Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 86 - 90)

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2.3.2. Những bài học kinh nghiệm

Khảo sát và nghiên cứu thực trạng VHKD trong các DN FDI Trung quốc tại

Ngƣời theo chủ nghĩa bình quân

Nhiệm vụ

Hệ thống thứ bậc Con ngƣời

Mô hình lò ấp trứng: hƣớng hoàn thiện cá nhân

Mô hình tên lửa dẫn đƣờng: hƣớng nhiệm vụ

Mô hình gia đình: hƣớng cá nhân

Mô hình tháp Eiffel: hƣớng vai trò

*Đối với các NQL trong DN:

Số lƣợng quản lý ngƣời Trung quốc chiếm tỷ lệ 73,07% so với tỷ lệ 26,93% là ngƣời Việt nam là một bộ phận chủ yếu biểu hiện cho VHKD của các DN FDI Trung quốc. Họ có ƣu thế là nền văn hóa khá tƣơng đồng giữa hai dân tộc, hai quốc gia nhƣng vẫn có những mâu thuẫn và xung đột xảy ra giữa ngƣời quản lý và NLĐ.

Qua kết quả khảo sát thực tiễn đƣợc phân tích ở phần trên cho thấy rào cản lớn nhất dẫn đến những sự hiểu sai lệch trong quá trình thực hiện công việc gây ra mâu thuẫn giữa các cấp bậc quản lý và NLĐ chính là rào cản ngôn ngữ.

Trong các DN này, quyền con ngƣời đƣợc tôn trọng khá tốt so với các DN đến từ nhiều quốc gia khác, song, việc giao quyền độc lập cho nhân viên còn hạn chế. Khó khăn lớn nhất thứ hai mà các cấp bậc nhân viên và dƣới nhân viên lựa chọn khiến việc hoàn thành công việc của họ bị hạn chế đó là việc không đƣợc quyền tự quyết định. Tự quyết ở đây không phải là muốn làm gì thì làm, mà làm việc dựa trên những chỉ dẫn cụ thể, đánh giá đúng sai rõ ràng, chứ không chỉ là những định hƣớng chung chung.

Vấn đề đƣợc bồi dƣỡng kỹ năng thêm trong quá trình làm việc và sự chỉ đạo thiếu nhất quán, thiếu rõ ràng đƣợc lựa chọn là khó khăn lớn nhất thứ ba.

Sự thiếu hỗ trợ của đồng nghiệp và cấp trên là khó khăn lớn nhất cuối cùng đƣợc lựa chọn.

Những tiêu chí này cho thấy mặc dù các DN Trung quốc đã cố gắng thực hiện phƣơng pháp quản lý thân thiện, cởi mở, gần gũi với NLĐ nhƣng có những rào cản mà các NQL cần nhận thấy và khắc phục nhƣ: rào cản ngôn ngữ; giao quyền tự quyết cho nhân viên nhiều hơn; bồi dƣỡng kỹ năng cho nhân viên không chỉ trƣớc khi làm việc mà cả trong suốt quá trình làm việc; sự hỗ trợ và phối hợp trong các DN này dù khá tốt nhƣng vẫn còn chƣa đủ với nhu cầu của NLĐ.

Biểu đồ 2.9 – Những khó khăn trong công việc do yếu tố quản lý gây nên (Nguồn: Số liệu điều tra khảo sát của tác giả)

Đối với các NQL là ngƣời Việt nam, họ chính là cầu nối giữa lao động và những NQL Trung quốc do sự ngang cấp, gần gũi hơn trong quan hệ công việc, và hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa hơn các NLĐ, vì vậy, ngoài thực hiện tốt vai trò quản lý của mình, các NQL ngƣời Việt cần phát huy thêm vai trò gắn kết giữa NQL ngƣời Trung quốc và NLĐ Việt nam.

*Đối với NLĐ:

Tỷ lệ trong các câu trả lời của NLĐ cho thấy họ đánh giá khá cao phƣơng pháp quản lý, thái độ và các chính sách các DN mà họ đang làm việc, thậm chí, có những tiêu chí họ đánh giá các NQL của mình cao hơn những gì mà bản thân các NQL tự đánh giá.

Song, dƣới quan điểm của các NQL mặc dù nhân công Việt nam đƣợc họ đánh giá cao ở tính kỷ luật, tính trung thực, chăm chỉ, sáng tạo, tận tụy, chịu khó tiếp thu, học tập, nhƣng cũng tồn tại những vấn đề nhƣ: thiếu sự gắn bó lâu dài với công ty, mặc dù đã có tính chuyên nghiệp nhƣng vẫn còn chƣa thoát khỏi cách làm ăn “nông nghiệp”, nhận thức còn thấp, một số còn thờ ơ với những vấn đề lớn nhƣ cung cách quản lý, vấn đề nhân sự.

Sự thờ ơ của NLĐ trong các vấn đề quản lý thể hiện ở 30,77% ý kiến đúng và gần đúng của các NQL cho rằng NLĐ Việt nam thƣờng không quan tâm nhiều đến

23,530% 5,880% 14,710% 14,710% 29,410% 14,710% 8,820% 2,940% 5,880% 8,880% 11,770% 11,770% 5,880% 2,940% 2,940% 5,880% 2,940% 8,820% 8,820% 8,820% 0 5,880% 8,820% 0 0 8,820% ,000% 10,000% 20,000% 30,000% 40,000% 50,000% 60,000%

-Không được quyền tự quyết định

-Không có sự hỗ trợ, phối hợp của đồng nghiệp, cấp …

-Không được đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn các kỹ …

-Sự chỉ đạo không nhất quán, không rõ ràng -Không hiểu rõ sự chỉ đạo

do rào cản ngôn ngữ: -Khác: Lựa chọn 1 Lựa chọn 2 Lựa chọn 3 Lựa chọn 4 Lựa chọn 5

cách quản lý và điều hành DN. Tỷ lệ cho rằng ý kiến này là sai là 50%. Sự chênh lệch không nhiều này cho thấy NLĐ Việt nam chƣa nhận thức đƣợc vai trò của mình trong quá trình quản lý và điều hành DN. Sự hiểu biết về cách thức quản lý và điều hành DN sẽ tạo cho NLĐ thế chủ động, có thể điều chỉnh bản thân cho phù hợp hoặc có thể đóng góp ý kiến của mình trong quá trình quyết định quản lý đƣợc thực hiện, có nhƣ vậy mới phòng và tránh đƣợc những mâu thuẫn và xung đột có thể xảy ra.

*Những lưu ý chung đối với cả NQL và NLĐ:

-Sự chuyên nghiệp, hiện đại trong quản lý và hoạt động của các DN này còn thấp.

-Sự quan tâm, chăm sóc khách hàng ở mức độ chƣa sâu sắc, chƣa vƣơn tầm chất lƣợng quốc tế.

-Ngƣời quản lý chƣa dứt hẳn phong cách quản lý “gia trƣởng”, NLĐ chƣa thoát hẳn phong cách làm việc “nông nghiệp”.

Quá trình hội nhập, liên kết kinh tế và quốc tế hóa các hoạt động kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Trƣớc đòi hỏi ngày càng cao về các tiêu chuẩn sản phẩm, tiêu chuẩn quản lý…tạo ra áp lực lớn lên các DN vừa và nhỏ. Các DN FDI Trung quốc khai thác lợi thế nhân công giá rẻ và sự khá tƣơng đồng về mặt văn hóa ở Việt nam cũng không đƣợc quên điều chỉnh mình và làm mới mình để xây dựng tổ chức vừa đáp ứng các yêu cầu cao vừa có VHKD, có phong cách, tạo dấu ấn trên thƣơng trƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 86 - 90)