TMCP Á Châu
( Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng đã được triển khai)
(1) Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và thẩm quyền phê duyệt tín dụng
chặt chẽ cùng với việc phân định rõ thẩm quyền phê duyệt của các cấp trong bộ máy quản lý tín dụng giúp cho hoạt động tín dụng tại ACB đƣợc an toàn và có hiệu quả, quản lý đƣợc RRTD. Đồng thời tăng cƣờng đƣợc tính chủ động và có nâng cao trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc trình duyệt hồ sơ tín dụng, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cấp tín dụng cho khách hàng.
Nguyên tắc tổ chức: Phân định rõ nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận, cá nhân tham gia trong bộ máy quản lý tín dụng; Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân theo phân cấp, ủy quyền phê duyệt cấp tín dụng; Đáp ứng yêu cầu kiểm soát của ACB, đảm bảo quá trình cấp tín dụng phải thông qua 3 khâu: Thẩm định, Kiểm soát, Phê duyệt.
Công tác thẩm định
Nguyên tắc phê duyệt tín dụng:
-Các quyết định cấp tín dụng phải đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật, chính sách tín dụng của ACB
-Đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng -Đảm bảo an toàn, chất lƣợng và hiệu quả
-Các quyết định phê duyệt cấp tín dụng của HĐTD/BTD đƣợc thực hiện theo nguyên tắc nhất trí (nghĩa là 100% thành viên tham gia đồng ý).
-Ngƣời thẩm định, kiến nghị cấp tín dụng không đƣợc đồng thời là ngƣời xét duyệt.
-Chuyên viên phê duyệt tín dụng chỉ phê duyệt hồ sơ tín dụng đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một khoản tín dụng đƣợc phê duyệt theo cơ chế chuyên viên, bao gồm:
+ Tiêu chuẩn sản phẩm tín dụng theo từng sản phẩm cụ thể + Tiêu chuẩn khách hàng phê duyệt theo cơ chế chuyên viên + Loại sản phẩm tín dụng đƣợc phê duyệt theo cơ chế chuyên viên
- Hồ sơ tín dụng đƣợc trình cho cấp xét duyệt cao hơn trong các trƣờng hợp: + Chuyên viên xét duyệt tín dụng chƣa đủ cơ sở ra quyết định
+ Giám đốc Sở giao dịch, Giám đốc chi nhánh, Trƣờng phòng giao dịch không đồng ý với kết quả cấp xét tín dụng.
+ Thành viên Ban tín dụng có ý kiến khác nhau, thì hồ sơ tín dụng đó đƣợc Ban tín dụng khu vực/Hội sở hoặc Ủy ban tín dụng (tùy theo hạn mức phán quyết)
+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ ( gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ)
+ Có một trong các loại hạn mức phê duyệt vƣợt thẩm quyền phê duyệt của cấp phê duyệt (trừ cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm, chứng từ có giá)
Nguyên tắc xây dựng hạn mức phê duyệt:
- Tuân thủ chính sách tín dụng; phù hợp với mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
- Phù hợp với nguồn lực và đặc điểm đối tƣợng khách hàng của ACB Thăng Long - Hạn mức phê duyệt của từng chuyên viên phê duyệt đƣợc tính theo mức cho vay/bảo lãnh/chiết khấu/ số tiền ứng trƣớc bao thanh toán của mỗi loại sản phẩm mà cấp phê duyệt đƣợc quyền phê duyệt đối với một khách hàng tại thời điểm phê duyệt trên toàn hệ thống ACB
- Hạn mức phê duyệt cấp tín dụng của từng BTD do Ủy ban tín dụng quyết định, Tổng giám đốc ban hành.
Phương thức phê duyệt:
- Phê duyệt theo cơ chế chuyên viên (sản phẩm chuẩn đƣợc phép phê duyệt, đáp ứng tiêu chuẩn KH)
- Phê duyệt theo phƣơng thức chuyền ký (một số sản phẩm tín dụng nhất định) - Phê duyệt theo phƣơng thức tổ chức họp Ủy ban tín dụng/ BTD: tất cả các sản phẩm tín dụng/trƣờng hợp còn lại
Thẩm quyền phê duyệt tín dụng:
- Thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban tín dụng: UBTD là cấp phê duyệt cao nhất, có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tín dụng vƣợt thẩm quyền của các Ban tín dụng và Chuyen viên phê duyệt tín dụng.
- Thẩm quyền phê duyệt của các ban tín dụng:
+ Ban tín dụng Hội sở/ Ban tín dụng Khu vực: phê duyệt cấp tín dụng theo thẩm quyền đối với các khách hàng thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thƣờng và nhóm Hạn chế cấp tín dụng và việc cấp tín dụng không làm vƣợt giới hạn cấp tín dụng và
không làm dƣ nợ của nhóm KH Hạn chế cấp tín dụng của hệ thống bị vƣợt hạn mức và tiêu chí “ Tỷ lệ cho vay/ TSĐB” thuộc thẩm quyền Ban tín dụng Hội sở/ Ban tín dụng Khu vực.
+ Ban tín dụng chi nhánh: phê duyệt cấp tín dụng theo thẩm quyền đối với KH thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thƣờng và nhóm Hạn chế cấp tín dụng và việc phê duyệt cấp tín dụng không làm vƣợt giới hạn cấp tín dụng và không làm dƣ nợ của nhóm khách hàng Hạn chế cấp tín dụng của hệ thống bị vƣợt hạn mức và tiêu chí “ Tỷ lệ cho vay/ TSĐB” thuộc thẩm quyền của Ban tín dụng chi nhánh/ Chuyên viên phê duyệt tín dụng
+ Chuyên viên phê duyệt tín dụng khác: Phê duyệt cấp tín dụng theo thẩm quyền đối với các khách hàng thuộc nhóm Cấp tín dụng bình thƣờng (đối với chuyên viên từ bậc 1 -> 6 tại Kênh phân phối)/Khách hàng thuộc nhóm Hạn chế cấp tín dụng (đối với chuyên viên bậc 5, bậc 6 tại Hội sở) và việc phê duyệt cấp tín dụng không làm vƣợt giới hạn cấp tín dụng và không làm dƣ nợ của nhóm KH Hạn chế cấp tín dụng của hệ thống bị vƣợt hạn mức và “ Tỷ lệ cho vay/ TSĐB” thuộc thẩm quyền của Ban tín dụng chi nhánh/Chuyên viên phê duyệt tín dụng.
(2) Quản trị rủi ro dựa trên chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng hiện tại của toàn thể hệ thống ACB là nhƣ nhau. Chính sách tín dụng hiện tại của ACB dựa trên nguyên tắc thận trọng, với phƣơng châm “chỉ cho vay khi kiểm soát rủi ro tốt”. ACB đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu và tuyển chọn, duy trì những KH tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời thu hẹp các khoản tín dụng đƣợc xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ACB. ACB đã kịp thời ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chính sách tín dụng, kiểm soát sự tuân thủ trong suốt quá trình cấp tín dụng tại ACB.
Để chính sách tín dụng phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình ngành tài chính ngân hàng, định hƣớng hoạt động tín dụng hiệu quả, quản lý rủi ro tín dụng và đảm bảo an toàn trong việc sử dụng vốn vay, đƣợc sự phê duyệt của UBTD , khách hàng đƣợc đánh giá theo các tiêu chí và phân nhóm sau. Có 10 nhóm tiêu chí đƣợc áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng nhƣ kiểm soát, đánh giá
chất lƣợng tín dụng danh mục cho vay của ACB với các cấp độ khác nhau (nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, nhóm hạn chế, nhóm kiểm soát đặc biệt và nhóm không cấp tín dụng) và đƣợc chia thành 2 nhóm lớn sau:
NHÓM XÉT DUYÊT NHÓM KIỂM SOÁT 1.Đối tƣợng khách hàng 1. Sản phẩm tín dụng
2.Ngành nghề kinh doanh 2.Kỳ hạn và loại tiền 3.Tình hình tài chính 3.Kênh phân phối 4.Nguồn trả nợ
5.Vị trí địa lý 6.Tài sản đảm bảo
7.Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm
Nhóm tiêu chí xét duyệt bao gồm
Về đối tượng khách hàng: Khách hàng đƣợc phân nhóm theo các tiêu chuẩn về lịch sử tín dụng, mức độ ổn định của thu nhập, thời gian làm việc, gia cảnh điểu kiện sinh sống, năng lực hành vi, quan hệ xã hội, địa vị xã hội, thái độ hợp tác với ACB…Đối tƣợng khách hàng mục tiêu của ACB bao gồm:
- Khách hàng cá nhân : Là những khách hàng có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, có quan hệ xã hội, lịch sử quan hệ tín dụng tốt và có thái độ hợp tác tốt với ACB.
- Khách hàng doanh nghiệp: Là các doanh nghiệp có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, có thái độ hợp tác tốt với ACB và có đội ngũ điều hành có kinh nghiệm.
Ngành nghề kinh doanh: Đƣợc phân vào 3 nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng và kiểm soát đặc biệt. ACB tập trung cho vay những doanh nghiệp cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trƣởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa tín ngƣỡng, chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hƣởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt.
Theo tình hình tài chính: Các chỉ số tài chính trọng yếu của khách hàng đƣợc xem xét để phân làm 4 nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế câp tín dụng, kiểm soát đặc biệt và không cấp/chấm dứt cấp tín dụng. Các chỉ số tài chính trọng
yếu là các chỉ số giúp đánh giá đƣợc khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng thanh toán, khả năng bù đắp rủi ro …của khách hàng.
Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ đƣợc phân thành 3 nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng và kiểm soát đặc biệt. Dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của dòng tiền.
Vị trí địa lý: ACB tập trung cho vay khách hàng có địa điẻm sinh sống, kinh doanh gần nơi ACB có trụ sở, cơ sở hạ tầng phát triển…để dễ dàng tiếp nhận và phục vụ khách hàng một cách trọn gói, để có thể dễ dàng gặp gỡ và thƣờng xuyên kiểm tra tình hình khách hàng, phụ thuộc vào khoảng cách từ nơi ở, trụ sở chính/cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng đến trụ sở chi nhánh ACB gần nhất, vị trí địa lý đƣợc phân thành 3 nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng và kiểm soát đặc biệt.
Theo tài sản bảo đảm: Các loại tài sản thế chấp/cầm cố dựa theo độ thanh khoản sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạptrong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu,…đƣợc đánh giá và phân vào 3 nhóm cấp tín dụng cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng và kiểm soát đặc biệt.
Tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm: Mức tỷ lệ cho vay/TSBĐ tùy thuộc vào kết quả đánh giá khách hàng thuộc nhóm cấp tín dụng bình thƣờng hay hạn chế cấp tín dụng, theo cấp phê duyệt tín dụng, theo độ ổn định về giá TSBĐ, thanh khoản và các rủi ro khác,…mỗi cấp phê duyệt đƣợc quyền phê duyệt các tỷ lệ cho vay/ TSBĐ khác nhau.
Nhóm tiêu chí kiểm soát bao gồm:
Theo sản phẩm tín dụng : Các sản phẩm tín dụng của ACB đƣợc phân vào các nhóm sản phẩm cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng và kiểm soát đặc biệt. Việc phân nhóm sản phẩm dựa vào tính chất sản phẩm nhƣ mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, TSBĐ, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, khách hàng mục tiêu….và các chính sách, chỉ đạo của chính phủ, của NHNN và chính sách quản lý rủi ro của ACB tại từng thời kỳ.
Theo kỳ hạn và loại tiền:Kỳ hạn cho vay, loại tiền tệ cho vay đƣợc phân chia thành 3 nhóm cấp tín dụng bình thƣờng, hạn chế cấp tín dụng và kiểm soát đặc biệt, theo
chính sách quản lý thanh khoản và quản lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ.
Kênh phân phối: Kênh phân phốiđƣợc phân thành cấp hạn mức phê duyệt bình thƣờng, không tăng hạn mức phê duyệt, giảm hạn mức phê duyệt và ngƣng cấp hạn mức phê duyệt phụ thuộc vào năng lực cán bộ, năng lực quản lý rủi ro tín dụng. Đối với KPP ( Sở giao dịch, Chi nhánh và Phòng giao dịch):
Đơn vị/chuyên viên phê duyệt có phát sinh nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp > 1,5 % nhƣng < 3% : không tăng thẩm quyền phê duyệt đối với Ban tín dụng/chuyên viên phê duyệt tín dụng.
Đơn vị/ chuyên viên phê duyệt có phát sinh nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp > 3 % nhƣng nhỏ hơn 5%: Giảm thẩm quyền phê duyệt đối với Ban tín dụng/Chuyên viên phê duyệt tín dụng.
Đơn vị/ chuyên viên phê duyệt có phát sinh nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp >5%: tạm thời ngƣng hạn mức phê duyệt của Ban tín dụng/ Chuyên viên mà tập trung thu hồi nợ quá hạn.
Trƣờng hợp đơn vị có nợ quá hạn trong 3 tháng liên tiếp >3%, ban kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện việc kiểm toán các hồ sơ quá hạn.
Khi phân tích và thẩm định KH, mỗi KH sẽ đƣợc xếp vào một trong bốn nhóm sau:
Nhóm Cấp tín dụng bình thƣờng: là các KH thỏa tiêu chí từ 1 đến 5 (nhóm xét duyệt) đều thuộc nhóm “Cấp tín dụng bình thƣờng”, và không có tiêu chí nào thuộc “Hạn chế cấp tín dụng” hay “Kiểm soát đặc biệt” hay “Không cấp/chấm dứt cấp tín dụng”
Nhóm Hạn chế cấp tín dụng: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 5 (nhóm xét duyệt) thuộc “Hạn chế cấp tín dụng”, không có tiêu chí nào thuộc “Kiểm soát đặc biệt” hay “Không cấp/chấm dứt cấp tín dụng”.
Nhóm Kiểm soát đặc biệt: là các khách hàng có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 5 (nhóm xét duyệt) thuộc “Kiểm soát đặc biệt” và không có tiêu chí nào thuộc “Không cấp/chấm dứt cấp tín dụng”.
chí từ 1 đến 5 (nhóm xét duyệt) thuộc “Không cấp/chấm dứt cấp tín dụng”.
Nếu xét theo phân nhóm KH
Tổng dƣ nợ cho vay của nhóm “Hạn chế cấp tín dụng” trên tổng dƣ nọ cho vay của ACB chiếm tối đa 20% và giảm dần để chuyển sang nhóm “ cấp tín dụng bình thƣờng”.
Tổng dƣ nợ cho vay của nhóm “ Kiểm soát đặc biệt” trên tổng dƣ nợ cho vay của ACB chiếm tối đa 5% và giảm dần về 0% hoặc chuyển sang nhóm “Cấp tín dụng bình thƣờng” hoặc nhóm “Hạn chế cấp tín dụng”
Tổng dƣ nợ cho vay của nhóm “ Không cấp tín dụng” trên tổng dƣ nợ cho vay của ACB chiếm 0%.
Xét theo loại hình cho vay: Tổng dƣ nợ cho vay tín chấp trên tổng dƣ nợ cho vay của ACB chiếm tối đa 10%, trong đó doanh nghiệp chiếm tối đa 8%, cá nhân chiếm tối đa 2%.
Quy mô khoản vay
- Tổng dƣ nợ cho vay của KHDN có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc nhóm cấp tín dụng bình thƣờng chiếm tối thiểu 75% trên tổng dƣ nợ cho vay của khối KHDN.
- Tổng dƣ nợ cho vay của KHCN có tiêu chí quy mô khoản vay thuộc cấp tín dụng bình thƣờng chiếm tối thiểu 75% tổng dƣ nợ cho vay của khối KHCN.
- Tổng dƣ nợ của 1.5% số lƣợng KH có dƣ nợ lớn nhất không vƣợt quá 50% tổng dƣ nợ và 10 KH có dƣ nợ lớn nhất không vƣợt quá 30% tổng dƣ nợ cho vay của ACB.
Các quy định dảm bảo an toàn tín dụng (giới hạn cấp tín dụng) đƣợc NHTM tuân thủ và thực hiện (Điều128 luật các TCTD đƣợc Quốc hội thông qua ngày 16/6/2010):
Tổng dƣ nợ cho vay ( tổng mức cấp tín dụng) đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 15% vốn tự có của NHTM. Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và ngƣời có liên quan không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có của NHTM
(3)Quản trị rủi ro dựa trên quy trình tín dụng
trách nhiệm cụ thể cho từng chức danh. Giúp cho hoạt động tín dụng từ khâu tìm kiếm khách hàng đến khâu cuối cùng là câp tín dụng cho khách hàng đƣợc vận hành một cách có hiệu quả. Đồng thời giúp giảm thiểu đƣợc các tiêu cực trong hoạt động tín dụng tại ACB
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện quy trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lƣợng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau: