúc khách hàng FDI: Mở rộng và chiếm lĩnh thị phần tín dụng tại những địa bàn có tiềm năng phát triển FDI tốt. Phát triển tín dụng trên cơ sở cân đối đảm bảo cân đối hiệu quả lợi ích tổng thể, phát huy thế mạnh của NHCT. Lƣu ý thận trọng khi cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào các ngành có nguy cơ gây ảnh hƣởng môi trƣờng xã hội.

+ Đối với phân khúc khách hàng bán lẻ: Tiếp tục tăng trƣởng, mở rộng thị phần, ƣu tiên phát triển lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh, đặc biệt là vốn lƣu động ngắn hạn và cho vay doanh nghiệp siêu vi mô.

- Theo kỳ hạn/ đồng tiền: Tập trung kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ cấp tín dụng trung dài hạn; Hạn chế cấp tín dụng trung dài hạn ngoại tệ.

- Theo tài sản bảo đảm:

đảm khi trích lập dự phòng cụ thể cao trƣớc khi nhận TSBĐ có tính thanh khoản tỷ lệ khấu trừ đối với TSBĐ khi tính trích lập dự phòng cụ thể thấp. và/ hoặc nhận đa dạng các loại TSBĐ bằng một hoặc kết hợp các biện pháp bảo đảm nhằm; (i) tăng tỷ lệ cấp tín dụng có bảo đảm; (ii) giảm thiểu rủi ro tín dụng;(iii) giảm tối đa trích lập dự phòng rủi ro cụ thể; (iv) giảm hệ số tài sản có rủi ro, tăng tỷ lệ an toàn vốn cho NHCT.

+ Ƣu tiên nhận TSBĐ của khách hàng vay trƣớc khi nhận TSBĐ/ bảo lãnh của bên thứ ba. Trƣờng hợp nhận bảo đảm bằng tài sản/ bảo lãnh của bên thứ ba, ƣu tiên lựa chọn bên thứ ba là (i) chủ doanh nghiệp, thành viên góp vốn, cổ đông nắm quyền chi phối, điều hành doanh nghiệp; (ii) ngƣời thân của khách hàng vay hoặc các đối tƣợng tại mục (i).

+ Khuyến khích định giá TSBĐ qua AMC/ công ty liên kết đối với các loại TSBĐ(Đặc biệt là các TSBĐ có tính phức tạp nhƣ máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải có tính chuyên dụng, đặc thù, hàng hóa…) ngoài các trƣờng hợp bắt buộc phải qua AMC theo quy định của NHCT và quy định của pháp luật.

- Các chỉ tiêu định lƣợng:

+Dƣ nợ cuối năm đạt 3.880 tỷ đồng (bao gồm cả cho vay đồng tài trợ).

+ Lãi vay thu đủ 100 % theo hợp đồng tín dụng đã ký kết

+Tiếp tục xử lý các món nợ xấu phát sinh,thu hồi nợ xử lý rủi ro. Tuyệt đối không phát sinh nợ quá hạn, gia hạn nợ.

4.1.4. Định hướng hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank- Chi nhánh Hà Tĩnh

- Định hƣớng triển khai quy định tỷ lệ an toàn vốn: Ngày 30/12/2016, NHNN đã chính thức ban hành Thông tƣ 41 quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài nhằm triển khai Basel II tại Việt Nam. Theo đó có nhiều thay đổi lớn để phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc áp dụng các trọng số chịu rủi ro đối với tài sản của ngân hàng công thƣơng, qua đó ảnh hƣởng trực tiếp đến yêu cầu vốn tự có cần đáp ứng để duy trì hệ số an toàn vốn (CAR) của ngân hàng. Tài sản có hệ số RRTD (CRW) càng cao thì yêu cầu vốn tự có càng lớn. Qua đó làm gia tăng chi

phí vốn, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh và khả năng duy trì hệ số CAR của ngân hàng công thƣơng. Để đảm bảo ngân hàng công thƣơng chủ động điều chỉnh hoạt động theo hƣớng tối ƣu hóa danh mục tín dụng, giảm thiểu chi phí vốn, tăng hiệu quả kinh doanh, các chi nhánh nói chung và chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng cần lƣu ý một số nội dung trong công tác (i) lựa chọn khách hàng và (ii) Áp dụng các biện pháp giảm thiểu RRTD. Cụ thể nhƣ sau:

+ Về lựa chọn khách hàng: Ƣu tiên lựa chọn những khách hàng/ khoản tín dụng đƣợc hƣởng hệ số rủi ro thấp, để tiết kiệm vốn tự có cho NHCT theo quy định của cơ quan quản lý.

Đối với khách hàng bán lẻ: Chú trọng tập trung phát triển những khách hàng có số dƣ cấp tín dụng (đã giải ngân và chƣa giải ngân) không quá 8 tỷ đồng vì đây là nhóm khách hàng đƣợc hƣởng hệ số rủi ro thấp (75 %).

+ Theo loại hình sản phẩm:

Đối với các khoản tín dụng chuyên biệt: Hạn chế tăng dƣ nợ, cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn các khoản vay thông thƣờng do bị áp dụng hệ số rủi ro cao (>=160 %)

Đối với các khoản cấp tín dụng chuyên biệt tài trợ dự án kinh doanh BĐS: Áp dụng hệ số rủi ro 200 %

Đối với các khoản vay đảm bảo bằng bất động sản, cho vay thế chấp nhà: Hệ số rủi ro tỷ lệ thuận với (i) Tỷ lệ bảo đảm và (ii) Tỷ lệ thu nhập của khách hàng. Theo đói các tỷ lệ này càng cao thì hệ số rủi ro càng cao, gây phát sinh tăng đối với yêu cầu vốn tự có cho Ngân hàng.

+ Về áp dụng biện pháp giảm thiểu RRTD: Có bốn hình thức giảm thiểu RRTD đƣợc ghi nhận trong thông tƣ 41, bao gồm: (i) Tài sản bảo đảm, (ii) Bảo lãnh, (iii) Bù trừ số dƣ nội bảng và (iv) Phái sinh tín dụng. Trong quá trình nhận bảo đảm, để phục vụ mục đích quản lý, tối ƣu tỷ lệ an toàn vốn, lƣu ý các nội dung dƣới đây:

+ Đối với tài sản bảo đảm: Chỉ có 06 nhóm TSBĐ đƣợc ghi nhận để khấu trừ

khi tính toán vốn, bao gồm: (i) Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm do TCTD phát hành, (ii) vàng, (iii) Giấy tờ có giá do chính phủ Việt Nam, NHNN phát hành hoặc

bảo lãnh thanh toán, (iv) Chứng khoán nợ do chính phủ các nƣớc, tổ chức công lập của chính phủ các nƣớc phát hành đƣợc tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên, (v) Chứng khoan nợ do doanh nghiệp phát hàn hđƣợc tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên, (vi) Cổ phiếu đƣợc niêm yết trên HOSE và HNX.

+ Đối với bảo lãnh: Chỉ có 03 nhóm đối tƣợng phát hành bảo lãnh đƣợc ghi

nhận là phù hợp để khấu trừ khi tính toán vốn, gồm (i) Chính phủ, ngân hàng trung ƣơng, tổ chức công lập của chính phủ, chính quyền địa phƣơng, (ii) Tổ chức tín dụng đƣợc xếp hạng tín nhiệm từ BBB- trở lên, (iii) Doanh nghiệp có xếp hạng tín nhiệm từ A- trở lên.

Bên cạnh đó, Vietinbank Hà Tĩnh xây dựng các định hƣớng khác trong công tác tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh nhƣ sau:

- Thƣờng xuyên rà soát, đánh giá lại mức độ rủi ro của khách hàng cá nhân để có kế hoạch sàng lọc, giảm hạn mức tín dụng và rút giảm nhanh dƣ nợ đối với khách hàng yếu kém, có nhiều rủi ro.

- Đối với những khách hàng cá nhân đã đƣợc hệ thống cảnh báo thì cần phải cập nhật thông tin khách hàng liên tục, thƣờng để rủi ro đƣợc giảm thiếu tối đa và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng.

- Giám sát chặt chẽ khách hàng cá nhân liên tục có nợ quá hạn dƣới 10 ngày, tuyệt đối không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu.

-Chi nhánh cần tập trung rà soát lại toàn bộ hồ sơ vay vốn đối với khoản nợ xấu đã phát sinh để giảm thiểu các rủi ro pháp lý nếu có phát sinh tranh chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)