CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
2.2.1.1. Phương pháp điều tra bằng bản hỏi
Mục đích của phương pháp là thu thập thông tin về ý kiến của người lao động đối với công tác tạo động lực trong công ty. Để đạt được mục đích đó, tác giả đã hướng đến đối tượng điều tra là các cán bộ, viên chức và người lao động đang công tác tại các phòng ban trong công ty.
Tác giả dựa trên các cơ sở lý thuyết về tạo động lực làm việc cho người lao động và nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về sự thỏa mãn công việc cũng nhu tìm hiểu các yếu tố thúc đẩy động lực làm việc cho người lao động, từ đó tìm ra tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty mẹ phụ thuộc những yếu tố nào nhằm xây dựng bản hỏi nghiên cứu của đề tài. Sau đó tác giả sẽ xem xét chi tiết cách thiết lâp bản hỏi, chọn mẫu, chọn công cụ thu thập thông tin, quá trình thu thập thông tin và xử lý số liệu thống kê.
+ Xác định các yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến tạo động lực cho người lao động trong Công ty
+ Xác định thứ tự tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng nói trên.
+ Đánh giá của người lao động về thực trạng công tác tạo động lực của Công ty.
- Cơ sở thiết lập bản hỏi:
+ Dựa trên các cơ sở lý thuyết về tạo động lực cho người lao động và các nghiên cứu trong và ngoài nước về sự thỏa mãn công việc cũng như tìm hiểu các yếu tố để thúc đẩy động lực làm việc cho người lao động.
+ Cơ sở đưa ra các giải pháp tạo động lực làm việc: kết hợp mô hình Thuyết nhu cầu của Maslow và sử dụng kết quả mô hình nghiên cứu “Xây dựng khung lý thuyết về động lực làm việc ở khu vực công tại Việt Nam”. Công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty mẹ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Lương, thưởng, phúc lợi Công việc ổn định, an toàn Môi trường làm việc
Được ghi nhận thành tích, được tôn trọng Được đào tạo, phát triển, có cơ hội thăng tiến
Căn cứ vào các yếu tố trên và những tiêu chí đo lường từng thành phần là nền tảng xây dựng bản câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
- Xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu Bản hỏi được thiết kế gồm các bước:
Hình 2.2. Quy trình điều tra bằng bản hỏi
Nguồn: Tác giả tổng hợp
+ Bản câu hỏi và quá trình thu thập thông tin:
Bước 1: Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và nghiên cứu sơ bộ cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu liên quan trước đây, thiết lập bảng câu hỏi ban đầu.
Bước 2: Bản câu hỏi ban đầu được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và khảo sát thử một số đối tượng để điều chỉnh cho phù hợp.
Bước 3: Bản câu hỏi được hoàn chỉnh và gửi đi khảo sát chính thức. Cuối cùng, dữ liệu thu thập được lưu vào tập tin và chuyển sang khâu phân tích xử lý số liệu.
+ Thiết kế bản câu hỏi nghiên cứu:
Bản câu hỏi nghiên cứu được thiết kế bao gồm 13 câu hỏi, trong đó có 01 câu hỏi hỏi về thông tin cá nhân, 01 câu hỏi về nhận thức của nhận thức của người lao động trực tiếp về vấn đề tạo động lực, 11 câu hỏi về công tác tạo động lực của công ty. Trong 11 câu hỏi, mỗi câu hỏi sẽ được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ.
- Chọn mẫu:
+ Đối tượng khảo sát là tất cả cán bộ, viên chức và người lao động tại Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, không bao gồm Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc.
+ Số lượng phiếu phát ra: 106 phiếu + Số lượng phiếu thu về: 104 phiếu + Số lượng phiếu hợp lệ: 97 phiếu.
Thời gian thực hiện điều tra là 20 ngày (từ 20/4/2017 – 10/05/2017).
Sau đó tác giả thu thập lại và tiến hành tổng hợp kết quả, xử lý dữ liệu làm cơ sở cho việc đánh giá các chính sách tạo động lực nhân lực.
(Chi tiết các câu hỏi điều tra và kết quả tại Phụ lục 01) 2.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Là phương pháp thu thập thông tin về công tác tạo động lực đã, đang và sẽ áp dụng tại công ty; các căn cứ, mục tiêu và quan điểm của nhà quản trị khi xây dựng và triển khai công tác tạo động lực tại công ty thông qua một bảng câu hỏi phỏng vấn.
Bản hỏi bao gồm 06 câu hỏi xoay quanh công tác tạo động lực tại công ty và tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị; bao gồm: Tổng Giám đốc, Trưởng Ban Tổ chức nhân sự, Chủ tịch Công đoàn. Đây là những người trực tiếp đề ra và thực hiện công tác tạo động lực cho người lao động trong công ty. Các cuộc phỏng vấn được thiết kế theo hướng mở, có định hướng; bảng câu hỏi phỏng vấn khảo sát được nêu tại Phụ lục 02.
Để người được phỏng vấn có sự chuẩn bị trước, nâng cao chất lượng phỏng vấn, bảng câu hỏi được gửi cho người được phỏng vấn trước buổi phỏng vấn 07 ngày. Nội dung phỏng vấn, ý kiến đánh giá được ghi chép lại sau đó tổng hợp lại và phân tích để tìm ra các ưu điểm/hạn chế của công tác tạo động lực cho người lao động trong công ty, từ đó đề ra giải pháp thích hợp.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
- Tài liệu được cung cấp bởi người lao động thuộc Ban Tổ chức Nhân sự tại Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và công bố bởi các cơ quan chức năng có liên quan như Bộ Công Thương - cơ quan chủ quản của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam,…và các thông tin công khai trên website của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Thu thập dữ liệu từ Ban Tài chính Kế toán về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các số liệu liên quan đến việc thực hiện hoạt động tạo động lực của công ty đối với người lao động. Thu thập dữ liệu từ Ban Tổ chức nhân sự về các hoạt động tạo động lực đã, đang và sẽ áp dụng, các căn cứ để thúc đẩy tạo động lực cho người lao động.