Đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 64)

2.2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VHKD TRONG CÁC DN FDI TRUNG QUỐ CỞ VIỆT NAM

2.2.2 Đạo đức kinh doanh

Trung quốc vốn là quốc gia mà nền kinh tế gắn liền với đặc trƣng “thƣơng đạo” (ĐĐKD). Tinh thần của ĐĐKD của ngƣời Trung quốc bao gồm những đức tính nhƣ: Thành thực (trung thực), xông pha, sáng tạo, cần cù – chăm chỉ, tôn trọng nghề nghiệp, giữ chữ tín...tất cả những nguyên tắc và chuẩn mực đều dựa trên cái gốc căn bản là “làm DN tức là làm ngƣời” hay “làm ngƣời trƣớc, làm việc sau” [29, 25]. Chính danh tiếng về ĐĐKD của các DN Trung quốc đã đƣa nhiều thƣơng hiệu của mình giành đƣợc thị phần trên toàn cầu nhƣ: hãng thời trang thể thao Li-Ning, hãng thiết bị điện tử, công nghệ cao Lenevo, Haier, Midea, TCL, Gree, viễn thông Huawei, thời trang Giodanor…Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế tăng trƣởng nóng nhƣ hiện nay của Trung quốc, trƣớc sức ép của sự tồn tại và phát triển trong thƣơng trƣờng, cũng không ít các DN đã đánh mất ĐĐKD truyền thống để đạt đƣợc doanh

số, lợi nhuận, có một thực tế là không ít những nhãn hiệu hàng hóa của Trung quốc nhƣ sữa, đồ chơi trẻ em, thực phẩm, thiết bị điện tử…bị phát hiện có những sai sót nghiêm trọng hoặc có thể ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự an toàn và sức khỏe của ngƣời tiêu dùng. Các DN Trung quốc trong thời kỳ hội nhập đã tiếp nhận truyền thống ĐĐKD theo nhiều chiều hƣớng khác nhau. Có DN tiếp tục kế thừa và sáng tạo trong điều kiện mới cho phù hợp với dòng chảy kinh tế hối hả và hiện đại, cũng có DN vẫn loay hoay tìm phƣơng hƣớng cho mình, có DN phá bỏ những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức và chỉ có một mục tiêu duy nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Các DN FDI của Trung quốc tại Việt nam đa số là các DN nhỏ và vừa, để tồn tại và phát triển, họ cũng đã phải sáng tạo, linh hoạt và thích nghi với điều kiện mới của quá trình tồn tại và phát triển. Vì vậy, có nhiều biểu hiện mới về ĐĐKD của các DN Trung quốc hiện đại cũng đã và đang xuất hiện ở Việt nam nhƣ: thiếu tôn trọng NLĐ, chèn ép, bóc lột sức lao động quá đà, tìm mọi biện pháp giảm chi phí đầu vào, kể cả các biện pháp tiêu cực nhƣ làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng, vi phạm pháp luật về thuế, kinh doanh…Tuy những trƣờng hợp thiếu ĐĐKD nhƣ vậy chỉ là cá biệt, không phải là phổ biến nhƣng kết quả khảo sát đã thực hiện cũng giải thích đƣợc một số nguyên nhân sâu xa của thực trạng trên.

Trƣớc hết, ĐĐKD trong DN đƣợc kiến tạo và duy trì dựa trên nền tảng triết lý kinh doanh của DN. Sự kiến tạo và duy trì biểu hiện trƣớc tiên ở chính sách của công ty, động thái, suy nghĩ và hành động của những ngƣời lãnh đạo trong công ty. Vì vậy, tác giả sẽ phân tích vấn đề ĐĐKD trong các DN FDI Trung quốc ở Việt nam trên kết quả điều tra về các bậc quản lý trƣớc để tìm mối liên hệ với vấn đề ĐĐKD của NLĐ trong DN.

Thứ nhất, về việc đề cao và duy trì sự trung thực nhƣ một điều kiện nền tảng tiên quyết cho việc tạo nên ĐĐKD cho DN với 11,5% trả lời rất đúng, 61,5% trả lời đúng, 19,2% trả lời gần đúng, còn lại không có ý kiến cho câu hỏi về việc sự trung thực đƣợc coi trọng trong DN. Nhƣ vậy, các cấp quản lý đã nghiêm túc trong việc xây dựng cho DN mình một nền tảng VHKD khi có tổng tỷ lệ 92,2% rất đề cao tính trung thực trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và hành vi của mọi cá nhân

trong DN. Mặc dù trong triết lý kinh doanh của DN, sự trung thực và uy tín với khách hàng không phải là giá trị cốt lõi đƣợc lựa chọn cao nhất của các DN mà là hiệu quả kinh tế, nhƣng điều này chứng tỏ các DN muốn đạt đến hiệu quả kinh tế thì điều kiện tiên quyết là phải duy trì đƣợc tính trung thực của mọi cá nhân từ cấp bậc thấp nhất đến cấp bậc cao nhất.

Thứ hai, về sự tôn trọng con ngƣời trong DN:

Với câu hỏi về việc NLĐ Việt nam đƣợc tôn trọng, đề cao với bầu không khí làm việc cới mở, thân thiện, có tới tổng tỷ lệ 96,14% khẳng định, trong đó 7,69% cho rằng rất đúng, 46,21% trả lời đúng, 42,3% chọn gần đúng, số còn lại không có ý kiến. Kết quả này dẫn đến 1 trong 2 tình huống, có thể là các NQL thực sự đề cao và tôn trọng NLĐ trong DN hoặc đây chỉ là câu trả lời mang tính hình thức. Điều này có thực sự là bản chất của DN hay không thì cần phải phân tích và so sánh với kết quả điều tra cấp bậc nhân viên trở xuống. (Biểu đồ 3)

Sự tôn trọng NLĐ đƣợc khẳng định trong cả hai câu hỏi tiếp theo. Với câu hỏi để đánh giá về nhận thức cũng nhƣ hành động của các NQL đối với việc dành cho tổ chức công đoàn, một tổ chức đại diện cho quyền lợi của NLĐ trong mỗi DN vị trí xứng đáng, có 57,61% lựa chọn sự khẳng định rất đúng, đúng và gần đúng. Câu hỏi này cũng có sự lựa chọn phủ định với 15,38% trả lời gần sai và sai (số còn lại không có ý kiến). Tỷ lệ lựa chọn sự phủ định này có thể dẫn đến 2 phán đoán, hoặc là tổ chức công đoàn không thực sự đƣợc coi trọng trong DN, hoặc trong DN đó chƣa thực sự hình thành công đoàn.

Câu hỏi về các NQL Trung quốc có thái độ khinh miệt đối với lao động Việt nam đƣợc 50% số phiếu phủ định là sai hoặc gần sai, 30,31% không có ý kiến nhƣng cũng có đến 7,69% trả lời đúng và 12% trả lời gần đúng. Số còn lại không có ý kiến. Điều này đặt ra một vấn đề là ngay cả các cấp bậc quản lý cũng thừa nhận có sự khinh miệt NLĐ Việt nam của các NQL ngƣời Trung quốc, tuy rằng tỷ lệ này là nhỏ nhƣng lại cũng đáng lo lại khi tổng tỷ lệ khẳng định gần 20%. Nhƣ vậy, các cuộc đình công của NLĐ trong DN Trung quốc dù không phải là thƣờng xuyên nhƣng cũng đã xuất hiện trong thời gian gần đây có thể lý giải nguyên nhân không

nhỏ thuộc về các NQL ngƣời Trung quốc. (Biểu đồ 4)

Tuy nhiên, so sánh với các DN FDI đến từ các quốc gia khác nhƣ Hàn quốc, Đài Loan (so với Trung quốc đại lục) thì thái độ của ngƣời quản lý đối với lao động trên thực tế không bị cho rằng quá xấu nếu lấy hành động thóa mạ, đánh đập NLĐ là ở mức độ xấu nhất. Có 34,6% các NQLcho rằng rất đúng về việc trong DN không có hành động đánh đập, thóa mạ NLĐ, 26,9% trả lời đúng, 11,5% trả lời rằng gần đúng, 23,02% không có ý kiến, 3,8% chọn gần sai. Mặc dù sự đánh đập và thóa mạ là hành động xấu nhất và không đƣợc có trong một DN thì ngay cả các NQL cũng thừa nhận ở mức 3,8% trong số những ngƣời đƣợc hỏi. (Biểu đồ 2.5)

Thứ ba, về việc gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và trách nhiệm xã hội:

Với truyền thống thƣơng nghiệp lâu đời, các DN Trung quốc rất có kinh nghiệm trong việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, thƣơng trƣờng hiện đại với nhu cầu ngày càng nâng cao của khách hàng không chỉ là sản phẩm có công dụng, mẫu mã và giá cả tốt mà còn cả những điều kiện về tiêu chuẩn nguyên liệu cấu thành nên sản phẩm, điều kiện về môi trƣờng sinh thái trong quá trình sản xuất, sử dụng sản phẩm, điều kiện về nhân quyền đƣợc tôn trọng trong suốt quá trình từ khâu sản xuất đến khi sản phẩm tới tay ngƣời tiêu dung, tiêu chuẩn về điều kiện hậu mãi nhƣ bảo hành, đổi sản phẩm, bảo dƣỡng, tri ân khách hàng…Các DN hiện nay muốn tồn tại ngày càng phải quan tâm sâu và chi tiết đến nhu cầu của khách hàng, ngay cả đến một phần cuộc sống cá nhân của khách hàng nhƣ ngày sinh nhật, thói quen mua sắm, khả năng tài chính và hỗ trợ tài chính…Các DN FDI Trung quốc sản xuất và kinh doanh ở Việt nam với thị trƣờng không chỉ ở trong nƣớc mà còn cả các nƣớc, Á, Âu, Mỹ…cũng đã dần tìm hiểu sâu vào nhu cầu và lợi ích khách hàng nhằm DN phát triển song song với lợi ích khách hàng đạt đƣợc mức tối đa. Với 80,7% sự lựa chọn của các CBQL cho rằng DN rất chú trọng đến chính sách khách hàng và họ nhận đƣợc sự phản hồi từ phía khách hàng với những nhận xét là có uy tín, trung thực đạt 61,5%, phục vụ tốt đạt 53,8%, chuyên nghiệp đạt 42,3%, có bản sắc đạt 11,5%, có 11,5% có ý kiến khác nhƣng không nêu cụ thể ý

kiến. Câu hỏi này chỉ đƣợc lựa chọn tối đa 3 tiêu chí và tiêu chí trung thực, uy tín với khách hàng đạt tỷ lệ cao nhất, điều đó cho thấy sự đề cao tính trung thực và uy tín chính là phƣơng cách hoạt động mang lại hiệu quả và đƣợc khách hàng đánh giá cao.

Các DN Trung quốc ngày càng có định hƣớng tốt tới lợi ích khách hàng khi 53,8% CBQL đƣợc hỏi cho rằng khách hàng nhận xét DN phục vụ tốt và 42,3% cho rằng DN có tính chuyên nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng về bản sắc của DN trong thời kỳ hội nhập của Trung quốc đang là vấn đề khó không chỉ của các DN FDI ở Việt nam mà ngay cả tại bản địa hay các DN FDI Trung quốc ở các quốc gia khác. Trung quốc hiện nay đƣợc ví nhƣ một “công xƣởng của thế giới”, hàng hóa Trung quốc đa số là kế thừa và “nhái” lại các thƣơng hiệu sẵn có của thế giới, phong cách kinh doanh, quản trị, đối xử khách hàng…lại đang trên đƣờng tìm tòi và cải tiến, chƣa thể bắt kịp với phong cách kinh doanh đã tạo nên bản sắc của các thƣơng hiệu lớn trên thế giới. Thực trạng này cũng đƣợc phản ánh hợp lý khi chỉ có 11,5% sự lựa chọn của các CBQL là khách hàng nhận xét DN có bản sắc.

Tỷ lệ 42,3% các CBQL lựa chọn môi trƣờng làm việc tốt là điều gây hứng thú làm việc của DN cho thấy các DN Trung quốc đang chú trọng dần đến việc xây dựng một môi trƣờng lành mạnh trong công ty, môi trƣờng lành mạnh đó bao gồm cả những vấn đề nội bộ của công ty lẫn những mối quan hệ, tác động của công ty với ngoài xã hội. Bên cạnh đó, tỷ lệ cao của các tiêu chí đánh giá về vấn đề nhân quyền trong DN và phục vụ lợi ích khách hàng cũng là những tiêu chí tổng hợp để nhận xét rằng các DN FDI Trung quốc đã tôn trọng luật pháp, gắn hiệu quả hoạt động của DN với các trách nhiệm xã hội, mặc dù trong đó cũng tồn tại (nhƣng là số rất ít) các DN còn bàng quan với những vấn đề này.

Những phân tích về kết quả điều tra CBQL ở trên định hình một phong cách và dấu ấn ĐĐKD mà các DN FDI Trung quốc muốn tạo nên. Để đảm bảo những con số này thực sự khách quan cần phải phân tích những tiêu chí trên đứng trên góc độ những ngƣời công nhân, nhân viên, lao động có cấp bậc thấp, ít có vai trò trong các quyết định của công ty.

Sự coi trọng tính trung thực trong DN đƣợc 82,2% ý kiến khẳng định (số còn lại không có ý kiến), tỷ lệ này rất cao chứng minh việc xây dựng chính sách từ quan điểm đến làm công tác tƣ tƣởng và thực hiện tới NLĐ rất tốt, hiệu quả. Tỷ lệ cao CBQL và NLĐ khẳng định tính trung thực đƣợc đề cao trong DN là điểm tích cực của các DN Trung quốc, đây là sự khẳng định của các cá nhân trong DN về cách làm việc hiệu quả mà vẫn đề cao vấn đề ĐĐKD và cũng là điều kiện tốt để các DN xây dựng và phát triển DN theo hƣớng bền vững.

Sự tôn trọng NLĐ trong các DN FDI Trung quốc không chỉ đƣợc khẳng định bởi các NQL mà NLĐ cũng có câu trả lời khá tƣơng đồng khi đƣợc hỏi về NLĐ Việt nam có đƣợc tôn trọng, đề cao, bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện có 11,76% chọn rất đúng, 29,42% chọn đúng, 23,53% chọn gần đúng, không có ý kiến chiếm 29,41%, còn lại là lựa chọn gần sai (Biểu đồ 2.3). Tỷ lệ 100% phiếu đƣợc phát cho cấp bậc nhân viên trở xuống là ngƣời Việt nam cho thấy câu trả lời này hoàn toàn khách quan. Nhƣ vậy, sự tôn trọng con ngƣời và thiện chí tạo ra không khí làm việc dễ chịu, ôn hòa của các DN FDI Trung quốc là bản chất chứ không phải là những hành động mang tính hình thức.

Hình ảnh đại diện của công đoàn cho NLĐ Việt nam trong các DN FDI Trung quốc đƣợc 41,48% NLĐ khẳng định 20,89% không có ý kiến nhƣng có đến 35% lựa chọn sai và 2,63% lựa chọn gần sai. Nhƣ vậy, tổ chức công đoàn mặc dù đã đại diện phần nào cho quyền lợi của NLĐ nhƣng có một tỷ lệ rất lớn cho rằng tổ chức này chƣa thực sự là tổ chức vì quyền lợi của NLĐ. Các DN FDI Trung quốc mặc dù có “thiện chí” xây dựng bầu không khí tôn trọng và thân thiện đối với NLĐ nhƣng việc chƣa đặt tổ chức công đoàn vào vị trí hợp lý là cách làm còn thiếu phƣơng pháp của các DN này. (Đây là vấn đề cần phải giải quyết của các DN FDI Trung quốc bởi vì tổ chức này là trung gian giải quyết các vấn đề mâu thuẫn phát sinh giữa ngƣời sử dụng lao động và NLĐ, vai trò và vị trí của nó đƣợc xác định chính xác có thể làm giảm nhiều nguy cơ đình công, bãi công của NLĐ và đó cũng là một công cụ để các DN thực hiện tốt ý tƣởng về ĐĐKD và xây dựng bản sắc cho DN)

khinh miệt đối với lao động ngƣời Việt nam là rất đúng và 8,82% cho rằng gần đúng. Tổng hợp 2 tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ trả lời của CBQL là 4,07% (Biểu đồ 2.4). Nhƣ vậy, thái độ thiếu tích cực này có tồn tại trong các DN FDI Trung quốc mặc dù không phải là con số lớn nhƣng nó cũng biểu hiện cho tình trạng có sự thiếu tôn trọng NLĐ. Nguyên nhân có thể xuất phát từ chênh lệch trình độ, thiếu hiểu biết về văn hóa, đặc biệt là thiếu tƣơng đồng về ngôn ngữ.

Hiện tƣợng thóa mạ, đánh đập NLĐ khi có sai sót cũng đƣợc 5,88% PĐT cho nhân viên và dƣới nhân viên đánh giá rằng có. Biểu hiện ở cấp độ tồi tệ nhất này trong vấn đề nhân quyền, tôn trọng NLĐ tồn tại trong các DN FDI Trung quốc đƣợc cả NLĐ và các quản lý khẳng định là một trong những nguyên nhân cho sự tồn tại mâu thuẫn giữa hai phía trong DN.

Vấn đề gắn lợi ích của DN với lợi ích khách hàng và trách nhệm với xã hội đƣợc những NLĐ nhìn nhận và đánh giá nhƣ sau: Với 82,2% số nhân viên và dƣới nhân viên lựa chọn trong DN, tính trung thực đƣợc coi trọng là nền tảng để NLĐ tạo ra những sản phẩm chất lƣợng, tôn trọng khách hàng. Đây chính là lời khẳng định của các thành viên trong các DN về sự cam kết vì lợi ích khách hàng. Mặc dù tiêu chí uy tín, trung thực khách hàng chỉ có 26,47% NLĐ đƣợc hỏi lựa chọn là 1 trong 3 giá trị cốt lõi của DN nhƣng những tiêu chí về cách thức và phƣơng pháp làm việc trong DN chính là biểu hiện cho tính kỷ luật, chuyên nghiệp hƣớng tới khách hàng nhƣ 44,12% trả lời gần đúng và đúng về việc thƣờng xuyên đƣợc bồi dƣỡng và học tập về văn hóa tổ chức, 64,71% cho rằng hệ thống văn bản nội quy làm việc là để thể hiện tính chuyên nghiệp, 67,65% cho rằng thể hiện tính kỷ luật, 52,94% cho rằng DN có môi trƣờng làm việc tốt. Những tỷ lệ này thể hiện các DN FDI Trung quốc đã biết tạo ra phƣơng pháp làm việc tốt, hiệu quả, chuyên nghiệp, tôn trọng luật pháp, nhất là sự trung thực để hƣớng đến lợi ích cho DN, gắn lợi ích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 64)