Những tƣơng đồng và khác biệt trong PTKT giữa Việt Nam và Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 45 - 50)

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.5 Những tƣơng đồng và khác biệt trong PTKT giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung Quốc

Về quy mô dân số đến giữa năm 2009 của Trung quốc là 1331,4 triệu dân (không kể Hongkong), của Việt nam là 87,3 triệu dân [76]

Diện tích lãnh thổ Trung quốc 9.598.000 km2, Việt nam 331.000 km2

Quy mô kinh tế (gross national income) của Trung quốc năm 2008 là 3888,1 tỷ USD, đứng thứ 3 trong nền kinh tế thế giới, Việt nam là 76,8 tỷ USD, đứng thứ 61, thu nhập BQ đầu ngƣời của Trung quốc năm 2008 là 2940USD, đứng thứ 127, của Việt nam là 890, đứng thứ 173 [88]

Định hướng PTKT:

Nếu nhƣ ở Việt nam, có thể cho rằng cột mốc thay đổi cục diện kinh tế là đại hội Đảng năm 1986 với tƣ tƣởng đổi mới, mở cửa giao thƣơng với bên ngoài thì Trung quốc đã bắt đầu mở cửa nền kinh tế từ năm 1978, và từ đó đến 2008, Trung quốc luôn đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng BQ ấn tƣợng với con số 9%, là điều mà không quốc gia nào có đƣợc. Mục tiêu của Trung quốc đến 2010 là: “cơ bản thực

hiện công nghiệp hóa, cơ bản hình thành thể chế KTTT xã hội chủ nghĩa, hội nhập đầy đủ với nền kinh tế quốc tế, thu nhập BQ tính theo đầu ngƣời đạt mức BQ của các nƣớc thu nhập trung bình thấp, đời sống nhân dân ở mức trung bình khá, sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc tăng lên vị trí thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Nhật Bản, EU.” [49 ,90].

Mục tiêu cơ bản của Việt Nam về PTKT là: Đƣa nƣớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. Nguồn lực con ngƣời, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng; thể chế KTTT định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc hình thành về cơ bản; vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao.

Dƣới đây là bảng so sánh một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản để thấy rõ nét sự cách biệt về PTKT giữa Việt nam và Trung quốc.

Bảng 1.3 Một số tiêu chí kinh tế cơ bản của hai quốc gia

Chỉ tiêu Việt nam Trung quốc 1.Tổng thu nhập quốc dân (tỷ USD, 2008) 76,8 3888,1

2.Thu nhập bình quân đầu ngƣời (USD, 2008) 890 2940

3.Tốc độ tăng GDP BQ (%)

2007 8,5 13,0

2008 6,2 9,6

2009 5,3 8,7

4.tốc độ tăng thu nhập BQ đầu ngƣời (%)

2007 7,1 12,3 2008 5,0 8,9 2009 3,5 8,0 5.Tỷ lệ thất nghiệp (%) 2007 4,6 4,0 2008 4,7 4,2 2009 2,9 4,3

6.Tổng đầu tƣ nội địa (tính theo tỷ lệ % GĐP)

2007 43,1 41,7

2008 41,1 42,5

2009 N/A 45,8

7.Tỷ lệ lạm phát (%)

2009 6,9 -0,7

8.Thay đổi trong cung tiền (% năm)

2007 46,1 16,7

2008 20,3 17,8

2009 29,0 27,2

9.Cán cân thƣơng mại (triệu USD)

2007 -10.438 315.381

2008 -12.782 360.682

2009 -8.306 249.300

10.Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (triệu USD)

2007 6.500 83.521

2008 9.279 108.312

2009 6900 94.065

11.Nợ nƣớc ngoài (triệu USD)

2007 23.086 373.773

2008 25.205 378.245

2009 N/A 470.000

12.Tỷ giá so với đồng USD (BQ năm)

2007 16.105,0 7,6

2008 16.302,0 6,9

2009 17.066,0 6,8

13.Tổng dự trữ quốc tế (triệu USD)

2007 21.000 1.540.000

2008 23.000 1.980.000

2009 15.000 2.430.000

Nguồn: Chỉ tiêu 1,2 - 2010 Worl development indicators – World bank [88]

Chỉ tiêu 3-13: Asian development outlook 2010 – ADB [67]

Bảng so sánh các chỉ số trên cho thấy nền kinh tế Trung quốc lớn gấp nhiều lần so với Việt Nam, hơn nữa, về tốc độ phát triển, nền kinh tế Trung quốc bƣớc khá nhanh, khá dài. Điều này là tiền đề tốt hơn cho sự phát triển VHKD của Trung quốc so với của Việt nam.

So với nền kinh tế Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam mở cửa sau khá lâu, hơn nữa, xuất phát điểm Trung quốc là một nền kinh tế có truyền thống trọng thƣơng từ lâu đời khiến nền kinh tế Việt nam không những lạc hậu hơn mà còn trực tiếp là nguyên nhân khiến các DN Việt nam lạc hậu so với Trung quốc về mọi mặt, trong đó có vấn đề về ý thức và chiến lƣợc xây dựng VHKD cho các DN. Có thể phân tích một số mặt để thấy đƣợc sự đi trƣớc khá xa của Trung quốc trong một số vấn

đề chủ yếu có ảnh hƣởng đến việc hình thành tập quán, VHKD của các DN:

- Về các vấn đề CSKT tác động đến việc phát triển DN cũng như VHKD:

Có chung một định hƣớng phát triển là hƣớng đến xã hội chủ nghĩa nhƣng Trung quốc đã có điều kiện phát triển trƣớc Việt nam do sự mở cửa nền kinh tế sớm hơn so với Việt nam.

Việc mở cửa sớm hơn của Trung quốc vào 1978 đã bỏ xa Việt Nam cho đến 1986 mới quyết định mở cửa, điều này khiến tƣ duy làm ăn kinh tế theo kiểu “quan liêu, bao cấp” ăn sâu hơn vào tƣ duy của ngƣời Việt nam, doanh nhân Việt nam cho tới tận ngày nay. Do đó, tƣ duy sản xuất – kinh doanh (SX – KD) theo KTTT và việc hình thành VHKD của Việt nam chậm hơn so với Trung quốc. Vì vậy, có thể nói, mặc dù Trung quốc chƣa phải là một quốc gia thuộc vào hàng ngũ các nƣớc phát triển nhƣng VHKD của các DN Trung quốc là tiên tiến hơn và phát triển hơn VHKD của các DN Việt nam.

Trung quốc đã áp dụng các chính sách tƣơng đối linh hoạt để phát triển hoạt động thƣơng mại bao gồm cả đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ chính sách tỷ giá, tiền tệ… Cụ thể nhƣ chính sách tỷ giá: Từ 1990 đến 1998, Trung quốc áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát, từ 1998 đến tháng 6 năm 2005, áp dụng chính sách neo tỷ giá, từ tháng 7 năm 2005 đến nay áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát có tƣơng quan với rổ tiền tệ. Tại Việt nam, từ 1992 đến 1994, tỷ giá hình thành dựa trên cơ sở đấu thầu tại trung tâm giao dịch quốc tế. Từ 1995 đến trƣớc tháng 2 năm 1999 cơ chế điều hành tỷ giá VND theo cách ấn định tỷ giá chính thức với biên độ dao động, từ tháng 2 năm 1999 là „thông báo” tỷ giá giao dịch BQ trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, Ngân hàng nhà nƣớc quy định biên độ giao dịch đối với các ngân hàng thƣơng mại theo yêu cầu của nền kinh tế hay chính là cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết. Nhƣ vậy, với lợi thế là một nền kinh tế tƣơng đối lớn, Trung quốc thƣờng áp dụng những chính sách có lợi cho các DN nhất là trong lĩnh vực xuất khẩu hoặc đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Với tƣ duy có truyền thống tôn trọng thƣơng nghiệp của ngƣời Trung quốc khác với ở Việt nam khi kinh doanh không đƣợc coi là một nghề nghiệp cho tới sau

khi đổi mới, do đó, việc phát triển nghề kinh doanh ở Việt nam nhiều hạn chế và còn ở mức rất sơ khởi so với đội ngũ doanh nhân Trung quốc. Tƣ duy kinh doanh của ngƣời Việt nam xuất phát từ kiểu tƣ duy “sau lũy tre làng”, từ nền KTTT chƣa phát triển thuần thục nên còn “chụp giựt”, “manh mún”, “tự phát”. Trong khi đó, truyền thống thƣơng nghiệp lâu đời của Trung quốc khiến “nghề kinh doanh” là một ngành nghề độc lập, phát triển tốt tƣ duy theo kiểu “buôn có bạn, bán có phƣờng”, lấy “uy tín” là tôn chỉ, mục đích kinh doanh, mang tính thị trƣờng rất cao.

- Trong khi cả Trung quốc và Việt nam đều hƣớng tới con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt nam lựa chọn phát triển công nghiệp theo kiểu bƣớc đầu hình thành các DN có VĐT nƣớc ngoài, nhập khẩu công nghiệp, tiến tới học tập công nghệ và nội địa hóa dần sản phẩm thì Trung quốc phát triển theo kiểu “bắt chƣớc” và “đuổi kịp”. Nhìn vào bức tranh công nghiệp có thể thấy, gần nhƣ không có sản phẩm nào trên thế giới mà Trung quốc không thể làm đƣợc. Tuy nhiên, về giá cả sản phẩm và chất lƣợng cũng tƣơng đồng với giá cả của nó, có thể có những sản phẩm giá rất rẻ so với sản phẩm “chính gốc” nhƣng chất lƣợng chỉ đo bằng một vài lần sử dụng. Cũng có những sản phẩm chất lƣợng không thua gì sản phẩm “chính gốc” nhƣng giá cả mặc dù không rẻ nhƣng có thể ngƣời tiêu dùng “chấp nhận đƣợc” và rẻ hơn nhiều so với sản phẩm gốc. Chính cách phát triển công nghiệp nhƣ vậy khiến các DN Trung quốc cũng chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng tƣơng đối lớn và tích lũy đƣợc vốn để phát triển những công nghệ tiên tiến hơn. Việc phát triển công nghiệp kiểu này cũng dẫn đến những vấn đề mới trong tƣ duy, VHKD của ngƣời Trung quốc, khiến không ít những DN Trung quốc lợi dụng kẽ hở luật pháp của nƣớc sở tại hoặc tƣ duy kinh doanh thị trƣờng chƣa săc bén của các doanh nhân nƣớc sở tại để thực hiện những “phi vụ” làm ăn gây tổn thất cho các “nƣớc đến”

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VHKD CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP FDI TRUNG QUỐC Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa kinh doanh trong các doanh nghiệp FDI của trung quốc tại việt nam (Trang 45 - 50)