CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quy trình tạo động lực cho ngƣời lao động tại Công ty mẹ
3.2.2. Thực trạng phân loại nhu cầu của người lao động
Xuất phát từ việc chưa có bộ phận thống kê, tổng hợp các nhu cầu cá nhân của người lao động tại Công ty, do vậy Vinachem không thể phân loại được nhu cầu của người lao động trong công ty. Để thực hiện điều này, tác giả đã tiến hành khảo sát người lao động tại công ty, dựa trên thuyết nhu cầu Maslow, chia thành 5 nhóm nhu cầu. Sau đó người lao động sẽ đánh thứ tự ưu tiên (mong muốn nhất) theo quan điểm của bản thân họ.
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về nhu cầu của người lao động tại Vinachem
STT Các loại nhu cầu
Mức độ độ mong muốn
Rất
nhiều Nhiều
Bình
thường Ít Rất ít
1 Lương, thưởng, phúc lợi 3,1% 38,1% 44,3% 14,4% 0,0%
2 Công việc ổn định, an toàn 1,0% 30,9% 43,3% 18,6% 6,2%
3 Môi trường làm việc 1,0% 13,4% 22,7% 48,5% 14,4%
4 Được ghi nhận thành tích,
được tôn trọng 4,1% 16,5% 41,2% 28,9% 9,3%
5 Được đào tạo, phát triển, có
cơ hội thăng tiến 11,3% 39,2% 40,2% 5,2% 4,1%
Qua kết quả trên, ta có thể biết được nhu cầu của người lao động tại Công ty mẹ. Nhu cầu được quan tâm nhiều nhất là nhu cầu “Được đào tạo, phát triển, có cơ hội thăng tiến”, với xấp xỉ 91% lao động có mức mong muốn “Bình thường” trở lên. Trong khi đó, nhu cầu ít được mong muốn nhất là “Môi trường làm việc” – quá nửa số lao động có mong muốn “Ít” hoặc “Rất ít” với nhu cầu này. Có thể thấy Công ty đã xây dựng được môi trường làm việc khá tốt trong cơ quan và “Nhu cầu được tôn trọng, được thể hiện” được CBVC tại Công ty mong muốn hơn cả.
Tại Công ty mẹ không có sự phân hóa về nhu cầu, nguyện vọng giữa những người lao động lớn. Nguyên nhân chủ yếu là vì hầu hết cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Công ty đều có trình độ cao (100% lao động có trình độ Đại học trở lên) và chủ yếu đều là các cán bộ có kinh nghiệm làm việc tại cơ sở chuyển lên, có thâm niên công tác.