CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
2.3.1. Phương pháp thống kê
- Tóm tắt thông tin và phân loại thông tin theo các nhóm như thông tin về nhân sự, thông tin về doanh nghiệp, thông tin về người sử dụng lao động, thông tin về tình hình kinh tế, thông tin quá khứ, hiện tại, thông tin dự báo….
- Tóm tắt những thông tin cơ bản, những thông tin mới, thông tin có điểm khác biệt với những thông tin trước.
Thống kê các thông tin thông qua bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình.
2.3.2. Phương pháp phân tích
Từ những dữ liệu thu thập được; tác giả tiến hành phân tích để đưa ra các nhận xét, kết luận về vấn đề nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm Excel để tính toán các số liệu thu thập được. Các bước cụ thể cần thực hiện:
- Xác định độ tin cậy của các nguồn tin;
- Lý giải được sự mâu thuẫn giữa các thông tin (nếu có);
- Chọn ra những thông tin đầy đủ hơn, có độ tin cậy cao hơn, chỉnh lý chính xác tài liệu, số liệu.
Thông tin trong quá trình quản lý phải bảo đảm các yêu cầu:
- Thông tin phải đúng. Nghĩa là thông tin phải trung thực, chính xác và khách quan. Để đạt tiêu chuẩn này cần có yếu tố con người, yếu tố vật chất, yếu tố phương pháp thu thập và xử lý thông tin;
- Thông tin phải đủ. Tiêu chuẩn này thể hiện thông tin phải phản ánh các khía cạnh cần thiết để có thể tái tạo được hình ảnh tương đối trung thực về đối tượng đang được xem xét. Thông tin đủ cũng đồng thời với nghĩa không dư thừa, không lãng phí. Để có được tiêu chuẩn này đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý phải có tầm nhìn chiến lược;
- Thông tin phải kịp thời. Nghĩa là thông tin phải được thu thập, phản ánh đúng lúc để kịp phân tích, phán đoán, xử lý. Tuy nhiên tiêu chuẩn này phụ thuộc vào khả năng con người, trang thiết bị, phương pháp áp dụng.
- Thông tin phải gắn với quá trình, diễn biến của sự việc. Nghĩa là thông tin đó thuộc giai đoạn nào thuộc quá trình quản lý, thuộc cấp quản lý nào? Đây là tiêu chuẩn rất quan trọng đánh giá chất lượng thông tin thời kỳ hiện đại;
- Thông tin phải dùng được. Nghĩa là thông tin phải có giá trị thực sự, thông tin có thể đóng góp vào một trong các công việc như: thống kê, ra quyết định quản lý, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân... Đồng thời thông tin phải được xử lý để dễ đọc, dễ tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ.
2.3.3. Phương pháp so sánh
- So sánh các kết quả về hoạt động kinh doanh, tình hình lao động tại công ty qua các năm: nhằm rút ra các quy luật, xu hướng, từ đó phân tích nguyên nhân.
- So sánh đánh giá của người lao động về thực trạng công tác tạo động lực, thực trạng các biện pháp tạo động lực cho người lao động tại công ty với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực, hoặc cùng loại hình doanh nghiệp khác nhằm rút ra được điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế còn tồn tại trong công tác tạo động lực của doanh nghiệp.
2.3.4. Phương pháp tổng hợp
Là phương pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các thông tin đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống dữ liệu mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp bao gồm những nội dung sau:
- Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. - Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.
- Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tương tác.
- Làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.
- Giải thích quy luật. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.
Các kết quả thu được từ việc thống kê, phân tích và so sánh sẽ được liên kết lại, tạo thành một chỉnh thể để có cái nhìn tổng quát về công tác tạo động lực tại Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY MẸ - TẬP ĐOÀN HÓA CHẤT VIỆT NAM