Những nội dung chủ yếu của quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 27 - 31)

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM

1.3.4 Những nội dung chủ yếu của quản trị rủi ro tín dụng

Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là hệ thống các quan điểm và công cụ do Hội đồng tín dụng đề ra và thực thi khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng nhằm mục tiêu quản lý tốt dư nợ và rủi ro tín dụng

- Các NHTM duy trì một chính sách tín dụng với những tiêu chuẩn tín dụng cao nhất có thể áp dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo các chính sách này đề cập đầy đủ đến các khía cạnh rủi ro và lợi nhuận. Các chính sách tín dụng phải hợp lý, phù hợp với thực tế của khu vực và bảo vệ đƣợc quyền lợi lâu dài của ngân hàng mà không kìm hãm tăng trƣởng kinh doanh. Các NHTM cần xây dựng cơ chế cấp tín dụng hợp lý nhƣ phân cấp quản lý và ủy quyền trong phê duyệt tín dụng, xác định thị trƣờng, ngành nghề, lĩnh vực cho vay, xây dựng các giới hạn trong hoạt động tín dụng, xây dựng chính sách khách hàng, quy định về TSĐB...

- Các NHTM cần có các chính sách phân bổ tín dụng phù hợp:

+ Phân bổ theo khu vực địa lý: Thực hiện phân chia phạm vi cấp tín dụng theo khu vực địa lý, chủ trƣơng ƣu tiên mở rộng hoạt động tín dụng tại những nơi có điều kiện mở rộng tín dụng và chất lƣợng tín dụng đảm bảo, giới hạn một mức tối đa ở những khu vực có chất lƣợng tín dụng thấp.

+ Phân bổ theo kỳ hạn và loại tiền cho vay: Việc cấp tín dụng phải bảo đảm sự phù hợp giữa cơ cấu kỳ hạn và loại tiền cho vay. Ví dụ nhƣ việc quy định tỷ lệ tối

đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung và dài hạn.

+ Phân bổ theo loại hình sản phẩm cho vay, đối tượng khách hàng, mặt hàng và lĩnh vực đầu tư: Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro, đa dạng hóa các đối tƣợng khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra, đa dạng lĩnh vực cho vay theo nguyên tắc phù hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc.

Chính sách tín dụng phù hợp là chính sách tín dụng linh hoạt chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái mở rộng và thắt chặt, tùy theo tình hình của nền kinh tế cũng nhƣ tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, chính sách tín dụng của ngân hàng cần gắn bó chặt chẽ với chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là gắn với chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ƣơng và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ lãi suất, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng GDP. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định.

- Mục tiêu của chính sách tín dụng

+ Chính sách tín dụng xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng. Đồng thời cũng thiết lập môi trƣờng nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng

+ Chính sách tín dụng đƣợc đƣa ra nhằm đảm bảo rằng mỗi quyết định tín dụng (quyết định tài trợ vốn) đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN Việt Nam và phù hợp với thông lệ chung của quốc tế. Không một tổ chức, cá nhân nào đƣợc can thiệp trái pháp luật vào quyền tự chủ trong quá trình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng.

- Nội dung cơ bản của một Chính sách tín dụng bao gồm: + Các đối tƣợng có thể vay vốn của ngân hàng

+ Phân hạng thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng và từng Hội đồng tín dụng (quy định mức cho vay tối đa, các loại tín dụng đƣợc phép..)

+ Phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc và báo cáo thông tin trong phòng tín dụng

+ Quy trình tiếp nhận, kiểm tra, đánh giá và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng

+ Hồ sơ bắt buộc đối với từng đơn xin vay và những gì phải đƣợc lƣu giữ trong ngân hàng: ai là ngƣời chịu trách nhiệm duy trì và kiểm tra hồ sơ tín dụng? + Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động tín dụng

+ Phƣơng thức quản lý danh mục cho vay

+ Thời hạn và điều kiện áp dụng cho các loại sản phẩm tín dụng khác nhau

+ Quy định chính sách và quy trình ấn định mức lãi suất tín dụng. mức phí và các điều kiện hoàn trả nợ vay

+ Các phƣơng án ƣu tiên trong việc phát hiện, phân tích và xử lý tín dụng có vấn đề

+ Tỷ lệ cho vay/Giá trị TSBĐ đối với từng loại TSBĐ theo quy định của sản phẩm đối với từng Ngân hàng thƣơng mại

+ Những đối tƣợng khách hàng nào cần hạn chế cấp tín dụng, kiểm soát cấp tín dụng.

- Chính sách tín dụng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Tuân thủ pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định có liên quan

+ Phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của NHTM trong từng thời kỳ: Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lƣợc và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống ngân hàng

+ Vừa tôn trọng quyền tự quyết của giám đốc vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng. Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn tín dụng và vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế.

- Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng đối với khách hàng:

+ Rủi ro tín dụng của khách hàng phải đƣợc quản lý theo nguyên tắc toàn diện, liên tục ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng, thông qua các quy định cụ thể của từng loại nghiệp vụ tín dụng

+ Tùy đặc điểm khác nhau của mỗi loại khách hàng, NHTM áp dụng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng

dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách hàng định chế tài chính nhằm lƣợng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng. Việc quản lý tổng mức rủi ro tín dụng đối với một khách hàng đƣợc thực hiện thông qua giới hạn tín dụng.

Đối với cho vay đầu tư dự án: NHTM thực hiện cho vay đầu tƣ dự án trên cơ sở đánh giá tính khả thi, hiệu quả và khả năng hoàn trả nợ của dự án.

Đối với khách hàng là thể nhân: NHTM hƣớng tới chuẩn hóa các sản phẩm tín dụng đối với khách hàng thể nhân, NHTM đánh giá năng lực và khả năng trả nợ dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn và phù hợp với thực tiễn.

Các quy định đảm bảo an toàn tín dụng (giới hạn cấp tín dụng) đƣợc NHTM tuân thủ và thực hiện (Điều128 luật các TCTD đƣợc Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010):

+ Tổng dƣ nợ cho vay (tổng mức cấp tín dụng) đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của NHTM

+ Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và ngƣời có liên quan không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của NHTM

Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bƣớc đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho tới khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lƣợng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau:

 Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng

 Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính

 Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng

Các giai đoạn của quy trình tín dụng:

- Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay. Trong giai đoạn này chất lƣợng tín dụng phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định khách hàng và viêc chấp hành các quy định về điều kiện, thủ tục cho vay của ngân hàng

- Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro. Việc thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu, áp dụng các hình thức, biện pháp kiểm tra sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng

- Thu nợ và thanh lý: sự linh hoạt của ngân hàng trong khâu thu nợ sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu đƣợc những rủi ro, hạn chế những khoản nợ quá hạn, bảo toàn vốn, nâng cao chất lƣợng tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP á châu (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)