Khái quát những đặc điểm nổi bật của VHKD Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 37 - 39)

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Khái quát những đặc điểm nổi bật của VHKD Trung Quốc

Trung quốc có nền thƣơng nghiệp lâu đời, tính truyền thống kết hợp với những biểu hiện mới trong thời kỳ hội nhập đã đem lại đặc điểm VHKD của dân tộc này sự phong phú.

Đặc điểm lịch sử khiến cách tổ chức kinh doanh rất đa dạng:

- Tổ chức theo huyết thống (gia đình): khởi đầu từ vốn liếng của gia đình, dòng tộc, sử dụng ngƣời giúp việc có quan hệ huyết thống, phát triển lên thành đơn vị kinh doanh.

- Tổ chức theo tập đoàn thƣơng nhân địa phƣơng: đặc điểm một số vùng miền tạo nên các tập đoàn thƣơng gia địa phƣơng: thƣơng nhân Sơn Tây gần biên giới phía bắc phát triển thành tập đoàn lớn vùng Hoa Bắc, thƣơng nhân Huy Châu ở Giang Nam, thƣơng nhân Phúc Kiến…

- Tổ chức theo mặt hàng (hãng): khởi đầu là tổ chức kinh doanh phục vụ cho chính quyền, dần phát triển thành tổ chức độc quyền theo mặt hàng, đứng đầu là ngƣời có trách nhiệm theo dõi, giám sát kinh doanh.

- Tổ chức theo địa phƣơng và nghiệp vụ (bang): khởi đầu là các thƣơng nhân kinh doanh cùng mặt hàng, theo cùng một cách trong một địa phƣơng thì lập thành bang (hay thƣơng bang), lớn hơn là thƣơng đoàn.

- Tổ chức theo quan hệ đồng hƣơng (hội quán): các doanh nhân từ các địa phƣơng khác nhau đến thành phố lớn làm ăn sinh sống thì tìm đến nhau ở các hội quán đồng hƣơng. Hội quán là nơi trú ngụ, giúp đỡ lẫn nhau, giao dịch buôn bán, gứi hàng, bảo vệ quyền lợi…ngoài ra thƣờng có thờ tổ nghề, tiên hiền bản thổ.

- Tổ chức theo nghề nghiệp (công sở): công sở theo nghề có thể làm những việc giống hội quán nhƣ từ thiện, công ích, thống nhất với nhau về giá cả, tiền công, bảo vệ quyền lợi, chống cạnh tranh…

Những đặc điểm về cách hàng xử trong kinh doanh cũng có những đặc điểm truyền thống:

- Coi trọng đƣờng xá, chọn địa điểm kinh doanh. - Dũng cảm, quyết đoán.

- Thƣơng nhân có trí tuệ sắc bén, dự báo đƣợc thị trƣờng và có quyết định đầu tƣ phù hợp.

- Coi trọng vai trò của khách hàng, nắm bắt tâm lý khách hàng. - Coi trọng lƣu thông.

- Coi trọng uy tín, lấy số lƣợng nhiều làm lãi.

- Doanh nhân đề cao trí – dũng – nhân, sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. - Coi trọng đạo đức trong kinh doanh, kiếm tiền hợp pháp.

- Tiết kiệm để đầu tƣ, làm việc chăm chỉ, hiệu suất cao. - Dùng ngƣời phù hợp, phân công công việc chặt chẽ.

Trong điều kiện môi trường kinh doanh mới đã làm xuất hiện những xu hướng làm ảnh hưởng đến VHKD người Trung Quốc là::

- Tiêu dùng nhiều hơn.

- Mở rộng giao thƣơng, phạm vi kinh doanh. - Linh hoạt.

cùng huyết thống.

- Xuất hiện hai khuynh hƣớng: dùng mọi biện pháp để có “tích lũy nguyên thủy” và xây dựng thƣơng hiệu mang tầm quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)