CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kết quả nghiên cứu
3.2.5. Phân tích hồi quy
Mô hình hồi quy có dạng:
HL = β0 + β1*CSVC + β2*QDQT + β3*HDNK + β4*NCKKH + β5*NVTH
(β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6 là các hệ số hồi quy chƣa chuẩn hóa)
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình, tác giả sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh. Giá trị R2 hiệu chỉnh cho biến các biến độc lập giải thích đƣợc bao nhiêu phần trăm (%) sự biến thiên của biến phụ thuộc.
Bảng 3.14: Bảng hệ số R2 và R2 hiệu chỉnh Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ƣớc lƣợng Giá trị Durbin- Watson 1 .811a .658 .651 .462 1.318 Nguồn: Tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS
Hệ số R2 hiệu chỉnh có giá trị bằng 0.651, giá trị có nghĩa là mô hình nghiên cứu có thể giải thích đƣợc 65.1% sự biến thiên của biến phụ thuộc, hay 65.1% sự biến thiên của Sự hài lòng của học sinh đƣợc giải thích bằng mối quan hệ tuyến tính giữa 5 biến độc lập Cơ sở vật chất; Các quy định, quy
trình thực hiện dịch vụ; Hoạt động ngoại khóa; Hoạt động nghiên cứu khoa học và Đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trƣờng.
Bảng 3.15: Kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA
Mô hình Tổng các bình phƣơng df Trung bình bình phƣơng F Sig. 1 Hồi quy 111.882 5 22.376 104.889 .000 Phần dƣ 58.240 273 .213 Tổng cộng 170.123 278 Nguồn: Tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS
Tiếp theo, để kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy, xem xét đến giá trị F từ kết quả phân tích phƣơng sai ANOVA. Giá trị F = 104.889, giá trị Sig. = 000 < 0.05, có thể kết luận mô hình nghiên cứu với tập dữ liệu đƣợc thực hiện nghiên cứu, và có thể suy rộng ra cho tổng thể.
Bảng 3.16: Bảng kết quả phân tích hồi quy
Hệ số hồi quy chƣa
chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa
t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận VIF 1 (Constan t) -.125 .188 -.665 .507 CSVC .497 .058 .416 8.539 .000 .529 1.891 QDQT .027 .058 .023 .466 .241 .512 1.953 HDNK .165 .061 .136 2.695 .007 .496 1.918 NCKH .137 .055 .121 2.489 .013 .533 1.877 NVTH .357 .059 .308 6.007 .000 .478 1.993 a. Dependent Variable: HL Nguồn: Tác giả xử lý bằng phần mềm SPSS
Từ kết quả phân tích hồi quy cho thấy, giá trị Sig. của các yếu tố Cơ sở vật chất; Hoạt động ngoại khóa; Hoạt động nghiên cứu khoa học và Đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trƣờng có giá trị < 0.05, do đó 4 yếu tố này có ý nghĩa trong mô hình hồi quy và có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Yếu tố Các quy định, quy trình thực hiện dịch vụ có giá trị Sig. = 0.241 > 0.05, có nghĩa là yếu tố này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy.
Hệ số phòng đại VIF của từ yếu tố trong mô hình có giá trị nhỏ hơn 2, có thể kết luận rằng, mô hình hồi quy không có hiện tƣợng đa cộng tuyến.
Thông qua hệ số beta chuẩn hóa, thấy rằng, trong các yếu tố nghiên cứu, tháng đo Cơ sở vật chất có tác động lớn nhất đến sự hài lòng của học sinh đối với các dịch vụ hỗ trợ đào tạo và yếu tố Hoạt động nghiên cứu khoa học có tác động nhỏ nhất tới sự hài lòng của học sinh đối với các dịch vụ hỗ trợ đào tạo.
Mô hình hồi quy nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ hỗ trợ đào tại tại trƣờng THPT Khoa học Giáo dục:
HL = -0.125 + 0.416CSVC + 0.308NVTH + 0.061HDNK + 0.055NCKH
Từ kết quả mô hình hồi quy, có hể đƣa ra kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đề xuất ban đầu nhƣ sau:
STT Giả thuyết nghiên cứu Kết quả
1
H1: Yếu tố Cơ sở vật chất có tác động tích cực đến sự hài lòng của học sinh. Khi cơ sở vật chất đƣợc học sinh đánh giá càng cao thì sự hài lòng sẽ càng cao và ngƣợc lại.
Chấp nhận
2
H2: Yếu tố Các quy định, quy trình thực hiện dịch vụ có tác động tích cực đến sự hài lòng của học sinh. Sự hài lòng của học sinh sẽ càng cao khi năng lực phục vụ đƣợc học sinh đánh giá càng tốt và ngƣợc lại.
Không chấp nhận
3
H3: Yếu tố Các hoạt động ngoại khóa có tác động tích cực đến sự hài lòng của học sinh. Sự hài lòng của học sinh sẽ càng cao khi khả năng đáp ứng đƣợc học sinh đánh giá càng tốt và ngƣợc lại.
Chấp nhận
4
H4: Yếu tố Hoạt động nghiên cứu khoa học có tác động tích cực đến sự hài lòng của học sinh. Sự hài lòng của học sinh sẽ càng cao khi sự đồng cảm đƣợc học sinh đánh giá càng cao và ngƣợc lại.
Chấp nhận
5
H5: Yếu tố Đội ngũ nhân viên thực hiện trong trƣờng có tác động tích cực đến sự hài lòng củahọc sinh. Sự hài lòng của học sinh sẽ càng cao khi phƣơng tiện hữu hình đƣợc học sinh đánh giá càng cao và ngƣợc lại.
Chấp nhận
Lý giải tại sao H2 không đƣợc chấp nhận.