Gợi ý đối với DN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆC XÂY DỰNG VHKD Ở VIỆT NAM

3.1 GỢI Ý CHO VIỆC XÂY DỰNG VHKD CỦA VIỆT NAM

3.1.2 Gợi ý đối với DN Việt Nam

Các DN Việt nam hiện nay đã bƣớc đầu coi trọng việc xây dựng VHKD. Nền kinh tế Việt nam đƣơng đại ghi nhận nhiều DN mang phong cách độc đáo, sáng tạo, tạo dấu ấn không chỉ trong tiềm thức ngƣời tiêu dùng Việt nam mà còn cả trên thế giới nhƣ: Công ty cà phê Trung nguyên với khẩu hiệu “Sáng tạo, hài hòa, bền vững”, hay một FPT với tầm nhìn “FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”, một Sacombank với sứ mệnh “Tối đa hóa giá trị cho khách hàng, nhà đầu tư và đội ngũ nhân viên, đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm với xã hội và cộng đồng” và tầm nhìn “Phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Dương” cùng với 5 giá trị cốt lõi: “Tiên phong; Luôn đổi mới, năng động và sáng tạo; Cam kết với mục tiêu chất lượng; Trách nhiệm với cộng đồng và xã hội; Tạo dựng sự khác biệt”…Những công ty này có ý thức xây dựng VHKD cho mình từ ngay những ngày đầu thành lập và sự thành công của họ gắn với việc duy trì và phát triển và hoàn thiện VHKD độc đáo của mình. Tuy nhiên, số lƣợng những DN Việt nam thực sự nghiêm túc chú trọng việc xây dựng VHKD còn quá ít so với tổng số DN đang hoạt động trên lãnh thổ Việt nam. Ý thức của các DN cũng đang dần nâng lên, song, hành động chƣa thể hiện ý chí quyết tâm, cũng nhƣ còn thiếu định hƣớng và chƣa hệ thống. Muốn thành công trong việc xây dựng bản sắc VHKD cho các DN cần phải:

Đầu tiên và trƣớc nhất là các DN và đặc biệt là những ngƣời đứng đầu DN cần có một ý thức nghiêm túc xây dựng VHKD cho DN mình. Hiện nay, do tâm lý làm ăn “chụp giựt”, các DN chạy theo cái lợi trƣớc mắt và thƣờng cho rằng xây dựng VHKD là việc của những “kẻ trƣởng giả học làm sang”. Nhƣng họ cần phải đƣợc

học hỏi và nhận thức rằng, chính VHKD đƣợc xây dựng trên những điều kiện và nhu cầu thực sự của công ty, đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của khách hàng mới là điều làm nên chất lƣợng của dịch vụ và sản phẩm mà công ty cung cấp ra thị trƣờng. Thực tế đã chứng minh, trên thế giới và ngay cả trong nƣớc ta, các công ty thành công và phát triển bền vững đều là những công ty có VHKD đặc trƣng, độc đáo. Việc những ngƣời đứng đầu DN có nhận thức sâu sắc và xây dựng VHKD cho DN sẽ đƣa DN vào thế chủ động, nắm đƣợc vị trí của mình, tình thế của thị trƣờng, yêu cầu của khách hàng, từ đó, DN có thể tìm đƣợc phƣơng cách và xây dựng đƣợc phong cách VHKD của riêng mình.

Nếu những ngƣời đứng đầu DN là chủ thể điều hành DN, thì những ngƣời làm công ăn lƣơng, nhân viên, công nhân…là những ngƣời cụ thể hóa ý tƣởng và định hƣớng của ngƣời điều hành. Vì vậy, để củng cố tính chủ động của DN trong việc xây dựng VHKD, NLĐ trong công ty, DN cần phải đƣợc tuyên truyền và bồi dƣỡng nhận thức về VHKD của công ty, DN mình.

Các hình thức tổ chức nhằm nâng cao ý thức về xây dựng VHKD có thể là: những buổi nói chuyện giữa NLĐ và lãnh đạo DN, mời cố vấn, chuyên gia đến nói chuyện, đƣa NLĐ đi đào tạo ngắn hạn, hợp tác, giao lƣu với những đơn vị, DN đã có bề dày kinh nghiệm xây dựng VHKD…

Vấn đề tôn trọng pháp luật là một điều kiện hết sức cần thiết. Muốn xây dựng thành công VHKD cho DN thì những ngƣời đứng đầu DN cũng nhƣ toàn bộ lao động trong DN cần phải nghiêm túc tuân thủ pháp luật. Bởi, không có VHKD đứng ngoài hay đứng trên pháp luật và việc tuân thủ, làm việc theo pháp luật chính là một mặt của VHKD. Hiện tƣợng các DN tìm cách lách luật, thậm chí, tìm cách đƣa hối lộ để vi phạm luật không còn là thiểu số. Các vấn để gây nhức nhối cho xã hội nhƣ việc vi phạm luật lao động, luật môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm…một mặt đƣợc tạo ra do sự tiếp tay của các CBQL nhƣng trƣớc hết trách nhiệm thuộc về các DN. Việc thiếu tôn trọng pháp luật, thiếu nhận thức và hiểu biết về VHKD khiến các DN ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp đã xác định sai định hƣớng cho mình, dẫn đến việc tạo ra những dây chuyền sản xuất hay dịch vụ kém chất lƣợng, và để tồn

tại, không bị mất VĐT, các DN tìm cách “đi cửa sau” là cách “nhanh” và “bớt chi phí” hơn.

Trong DN, luật lao động cần phải đƣợc hết sức tôn trọng, nhà nƣớc đã ban hành luật Lao động rất cụ thể cho cả các loại hình DN, tuy nhiên, hiện nay hiện tƣợng các DN tìm cách lách luật (về đóng bảo hiểm xã hội và y tế, về cho NLĐ kết thúc hợp đồng lao động trƣớc thời hạn…) dù về mặt hình thức không vi phạm luật nhƣng xét về mặt bản chất, các DN đang tự làm xấu hình ảnh của mình, là tấm gƣơng không tốt cho các lao động trong DN và khiến NLĐ thiếu tin tƣởng vào tinh thần, triết lý, tầm nhìn của DN, gián tiếp gây nên sự thiếu thành công trong quá trình xây dựng VHKD.

Một công cụ hỗ trợ rất tốt cho các NQL DN và là nơi để NLĐ thể hiện tiếng nói và nguyện vọng của bản thân đó chính là công đoàn. Hiện nay, trong các DN nhà nƣớc, vai trò của công đoàn tƣơng đối mạnh. Tuy nhiên, ở các hình thức DN khác nhƣ công ty liên doanh, công ty 100% VĐT nƣớc ngoài, công ty tƣ nhân…tổ chức công đoàn thực sự chƣa đóng vai trò phù hợp. Trong các hình thức này, tổ chức công đoàn gần nhƣ chỉ tồn tại mang tính hình thức và phục tùng ý chí của ngƣời chủ DN là chính. Có chăng, công đoàn chỉ xuất hiện khi có mâu thuẫn và tranh chấp xảy ra giữa NLĐ và ngƣời sử dụng lao động. Chính vì vậy, ý chí và nguyện vọng của NLĐ không đƣợc thƣờng xuyên đề đạt với công đoàn, và vì thế, vai trò cầu nối giữa giới chủ với NLĐ của công đoàn rất mờ nhạt. Muốn xây dựng thành công VHKD, tổ chức công đoàn cần phải đƣợc đặt đúng vị trí, đảm nhận đúng vai trò của mình. Điều đó đem đến sự tin tƣởng của NLĐ, ý chí và nguyện vọng của NLĐ cũng đƣợc nắm bắt kịp thời. Ngƣợc lại những chính sách, quy định mới của DN cũng đƣợc phổ biến và giải thích cụ thể hơn tới NLĐ, tạo sự đồng cảm, ủng hộ từ phía NLĐ, tránh những mâu thuẫn, xung đột không đáng có.

Các DN cũng cần chủ động liên kết với nhau, thành lập ra các hội, hiệp hội, chủ động tham gia các tổ chức, chủ động đƣa ra các giải pháp, những kinh nghiệm của bản thân DN để các DN khác đƣợc học hỏi cũng nhƣ bàn luận, rút ra những bài học thực tế.

Các DN khi đã có sự chuẩn bị về nhân lực (lãnh đạo và nhân viên, NLĐ cùng thông suốt về quá trình xây dựng VHKD) thì cần phải xây dựng một chính sách cụ thể về xây dựng VHKD của công ty. Chính sách này bao gồm những quy tắc, quy định, quy chuẩn, những yêu cầu bắt buộc bất kể cá nhân nào (từ lãnh đạo đến NLĐ) đều phải tuân theo. Những quy tắc, quy định, quy chuẩn này phải đảm bảo phù hợp với lợi ích của DN, lợi ích của NLĐ, phù hợp với luật pháp, văn hóa và thuần phong mỹ tục của bản địa, và thích nghi đƣợc với những quy chuẩn văn hóa chung của nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)