2.2.3 .Phương pháp nghiên cứu tài liệu
3.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài
3.2.1. Môi trường vĩ mô
3.2.1.1. Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong nƣớc năm 2014 theo số liệu của Tổng cục thống kê ƣớc tính 5,98%. Mức tăng trƣởng năm vừa qua cao hơn mức tăng 5,25% năm 2012 và 5,42% năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế khả quan, cơ cấu ngành kinh tế cũng có bƣớc chuyển dịch tích cực theo hƣớng giảm dần giá trị nông lâm, thủy sản, tăng dần giá trị công nghiệp, dịch vụ.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô khác đều có những kết quả khả quan: lạm phát đƣợc duy trì ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng CPI có dấu hiệu giảm cuối năm, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn năm trƣớc.
Ngoài những thành quả đạt đƣợc, trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, là:
Bảng 3.2: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc qua các năm 2012 – 2014
Đơn vị tính: %
Tốc độ tăng so với năm trƣớc Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số 5,25 5,42 5,98
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,68 2,64 3,49
Công nghiệp và xây dựng 5,75 5,43 7,14
Dịch vụ 5,90 6,57 5,96
- Tình hình kinh tế biến động khó lƣờng, do quá trình toàn cầu hóa xảy ra mạnh mẽ nên nền kinh tế các nƣớc bị ràng buộc với nhau. Một quốc gia lớn gặp khó khăn sẽ gây ảnh hƣởng đến những quốc gia khác.
- Biến động về tỷ giá của đồng Việt Nam so với các đồng tiền mạnh cũng có
ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Diễn biến phức tạp của lạm phát, lãi suất và sự thay đổi trong chính sách tài
khóa, chính sách tiền tệ có thể ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, đồng thời tác động đến giá cả nguyên vật liệu và chi phí sản xuất của các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần chế biến gỗ Nam Việt nói riêng.
- Thu nhập bình quân đầu ngƣời có tăng nhƣng nhìn chung vẫn ở mức thấp so
với thế giới.
3.2.1.2. Môi trường chính trị, pháp luật
Việt Nam là một quốc gia ổn định chính trị cao, đa số ngƣời dân đều cảm nhận đƣợc sự an toàn. Sự ổn định về chính trị và hệ thống pháp luật là một điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong việc tạo lập và triển khai các chiến lƣợc dài hạn. Điều này giúp cho Việt Nam có một số lợi thế so với các nƣớc láng giềng trong khu vực, vốn phải tìm cách đối phó với những vấn đề bạo động và tội phạm thƣờng xuyên. Ngoài ra, các chính sách kinh tế thông thoáng nhằm khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng đƣợc thông qua đã tạo đƣợc môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, lành mạnh và ổn định. Trong xu thế hội nhập, Quốc hội Việt Nam đã thông qua hàng loạt đạo luật quan trọng nhằm cải thiện hơn nữa môi trƣờng kinh doanh, thu hút đầu tƣ.
Năm 2014, hệ thống thể chế chính trị đã có những chuyển biến tích cực, góp phần thực thi Hiến pháp và pháp luật triệt để. Cải cách hành chính công diễn ra lành mạnh, công khai, minh bạch, tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, đƣợc nhiều nhà đầu tƣ ủng hộ. Các thủ tục về hải quan, thu thuế, thanh tra đã đƣợc chú trọng và giảm bớt gánh nặng về thủ tục hành chính. Công tác phòng chống tham nhũng đƣợc đẩy mạnh.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc triển khai và chấp hành pháp luật, một phần nguyên nhân do các điều luật cho thật rõ ràng, hợp lý, thiếu sự nhất quán đồng bộ giữa các điều khoản, thiếu hƣớng dẫn thi hành luật; dẫn đến việc thực thi không thống nhất ở các địa phƣơng, các doanh nghiệp không nắm bắt kịp những điều luật thay đổi; gây ra không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
Chiến lƣợc trong sự phát triển của Công ty cổ phần chế biến gỗ Nam Việt là dăm gỗ. Sự phát triển của ngành dăm đã và đang tạo ra những thông tin trái chiều giữa các ngành, và điều này tạo ra những khó khăn cho các nhà quản lý trong việc xác định ƣu tiên phát triển. Chiến lƣợc phát triển Lâm nghiệp quốc gia đến năm 2020 chỉ ra rằng cần giảm dần chế biến dăm giấy xuất khẩu. Tháng 2 năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai phƣơng án quản lý sản xuất dăm gỗ giai đoạn 2015 – 2020, nhấn mạnh: rà soát, sắp xếp các cơ sở sản xuất dăm gỗ gắn với vùng nguyên liệu nhằm đổi mới nâng cao hiệu quả trong sản xuất dăm. Nhằm giảm sản lƣợng dăm gỗ sản xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiến nghị áp dụng chính sách thuế theo hƣớng tăng thuế xuất khẩu dăm gỗ. Đây là một khó khăn, trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành.
3.2.1.3. Môi trường văn hóa, xã hội
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, dân số Việt Nam hiện nay là gần 90 triệu triệu ngƣời; dự báo đến năm 2020 sẽ là 104 triệu ngƣời. Cơ cấu dân số thuận lợi với khoảng 50% dân số trong độ tuổi 25. Ngƣời lao động Việt Nam đƣợc đánh giá cao nhờ sự chăm chỉ và khả năng tiếp thu học hỏi nhanh, chính vì thế thời gian đào tạo lại của các doanh nghiệp Việt Nam ngắn hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Việc thuê mƣớn và đào tạo lao động dễ dàng cũng làm giảm bớt gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lối sống của ngƣời dân Việt Nam cũng có nhiều biến đổi tích cực. Số lƣợng cƣ dân nông thôn dịch chuyển lên thành thị ngày càng nhiều.
Phần đông dân số Việt Nam sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân.
Những yếu tố văn hóa xã hội thƣờng biến đổi chậm chạp, khó nhận ra nên các doanh nghiệp thƣờng không tiên đoán đƣợc những tác động của yếu tố này đến hoạt động của công ty để vạch ra chiến lƣợc phù hợp.
3.2.1.4. Môi trường công nghệ
Đây là yếu tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cho doanh nghiệp. Trình độ công nghệ ảnh hƣởng lớn đến giá thành và chất lƣợng sản phẩm. Ngoài trình độ công nghệ thiết bị, máy móc sản xuất thì trình độ của nguồn nhân lực, lao động kỹ thuật cũng là yếu tố quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh. Với xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển giao công nghệ giữa các nƣớc trên thế giới, Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới trong hầu hết các ngành sản xuất, chế biến, nâng cao năng suất, tăng chất lƣợng sản phẩm, giảm giá thành. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc điều hành, quản lý, quản trị sản xuất cũng giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã làm cơ cấu sản phẩm thay đổi đa dạng hơn, chất lƣợng cao hơn, kích thích nhu cầu đổi mới thiết bị.
Hiện nay với sự phát triển công nghệ ngày càng hiện đại, các doanh nghiệp đều nỗ lực đầu tƣ các máy móc thiết bị sản xuất và phƣơng tiện thông tin hiện đại để tăng khả năng tiếp cận khách hàng và nâng cao năng suất. Công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, tạo ra nhiều cơ hội đối với tất cả ngành nghề. Xu hƣớng hiện nay công nghệ sản xuất chuyển sang hƣớng tạo ra sản phẩm tốt, ít ô nhiễm môi trƣờng, mức độ tự động hóa cao. Việt Nam đang là quốc gia hao phí năng lƣợng lớn và ô nhiễm trầm trọng, các doanh nghiệp hiện nay cần thiết phải sử dụng công nghệ hiện đại để góp phần vào bảo vệ môi trƣờng và thực hiện trách nhiệm với xã hội là một điều tất yếu. Điều này đặt ra một thách thức không nhỏ đối với Công ty cổ phần chế biến gỗ Nam Việt vì đầu tƣ vào tài sản cố định là dây chuyền sản xuất cần phải có vốn lớn, yêu cầu khấu hao nhanh và sẵn sàng cải tiến công nghệ mới.
Công ty cổ phần chế biến gỗ Nam Việt xác định mục tiêu phát triển công nghệ trong thời gian tới là “khép kín – tiên tiến – qui mô lớn” làm nền tảng cho sự phát triển trong tƣơng lai. Nếu không nắm bắt kịp thời xu thế công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thì công ty sẽ bị tụt hậu và gặp khó khăn lớn để có thể tồn tại và phát triển.