Phương pháp nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dịch vụ hỗ trợ Đào tạo tại Trường THPT Khoa học Giáo dục (Trang 44 - 50)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

2.2.2.1. Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi sử dụng trong nghiên cứu chính thức sẽ bao gồm 2 phần: Phần thứ nhất: các câu hỏi đánh giá chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ đào tạo với 5 yếu tố với 20 biến quan sát và 1 thang đo với 3 biến quan sát đánh giá sự hài lòng của học sinh với chất lƣợng vụ hỗ trợ đào tạo tại trƣờng THPT Khoa học Giáo dục.

Các biến quan sát sẽ đƣợc đánh giá đƣa trên thang đo Likert, với các mức cụ thể là (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Bình thƣờng, (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý.

2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu:

Kích thƣớc mẫu theo Hair và các cộng sự (1998), trong phân tích nhân tố EFA, cần 5 quan sát cho 1 biến đo lƣờng và cỡ mẫu không nên ít hơn 100.

Theo Tabachnick& Fidell (1991), để phân tích hồi quy đạt kết quả tốt nhất, đòi hỏi kích thƣớc mẫu phải đạt công thức sau: n ≥ 8k + 50 (trong đó: n là cỡ mẫu; k là số biến độc lập của mô hình)

Để thỏa mãn cả 2 yêu cầu này, số mẫu cần đạt là 234 mẫu, tƣơng ứng với 23 biến quan sát đƣợc sử dụng.

Tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát đến toàn bộ các lớp học với 295 học sinh (trong đó có 160 học sinh lớp 10 và 135 học sinh lớp 11). Tuy nhiên, sau quá trình thu hồi phiếu, chọn lọc phiếu đạt yêu cầu, tác giả thu về đƣợc 147 phiếu đạt yêu cầu,0 của học sinh lớp 10 và 132 phiếu của học sinh lớp 11, tổng là 279 phiếu, đạt 94.57%.

Bảng 2.1: Tổng hợp các biến quan sát đã mã hóa

STT Biến quan sát Ký hiệu

Yếu tố Cơ sở vật chất CSVC

1 Thƣ viện có nguồn sách, tài liệu đa dạng, phong phú CSVC1

2

Phòng y tế sạch sẽ thoáng mát,có đầy đủ các trang thiết bị sơ cấp

CSVC2

3

Phòng học, phòng thực hành thoáng mát, đầy đủ các trang thiết bị cơ bản

CSVC3

4 Căng tin, bếp ăn sạch sẽ, hợp vệ sinh, giá cả phù hợp CSVC4

5 Nhà đa năng, sân chơi thể thao sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại CSVC5

Yếu tố Các quy định, quy trình thực hiện dịch vụ QDQT

6

Quy trình, thủ tục mƣợn trả sách, tài liệu đơn giản, dễ thực hiện

QDQT1

7

Quy định trang phục, bảng tên cho học sinh phù hợp với học sinh trung học

QDQT2

8 Quy định điểm đón, trả học sinh thuận tiện, an toàn QDQT3

Yếu tố Các hoạt động ngoại khóa HDNK

9

Nhà trƣờng tổ chức tốt các buổi tham quan thực tế cho toàn bộ học sinh

HDNK1

10

Nhà trƣờng tổ chức tốt các buổi thảo luận, trò chuyện với học sinh

HDNK2

11

Các hoạt động, hội thi văn hóa, văn nghệ đƣợc nhà trƣờng quan tâm tổ chức

HDNK3

12 Nhà trƣờng tổ chức các buổi học kỹ năng mềm HDNK4

Yếu tố Hoạt động nghiên cứu khoa học NCKH

13

Nhà trƣờng tạo điều kiện cho học sinh tham gia các nghiên cứu khoa học

NCKH1

15

Nhà trƣờng tổ chức định kỳ hoặc cho học sinh tham gia các buổi hội thảo về nghiên cứu khoa học.

NCKH3

16

Nhà trƣờng khuyến khích, hỗ trợ triển khai các nghiên cứu khoa học và thực tiễn

NCKH4

Yếu tố Đội ngũ nhân viên thực hiện dịch vụ NVTH

17

Nhân viên phòng thực hành sẵn sàng hỗ trợ học sinh trong các giờ thực hành

NVTH1

18

Cán bộ, chuyên viên sẵn sàng giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn trong các hoạt động ngoại khóa

NVTH2

19

Các cán bộ nhà trƣờng sẵn sàng hỗ trợ học sinh trong việc điều hành các câu lạc bộ học tập, nghệ thuật

NVTH3

20

Nhân viên các bộ phận dịch vụ thân thiện, nhiệt tình hỗ trợ học sinh

NVTH4

Sự hài lòng chung của học sinh về chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ đào tạo

HL

21

Bạn cảm thấy hài lòng về các dịch vụ hỗ trợ đào tạo tại trƣờng THPT Khoa học Giáo dục

HL1

22

Bạn sẵn sàng giới thiệu cho ngƣời khác đăng ký học tập tại trƣờng

HL2

23 Bạn tự hào là học sinh trƣờng THPT Khoa học Giáo dục HL3

Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phƣơng pháp thống kê mô tả:

Sử dụng các chỉ tiêu số max, số min, giá trị trung bình để thống kê đặc điểm của nhóm yếu tố phân tích.

 Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha:

Để đảm bảo các yếu tố và các biến số quan sát tƣơng quan với nhau, tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá

độ tin cậy của các biến quan sát, các biến không phù hợp hay có hệ số tƣơng quan tổng biến nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại ra khỏi thang đo. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ& Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).

 Phân tích nhân tố khám phá EFA:

Sau khi đã chọn đƣợc các biến quan sát phù hợp, tác giả tiến hành phân tích EFA (Exploratory Factor Analysis, gọi tắt là phƣơng pháp EFA). Phân tích EFA nhằm rút gọn các biến có nội dung tƣơng tự nhau hay phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn nhƣng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung thông tin của các tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998).

Các hệ số cần quan tâm, sử dụng trong phân tích EFA bao gồm:

- Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO): Hệ số này dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, 0.5 ≤KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)

- Kiểm định Bartlett: là một đại lƣợng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tƣơng quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig< 0.05), kiểm định có ý nghĩa thống kê (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

- Phƣơng pháp trích hệ số đƣợc sử dụng là Principal Component Analysis với phép xoay Varimax để tối thiểu hóa lƣợng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố và các nhân tố không có tƣơng quan lẫn nhau.

- Hệ số tài nhân tố Factor Loading lớn hơn hoặc bằng 0.5. Theo Hair và cộng sự (1998), Factor Loadinglà chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA.

- Phƣơng sai trích: Thang đo sẽ đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích ≥ 50% và Eigenvalue > 1 (Gerbing & Anderson, 1998).

 Phân tích tƣơng quan:

Phân tích tƣơng quan nhằm mục đích kiểm tra mối tƣơng quan tuyến tính chặt chẽ giữa các biến trong mô hình: giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau

 Phân tích hồi quy:

Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và các biến độc lập thông qua hệ số Beta, hệ số R2 và kiểm định ANOVA nhằm xác định mức độ quan trọng của các biến độc lập với biến phụ thuộc. Trong đó, hệ số R2 hiệu chỉnh: Hê ̣ số xác định tỉ lê ̣ biến thiên của biến phụ thuộc đƣợc giải thích b ởi biến độc lập trong mô hình hồi quy. Chỉ số đó cũng là thông số đo lƣờng độ thích hợp của đƣờng hồi quy theo qui tắc R2 càng gần 1 thì mô hình xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp với tập dữ liê ̣u mẫu.

Tóm tắt Chƣơng 2

Chƣơng 2 trình bày về quy trình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tác giả sử dụng trong luận văn. Quy trình nghiên cứu trình bày đầy đủ các bƣớc thực hiện quá trình nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng với kích thƣớc mẫu là n=279. Từ đó, trong chƣơng tiếp theo sẽ trình bày về thực trạng chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ đào tạo tại trƣờng THPT Khoa học Giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dịch vụ hỗ trợ Đào tạo tại Trường THPT Khoa học Giáo dục (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)