1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.4.3 Văn hoá doanh nhân
Ngày nay, doanh nhân là những ngƣời có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Khái niệm doanh nhân đƣợc nhiều học giả đƣa ra dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Tác giả Trần Quốc Dân đƣa ra khái niệm: “ Doanh nhân là người khởi đầu DN, giữ quyền sở hữu và quản lý, điều hành DN. Họ là những người có khát vọng làm giàu cháy bỏng, có đầu óc sáng tạo và đổi mới, sẵn sàng đương đầu với những thách thức khi theo đuổi các cơ hội, sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro, chịu trách nhiệm về vật chất và tinh thần đối với kết quả sản xuất kinh doanh của DN.” [18, 143].
Tiếp cận trên góc độ năng lực và đạo đức, tác giả Võ Văn Biên đƣa ra khái niệm: “Doanh nhân là nhà kinh doanh có Tài, có Tâm, có khí tiết…Doanh nhân là nhà kinh doanh có tầm. Tầm nhìn là sự bao quát nhất. người có tài mà không tâm sẽ trở thành người vô đạo đức, gây tổn hại cho xã hội, ngược lại, người có đức mà không tài là người bình thường. Như vậy, người có tầm nhìn phải vừa có tài, có tâm, kể cả phải có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” [60, 26].
Nhƣ vậy, đâu đó trong các quan điểm của các học giả về doanh nhân, đã bao gồm tính chất hay là văn hóa của doanh nhân.
Trần Quốc Dân đƣa ra khái niệm văn hóa doanh nhân: “Đó là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm điều hành DN của mỗi doanh nhân, biểu hiện ở hệ thống quan
niệm và hành xử của doanh nhân đó trong đời sống thực tiễn DN và xã hội. Nói gọn lại, văn hóa doanh nhân thể hiện rõ nhất ở nhân cách của doanh nhân” [18, 142].
Doanh nhân theo những khái niệm trên đƣợc ví nhƣ ngƣời thuyền trƣởng của DN, chèo lái DN và định vị cho DN trên bản đồ thƣơng trƣờng. Dấu ấn của doanh nhân thực sự quan trọng. Để mang lại dấu ấn của riêng mình trong DN, trong xã hội, doanh nhân cần vận dụng văn hóa doanh nhân của mình. Trên thế giới đã và đang có nhiều những nhân vật doanh nhân mang dấu ấn có thể nói là lịch sử, họ có thể đã thay đổi suy nghĩ của thế giới, thay đổi phong cách sống của ngƣời tiêu dùng: Sam Walton nhà sáng lập ra tập đoàn bán lẻ Wal-Mart, một tập đoàn tiên phong trong việc thay đổi thói quen mua bán và tiêu dùng, có ảnh hƣởng đến cả thế giới. Ngày nay, ở Việt nam, thói quen mua bán hàng tiêu dùng ở chợ xanh, chợ cóc đang đƣợc thay thế dần bằng việc mua sắm tại các siêu thị, hệ thống, chuỗi siêu thị bán lẻ lớn nhƣ Big C, Coopmart…; Matsushita Konosuke chủ hãng điện khí Matsushita đã xây dựng triết lý kinh doanh và phƣơng thức kinh doanh kiểu Nhật, ông đƣợc coi là một trong mƣời hai ngƣời “lập” ra nƣớc Nhật…
Nhƣ vậy, văn hóa doanh nhân không chỉ đơn giản đƣợc tích lũy trong thời gian ngắn, mà còn là cả quá trình, vừa thể hiện, vừa học tập, vừa tích lũy của các doanh nhân. Văn hóa là vốn tổng hợp của mỗi doanh nhân, họ có đƣợc từ kiến thức sách vở, thừa hƣởng từ nền văn hóa, hay đơn giản là từ học hỏi hay kinh nghiệm của những ngƣời xung quanh, thậm chí ngay cả trong quá trình quản lý nhân viên, lãnh đạo DN, đối thủ cạnh tranh…và sự thể hiện của họ trong hành động, trong quyết định kinh doanh, trong điều hành DN chính là biểu hiện của văn hóa doanh nhân.
Để phù hợp với các quan điểm về VHKD và VHDN và cũng phù hợp với nội dung luận văn, trong phần này, tác giả sử dụng khái niệm về văn hóa doanh nhân trong tập bài giảng VHKD của trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân làm khái niệm chính thức: “Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lọc, tạo ra và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình” [33, 204].
Các yếu tố cấu thành VHKD có vai trò quan trọng nhƣ nhau. Tuy nhiên, khi đánh giá VHKD của một DN, việc đầu tiên là đánh giá văn hóa doanh nhân.
Văn hóa doanh nhân không có một cách tự nhiên mà phải trải qua một quá trình hoạt động xã hội, tích lũy từ trong quá trình đó và đúc kết một cách hợp lý và dùng lý trí của mỗi doanh nhân để xử lý và sử dụng một cách thích hợp. Văn hóa doanh nhân chịu tác động của nhiều yếu tố:
Văn hóa doanh nhân được cấu thành từ những bộ phận sau:
- Năng lực của doanh nhân: bao gồm trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo, trình độ quản lý kinh doanh.
- Tố chất của doanh nhân: tầm nhìn chiến lƣợc; độ nhạy, linh hoạt, sáng tạo; tính độc lập, sự quyết đoán và tự tin; năng lực quan hệ xã hội; có tham vọng (khao khát thành đạt hay nhu cầu cao về sự thành đạt); tâm huyết với nghề (say mê, chấp nhận mạo hiểm, nhạy bén và có đầu óc kinh doanh).
- Đạo đức của doanh nhân: đạo đức làm ngƣời, hệ thống đạo đức xác định để làm nền tảng hoạt động; nỗ lực vì sự nghiệp chung; kết quả công việc và sự đóng góp cho xã hội.
- Phong cách doanh nhân: là hệ thống các dấu hiệu đặc trƣng của doanh nhân, đƣợc quy định bởi các đặc điểm cá nhân. Những đặc điểm này là kết quả của mối tƣơng quan giữa cá tính của doanh nhân và môi trƣờng.
Văn hóa doanh nhân có sức lan tỏa và ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng làm việc của DN. Doanh nhân với vai trò là đại diện cho DN trên thƣơng trƣờng, văn hóa doanh nhân là hình ảnh đại diện cho VHDN. Văn hóa doanh nhân có tác động đến phong thái, ứng xử, cách đối xử với nhau và với môi trƣờng bên ngoài của những thành viên trong DN. Hay nói cách khác, văn hóa doanh nhân là giá trị có sự tác động, tạo nên một phần môi trƣờng của DN và là một bộ phận cấu thành nên VHDN và VHKD.