Xây dựng khung lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty mẹ tập đoàn hóa chất việt nam (Trang 52 - 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu

2.1.2. Xây dựng khung lý thuyết

Bất kỳ mô ̣t đề tài nghiên cứu nào cũng cần có cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu. Khung lý thuyết là một tập hợp những khái niệm liên quan với nhau, được trình bày và lập luận trên cơ sở các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu và gắn chặt với các khái niệm của nghiên cứu. Để xây dựng được cơ sở lý thuyết phải trải qua quá trình thu thập và nghiên cứu tài liê ̣u.

Thông tin , tài liệu được chia thành hai nguồn chính : nguồn chính yếu và nguồn thứ yếu.

- Nguồn chính yếu là nguồn phản ánh trực tiếp nghiên cứu , cung cấp báo cáo của nghiên cứu , nêu rõ cơ sở lý luâ ̣n , đối tượng nghiên cứu , quá trình và kết của nghiên cứu.

- Nguồn thứ yếu là nguồn được tóm tắt , xử lý, tổng hợp từ nguồn chính yếu . Các dạng thông tin , tài liệu sau có thể xem như nguồn tài liệu thứ yếu : tóm tắt báo cáo nghiên cứu, bài báo, tạp chí, bài giảng, mô ̣t chương trình truyền hình hay phim ảnh.

Mô ̣t nghiên cứu hay không chỉ dựa trên nguồn tài liê ̣u thứ yếu . Tài liệu thứ yếu thường được trình bày theo nhâ ̣n thức của người xử lý , có khả năng không phản ánh chân xác nội dung của tài liệu chính yếu . Do vâ ̣y , người nghiên cứu nên sử dụng kết hợp cả hai nguồn tài liệu để làm cơ sở lý thuyết .

Các nguồn có thể cung cấp tài liệu chính yếu :

- Sách: mô ̣t số sách chuyên ngành có thể cung cấp hoa ̣t đô ̣ng chi tiết của nghiên cứu khoa ho ̣c.

- Tạp chí khoa học chuyên ngành (in ấn và điê ̣n tử) - Tài liệu hội thảo chuyên đề

Các bước xây dựng cơ sở lý thuyết

- Xác định những từ khóa từ giai đoạn hình thành đề tài nghiên cứu . Sau đó tiến hành tìm kiếm tài liê ̣u dựa trên các từ khóa gồm nguồn chính yếu và thứ yếu . Thư viê ̣n , trung tâm ho ̣c liê ̣u là nơi cung cấp cho người nghiên cứu chủ yếu các nguồn tài liệu này như sách chuyên ngành , kỷ yếu hội thảo , báo cáo chuyên đề , tạp chí điện tử v.v.

- Đo ̣c và cho ̣n lo ̣c la ̣i tài liê ̣u có liên quan đến đề tài nghiên cứu . Sau đó tổng hơ ̣p, tóm tắt, tổ chức nguồn tài liê ̣u đó để l àm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu , đồng thời chú ý ghi la ̣i nguồn gốc của tài liê ̣u để trích dẫn

- Rút ra kết luận từ tài liệu lý thuyết để đề xuất cho đề tài nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực cho người lao động tại công ty mẹ tập đoàn hóa chất việt nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)